Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Ngăn chặn bạo lực học đường: Chỉ nói thôi chưa đủ!

Xét xử
23/04/2021 09:00
Nguyễn Mỹ
aa
Chỉ trong chưa đầy 20 ngày đã xảy ra hai vụ tử vong do bạo lực học đường. Một lần nữa, hồi chuông khẩn thiết lại gióng lên về vấn nạn bạo lực học đường...


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Liên tiếp các vụ xô xát gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra thời gian qua xuất phát từ mâu thuẫn của các nhóm học sinh.

Chiều 18/4, hai nhóm gồm 13 nam sinh thuộc các trường THCS trên địa bàn thành phố Nam Định đi đá bóng tại sân bóng cỏ nhân tạo Cô Tô Canh trên đường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định. Do phạm lỗi trong khi đá bóng nên hai nhóm xảy ra cãi vã, ẩu đả tại khu vực lán để xe của sân bóng. Sau đó, Ng.G.H. đã dùng dao bấm đâm vào vùng ngực phải một học sinh lớp 9 Trường Hoàng Văn Thụ gây tử vong, đồng thời đâm vào tay phải một học sinh lớp 8 Trường này gây thương tích.

Trường hợp khác, sáng 1/4, tại địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội), một học sinh lớp 8 Trường THCS Hồng Hà bị một học sinh lớp 9 cùng trường dùng dao đâm tử vong.

Trước đó, tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ hai học sinh mâu thuẫn dùng dao nhọn đâm bạn cùng trường. Giữa tháng 3/2021, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài 5 phút ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị bạn đánh ngay trong lớp học. Sự việc được xác nhận xảy ra tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP HCM. Còn tại Hà Nội, xuất phát do mâu thuẫn liên quan tin nhắn trên mạng xã hội, một nữ sinh Trường THCS Sen Phương (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị đánh “hội đồng” và tung lên mạng xã hội. Trường hợp một nữ sinh THCS bị nhóm học sinh khác đánh “hội đồng” cũng diễn ra tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng ngay đầu tháng 3…

Gia đình, thầy cô phải là điểm tựa

Lý giải nguyên nhân vấn nạn học đường, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam nhận định, ở tuổi dậy thì, các em muốn nổi trội, muốn được người khác quan tâm, càng nhiều người biết càng thích, không cần việc đó tốt hay dở, mà chỉ muốn khẳng định mình. Một điểm nữa phải nói đến là cuộc sống xã hội hiện tại rất sôi động, ngày càng hối hả lôi cuốn các con người lao vào các sự kiện khác nhau. Người lớn còn suy nghĩ, hành động có cân nhắc, nhưng lớp tuổi trẻ thì không như thế. Nhiều học sinh trái ý mình là có thể nổi khùng, ẩu đả nhau luôn, dẫu chỉ là chuyện rất nhỏ.

Đau lòng hơn, những người đã gây ra bạo lực học đường và cả những người chứng kiến bạo lực nhưng thay vì ngăn cản hành vi xấu lại thờ ơ, vô cảm, dùng điện thoại quay clip tung lên mạng để “câu like”, đều là những người bạn với nạn nhân.

“Với tuổi thiếu niên (11-15 tuổi) là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm, sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý, nhân cách. Chỉ cần một tác động xấu từ gia đình, nhà trường, xã hội có thể gây ảnh hưởng suy nghĩ, lối sống của học sinh, hình thành nhân cách không đúng dẫn đến những vụ bạo lực học đường hay hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, trước hết chính bố mẹ, thầy cô phải là những người bạn đồng hành, tấm gương sáng và định hướng những giá trị tốt đẹp để các em noi theo. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các học sinh để có thể nắm bắt tình hình cũng như tâm, sinh lý của các em, từ đó áp dụng biện pháp phù hợp”, theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hợp tác và Đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những biện pháp giáo dục về văn hoá ứng xử trong nhà trường có thể chưa thực sự phát huy hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số. Trẻ cần được giáo dục về giá trị sống, kỹ năng sống tích cực như yêu thương, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, tìm kiếm giải pháp khi gặp mâu thuẫn, có lẽ đây cũng là bước đầu tiên để giải quyết vấn nạn hậu quả học đường. Theo đó, để hỗ trợ được tốt nhất cho học sinh, các bên liên quan phải cùng vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với nhau, gồm lãnh đạo nhà trường, gia đình, thầy cô giáo và chuyên viên tâm lý học đường.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng nhận định, hiện nay chương trình giáo dục còn nặng nề về kiến thức mà chưa thực sự chú trọng những kỹ năng và giá trị sống, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều học sinh chưa trang bị được đủ các giá trị giáo dục sống như giá trị yêu thương, giá trị tôn trọng, giá trị khoan dung. Học sinh không được giáo dục một cách đầy đủ về những việc này thì khi tiếp nhận những cái xấu các em dễ làm theo, dễ bị lôi kéo, thậm chí kích động dẫn tới những hành vi bột phát.

Và điều quan trọng, gia đình, thầy cô luôn là nơi chốn, là điểm tựa để các em nhận ra sai lầm sau mỗi vấp ngã, để đứng lên. Bởi những tổn thương và những ngã rẽ có thể thay đổi cuộc đời một con người theo các chiều hướng khác nhau, từ chính những năm tháng “nổi loạn” này…

bài liên quan
Tăng cường phối hợp phòng chống bạo lực học đường

Tăng cường phối hợp phòng chống bạo lực học đường

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong HS, SV.
Học sinh ném dép vào cô giáo: "Rất nghiêm trọng, không chấp nhận được"

Học sinh ném dép vào cô giáo: "Rất nghiêm trọng, không chấp nhận được"

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐTHoàng Minh Sơn tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.
Tiêu điểm: Bắt nạt học đường

Tiêu điểm: Bắt nạt học đường

Bị bạn bắt nạt, bạn dọa đánh hoặc dọa không chơi cùng, gây cô lập trong lớp… Những việc tưởng chừng chỉ là chuyện trẻ con nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề đối với trẻ.
Bản tin Pháp luật Plus: Bạo lực hủy hoại tinh thần, thể chất học sinh và nỗi đau ngành giáo dục

Bản tin Pháp luật Plus: Bạo lực hủy hoại tinh thần, thể chất học sinh và nỗi đau ngành giáo dục

Ngoài những thông tin nổi bật về pháp luật, bản tin pháp luật tuần này bàn luận về bạo lực trong nhà trường, trách nhiệm của thầy, trò và phụ huynh.
Cha mẹ cần làm gì để chống bạo lực học đường?

Cha mẹ cần làm gì để chống bạo lực học đường?

Trong hầu hết các vụ bạo lực học đường đình đám đã xảy ra, phụ huynh chỉ biết đến khi sự việc bị vỡ lở. Dường như thanh thiếu niên hiện nay đang thiếu và yếu vô cùng những kĩ năng ứng phó, đáp trả trước các hành động bạo lực xảy ra với bản thân.
Bạo lực học đường: Cái giá của sự vô cảm?

Bạo lực học đường: Cái giá của sự vô cảm?

Thời gian qua, liên tiếp những vụ bạo lực học đường xảy ra ngay trong trường học giữa sự thờ ơ của nhiều học sinh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của PVcomBank không chỉ mang đến những trải nghiệm hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng.
Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Theo đó, các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin, cùng với đó là các tài liệu liên qua đến phát hành trái phiếu.
Tin bài khác
Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ đạo.
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Để chuẩn bị cho phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh diễn ra vào ngày 19/3, lực lượng chức năng đã chuẩn bị nhà bạt với sức chứa hơn 400 người.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.