Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Nỗi niềm của những người công tác tại Trung tâm bảo trợ xã hội

Pháp luật hình sự
12/02/2016 10:43
Quỳnh Châu
aa
Có lẽ ít ai hình dung được công việc hàng ngày của cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH). PV Phapluatplus đã ghi nhận tại Trung tâm bảo trợ xã hội số II Thanh Hóa để phần nào độc giả hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của những cán bộ nơi đây.


Dọn sạch trước mặt, bừa bộn theo sau

Trung tâm bảo trợ xã hội số II đóng trên địa bàn xã Quảng Thọ (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) được thành lập từ năm 1990.

Tiền thân nơi đây là Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, đến năm 2006 đổi tên thành Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 Thanh Hóa.
Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 Thanh Hóa.

Hiện Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng cho hơn 160 đối tượng (gồm người già không nơi nương tựa; đối tượng khuyết tật và trẻ mồ côi, khuyết tật).

Bà Đỗ Thị Tính, Phó giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) số 2 chia sẻ, cả trung tâm có 52 cán bộ, trong đó có 29 cán bộ biên chế và có quỹ lương còn lại là hợp đồng của trung tâm.

160 đối tượng hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng có đủ thành phần từ người già neo đơn đến trẻ em khyết tật nên việc chăm sóc của các cán bộ trung tâm là vô cùng khó khăn.

Khi chúng tôi xuống cũng đã 8h sáng. Bà Tính chia sẻ, nếu đến sớm hơn chắc chắn một người bình thường sẽ không dám bước chân vào.

Vì, các đối tượng ở đây đa phần là người già, bệnh tật, tâm thần… do không làm chủ được bản thân nên cứ sau một đêm là họ biến phòng ngủ trở nên cực kỳ bẩn thỉu…

Mùi hôi thối không ngừng bốc lên làm choáng váng đầu óc. Và, công việc của những cán bộ nơi đây là dọn dẹp các phòng này vào mỗi ngày, “đều như vắt chanh”.

Chị Hoàng Thị Quyên, một cán bộ của trung tâm chia sẻ, chị đã làm công việc này được hơn 10 năm nay với mức lương khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Công việc hàng ngày của chị dường như không có thời gian nghỉ.

Sáng dạy, chị sẽ dọn dẹp vệ sinh cho các đối tượng này. Sau đó giặt chăn, màn. Tiếp đến là giúp những người khuyết tật phục hồi chức năng; khám chữa bệnh và cho trẻ ăn cơm. Lấy cơm, bón cơm cho người già, người khuyết tật không có khả năng đi lại.

Chị Quyên tâm sự, thời gian đầu vào trung tâm làm việc, suốt ngày chị bị nôn mửa, mất ăn mất ngủ vì chưa quen.

Bây giờ đã quen rồi, chị coi đó như là công việc thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày của mình. Buổi sáng là thời gian vất vả nhất trong ngày.

Những người ở trung tâm thường không làm chủ được bản thân nên rất vất vả cho cán bộ nhân viên.
Những người ở trung tâm thường không làm chủ được bản thân nên rất vất vả cho cán bộ nhân viên.

Những người không kiểm soát được bản thân nên phóng uế ra khắp phòng, từ trên giường ra đến cửa. Những cán bộ như chị phải chịu trách nhiệm dọn dẹp, rửa phòng sạch sẽ.

Có nhiều hôm, khi chị đã dọn phòng sạch phía trước thì phía sau lại bị bôi bẩn bởi những người già, tâm thần...

“Ngày nào cũng hai lần làm công việc này, chúng tôi không có thời gian nghỉ. Chỉ những người biết thông cảm và yêu thương những hoàn cảnh con người ở đây mới có thể bám trụ được. Nếu làm vì đồng lương thì những người như bọn tôi đã nghỉ hết việc từ lâu rồi”, chị Quyên chia sẻ.

Ở trung tâm này còn tới 21 người như chị, trong đó khoảng 10 người chưa lập gia đình. Những người như chị Quyên, anh Bôi... đến với trung tâm này là do thời buổi xin việc khó khăn, họ không còn quyền lựa chọn nào khác.

Làm rồi thành quen, cái nghề nó ngấm vào người từ khi nào không biết. Chị Quyên tâm sự, nhiều lần bố mẹ chồng khuyên nghỉ việc đi làm công nhân một tháng cũng kiếm được 4-5 triệu đồng.

Trong khi mức lương ở TTBTXH chỉ 1,5 triệu/tháng, chị không đủ mua sữa cho con. Đó là chưa nói đến phải chi tiêu vào những việc khác như việc đám xá hay mua sắm trong gia đình.

Những cán bộ nơi đây hàng ngày vẫn âm thầm đem tình thương bù đắp cho những phần đời bất hạnh.
Những cán bộ nơi đây hàng ngày vẫn âm thầm đem tình thương bù đắp cho những phần đời bất hạnh.

Anh Lê Văn Bôi, là nhân viên hợp đồng đã làm ở Trung tâm này ngót nghét gần chục năm nhưng chưa một lần anh dám ăn cơm tại trung tâm. Mỗi buổi trưa, anh lại lóc cóc đạp xe cả chục cây số về nhà ăn cơm.

Theo như phép tính đơn giản của anh Bôi, nếu ăn ở trung tâm một ngày buổi phải đóng 20.000đ/xuất ăn. Như vậy, tính triêng tiền ăn đã “mất” là 500-600 nghìn/tháng, chiếm 1/3 suất lương.

“Không thể uống nước lã mà đi làm được”

Nói về cán bộ của mình, bà Tính cho biết: “Nếu không làm bằng cái tâm thì chẳng cán bộ nào trụ được ở đây đâu. Có những hôm cán bộ nhân viên dọn sạch phía trước thì phía sau các đối tượng đã tiểu tiện be bét ra nền nhà, chính vì vậy mà phòng ở lúc nào cũng ẩm ướt, bốc mùi nồng nặc”

“Làm việc ở TTBTXH ai nhìn vào cũng nghĩ đó là một công việc “ngon”, công việc nhà nước, kiếm ra tiền… thực tế với những cán bộ ở đây thì đó là “hữu danh vô thực”. Nghèo đến nỗi mà Phó giám đốc Trung tâm phải nhường cả máy tính của mình để cho nhân viên làm việc”, bà Tính cho biết thêm.

Trước đây mỗi một đối tượng chỉ được 450.000đ/tháng, như vậy đồng nghĩa với việc chỉ có 5.000đ/người/ngày ăn (ba gồm cả tiền chất đốt, mắm muối).

Những bữa ăn trong ngày sẽ được chia ra, buổi sáng 2.000-3.000đ; buổi trưa, chiều 5.000đ/người/suất ăn.

Cuối năm 2014 (dịp tết), khi Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến (nay là Bí thư tỉnh ủy) đến thăm Trung tâm thấy cuộc sống của các đối tượng quá khó khăn, ăn uống kham khổ nên đã tăng mức ăn cho đối tượng 900.000đ/người/tháng, tương đương với 30.000đ/ngày ăn (bắt đầu từ tháng 1/2015).

Nhìn thấy công việc của các cán bộ nơi đây vô cùng vất vả, từ việc chăm sóc người bệnh đến cảnh suốt ngày phải tiếp xúc với đủ thứ mùi hồi thối với mức lương vô cùng khiêm tốn: 1,5 triệu/tháng.

Ông Chiến phải thốt lên rằng: “Không thể uống nước lã mà đi làm được”. Ngay sau đó, ông đã ra quyết định tăng lương cho các cán bộ hợp đồng ở Trung tâm lên 2,58 (gần 3 triệu/tháng) bắt đầu từ tháng 1/2016.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Đỗ Thị Tính, Phó giám đốc TTBTXH số II cho biết, thực tế cuộc sống của cán bộ và đối tượng là vậy.

Trung tâm không có nguồn thu, mọi hoạt động cho từng con người, thậm chí ma chay, hiếu hỷ… cũng phải nhờ vào trợ cấp ngân sách của tỉnh.

“Đơn cử như hôm ngày 29/10 khi cán bộ đến làm việc thì phát hiện có một thai nhi đang còn nguyên cuống rốn bỏ ở cổng trung tâm, thấy vậy trung tâm phải đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng. Những đối tượng như thế này phải chờ đến 3 tháng sau mới làm được thủ tục hỗ trợ từ Sở LĐTBXH, như vậy trong ba tháng đó trung tâm phải tự cân đối, bù trừ ngân sách để nuôi dưỡng cháu”, bà Tính cho biết.

Chị Quyên hàng ngày phải làm cả chục công việc không có thời gian nghỉ.
Chị Quyên hàng ngày phải làm cả chục công việc không có thời gian nghỉ.

Sống cô đơn, chết không người đưa tiễn

Một ngày ở Trung tâm bảo trợ xã hội có muôn vàn câu chuyện cảm động, đáng thương. Từ việc ăn ở, đi lại cho đến những câu chuyện chăm sóc đối tượng… Và, câu chuyện ma chay ở nơi đây khiến không ít người rơi nước mắt khi chứng kiến.

Bà Tính cho biết, theo quy định mỗi một người chết ở Trung tâm sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng từ tiền hòm ván, đào huyệt, vòng hoa, áo quan… cho đến lúc sang mộ. Với số tiền ít ỏi đó không thể đủ chi phí cho một đám ma, vậy nhưng ở Trung tâm này vẫn phải “xoay sở” cho đủ như thế.

Bà Tính buồn rầu kể về quy trình của một đám tang ở nơi đây. Khi một đối tượng “nhắm mắt xuôi tay”, ngày đó là buổi trực của cán bộ nào thì người đó, khoa đó phải xuống tắm rửa, thay quần áo quan, đi tất tay, tất chân… và đi mua vòng hoa, hương vàng về khâm liệm cho người mất.

Thông thường, nếu người già chết, theo phong tục sẽ khâm liệm và hương khói qua đêm tại trung tâm và ngày mai mới mang đi chôn. Nhưng đối với trẻ con, chết khi nào thì đi chôn khi đó.

Có lẽ đám ma mà bà Tính nhớ nhất cách đây chừng 2 tháng. Ông Hồ Văn Xuân (quê huyện Quan Hóa) mất ở tuổi 80, mà không có người thân nên mọi chi phí, lo toan trung tâm phải tự lo liệu.

Ông Xuân mất vào ngày chủ nhật, các cán bộ trung tâm hầu hết đã về nhà, chỉ còn lại một số người trực theo phân công.

Hôm đó bà Tính cũng được phân công trực lãnh đạo. Vậy là cả đêm hôm đó bà phải đứng ra lo khâm niệm cho cụ. Các cán bộ thay nhau thắp hương cho tới sáng.

Sáng hôm sau, cả trung tâm đưa cụ đi chôn cất chỉ vỏn vẹn chưa được chục người. Thấy thương tâm cho cụ sống đã cô đơn không nơi nương tựa, chết không có người đưa tang nên bà Tính phải xin ý kiến chỉ đạo gấp của Giám đốc trung tâm, huy động thêm cán bộ đến đưa tang cụ. Vậy là đám tang đông hơn, được hơn 10 người.

Đám tang không có một tiếng khóc tiễn biệt, tiếng trống, kèn yếu ớt của các thành viên trong trung tâm tự đánh cứ hút dần vào nghĩa địa.

Chỉ như thế thôi. Chỉ thế đã qua một kiếp làm người. Bà Tính rơm rớm nước mắt khi nhắc lại câu chuyện. Đây chỉ là một trong số vô vàn những số phận hẩm hiu như ông Xuân. Mỗi một người ra đi là những người trong trung tâm lại nặng trĩu cõi lòng.

bài liên quan
Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Trước đó, ngày 15/02, Đội CSĐTTP về Ma túy Công an huyện Hậu Lộc tiến hành kiểm tra quán Karaoke Galaxy đã phát hiện, bắt quả tang đối với nhóm đối tượng
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Tỉnh Thanh Hoá công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023

Tỉnh Thanh Hoá công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 872/QĐ -UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hàng chục công trình trên đất nông lâm nghiệp “chần chừ” tháo dỡ

Hàng chục công trình trên đất nông lâm nghiệp “chần chừ” tháo dỡ

Tại huyện Bắc Yên (Sơn La) có tổng số 22 chủ công trình với 47 hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt trái phép. Nhưng đến nay vẫn chưa được tháo dỡ.
Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Khi bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì người con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Tin bài khác
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo sau vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Việt Trì

Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Việt Trì

Theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đối tượng Đinh Quang Minh (36 tuổi) xông vào tiệm vàng M.H ở phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, dùng dùi cui điện uy hiếp, đe dọa mọi người bên trong cửa hàng để cướp tài sản.
Công an Phú Thọ phá chuyên án trộm cắp dây cáp ngầm với quy mô đặc biệt lớn

Công an Phú Thọ phá chuyên án trộm cắp dây cáp ngầm với quy mô đặc biệt lớn

Hơn 9.000m dây cáp điện tại dự án lưới điện trung hạ thế TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã bị các đối tượng trộm cắp. Giá trị ước tính gần 20 tỷ đồng.
Lai Châu: Mang dao lên "hỏi" chủ tịch huyện, một đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam

Lai Châu: Mang dao lên "hỏi" chủ tịch huyện, một đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam

Ngày 20/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam đối với Tẩn A Dao, SN 1987, trú tại xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ về tội Gây rối trật tự công cộng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.