Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nặng gánh mưu sinh khi con nước không về

Nhà nước và Pháp luật
31/08/2019 14:10
Bùi Giang
aa
Vào khoảng tháng 7 âm lịch mọi năm, con nước đã tràn về phủ trắng các cánh đồng ở vùng Đồng Tháp Mười. Thế nhưng năm nay, dù đã bước sang tháng 8 âm lịch vẫn chưa có tín hiệu cho thấy nước sẽ về.


Tin nên đọc

Thực tế đó đồng nghĩa với gánh nặng mưu sinh đang đè trên đôi vai của hàng nghìn con người vùng lũ Đồng Tháp Mười.

0

Quăng lưới bắt cá tại kênh Tứ Thường 2, đoạn chảy qua ấp 2, xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh Hưng (Long An) vốn là vùng thấp trũng nhất ở khu vực Đồng Tháp Mười. Những năm trước đây, khi con nước tràn về thì hầu như tất cả đều ngập, từ đồng ruộng, nhà cửa, trường học… Hàng trăm hộ dân ở đây cũng bám theo con nước mưu sinh, người giăng lưới thả câu, người đặt dớn, đặt lợp… Mỗi ngày bám theo con nước có khi kiếm được cả triệu đồng, mỗi mùa nước nổi thu nhập cũng đủ cho những nhu cầu thiết yếu của một gia đình miền quê nghèo.

Thời điểm này năm trước, 3 cha con anh Trần Văn Nghĩa (xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An) đặt hơn một nghìn cái lợp, mỗi người thu về cả triệu đồng mỗi ngày. Còn năm nay con nước chưa về, phần lớn số lợp của gia đình anh vẫn đang được xếp gọn ở một góc nhà. Hai người con trai của anh phải đi kiếm việc làm khác ở xa, người thì làm công nhân, người đi phụ hồ ở tận Vũng Tàu. Chỉ mình anh Nghĩa đặt hơn trăm cái lợp kiếm sống qua ngày.“Nước trên ruộng không có, kênh thì chỉ có mấy đoạn mà nhiều người đặt nên muốn đặt nhiều lợp cũng không có chỗ. Tui chỉ đặt được hơn trăm cái lợp ở dọc mấy đoạn kênh, miệng cống. Hai ngày đi đổ một lần cũng chỉ kiếm được 2-3 trăm nghìn đồng”, anh Nghĩa cho biết.Nằm trên chiếc võng đong đưa nhìn về phía dòng kênh khô cạn, anh Lâm Văn Đẳng (cùng ngụ xã Vĩnh Đại) tiếp thêm câu chuyện về con nước với chúng tôi.

Anh Đẳng cho biết: “Làm nghề đặt lợp cả mấy chục năm rồi mà chưa năm nào như năm nay. Mọi năm, rằm tháng 7 là con nước đã phủ trắng các cánh đồng, tôm cá đầy rẫy. Năm nay đã đến tháng 8 rồi mà vẫn chưa thấy nước đâu. Tui mới làm thêm 300 cái lợp hết hơn chục triệu đồng để đợi nước về rồi đi đặt cá. Thế mà đến tận bây giờ vẫn chưa thấy đâu, mấy cái lợp làm xong rồi cũng xếp để đó chứ có chỗ đâu mà đặt. Mấy năm trước nước lớn, đặt cỡ 400- 500 cái lợp thì ngày nào cũng kiếm được từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng, giờ đặt hơn trăm cái, ngày nào có cá thì mới được hơn trăm nghìn. Coi như mùa nước năm nay thất thu”.

Dù nói vậy, nhưng anh Nghĩa, anh Đẳng hay những người dân khác đang sống dựa vào con nước vẫn khắc khoải mong nước về từng ngày. Mỗi ngày họ đều theo dõi thông tin trên báo, đài để biết mực nước. Bởi với họ, có nước là có tiền.Lợp, lưới, dớn… là những ngư cụ mưu sinh gắn với người dân vùng lũ bao đời nay, mang đến con tôm, con cá, mang lại miếng cơm manh áo, cuộc sống no đủ.

Vậy mà giờ đây, những ngư cụ đó đều được xếp gọn gàng vào mỗi góc nhà. Đi với đó là cảnh túng thiếu, khốn khó của nhiều hộ gia đình. Không thể mưu sinh đồng nước, dân nghèo vùng lũ phải bôn ba đi làm thuê làm mướn kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Người đi làm công nhân, người bán vé số hay làm phụ hồ, người ở lại thì cố gắng bám theo các dòng kênh để giăng lưới, thả câu với hy vọng kiếm thêm ít đồng sinh sống…Quăng một mẻ chài trên dòng kênh 28, hai vợ chồng anh Huỳnh Minh Dương (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, Long An) chỉ thu về được vài con cá nhỏ, có mẻ còn không có con nào. Anh Dương cho biết: “Giờ không có nước nên phải chài ven dòng kênh này. Hai vợ chồng đi chài từ sáng cho đến xế chiều mà giỏi lắm chỉ kiếm được 4-5kg cá, bán chưa đầy 200.000 đồng. Cá không có nhưng cũng phải làm chứ biết làm gì mà sống. Mấy năm trước nước về, cá nhiều thì kiếm mỗi ngày 500.000 đồng, còn năm nay thì chỉ có vậy”.

Dọc theo kênh 79 (huyện Tân Hưng, Long An) hay kênh 28 (huyện Vĩnh Hưng, Long An), con nước vẫn còn nằm sâu dưới lòng kênh. Những cánh đồng không phủ trắng nước như những năm trước mà vẫn xanh màu cỏ sau mùa gặt. Có chăng chỉ thi thoảng bắt gặp vài vũng nước mưa đọng lại. Nước không về, ruộng đồng khô khốc, kéo theo đó là gánh nặng mưu sinh đè trên đôi vai của hàng ngàn con người bao đời sống theo con nước.

Ở miền Tây, lũ về không hung dữ như miền nùi phía Bắc hay miền Trung, mà mỗi khi con nước hiền hoà kéo về sẽ mang lại nhiều sinh kế cho người dân, người thì giăng câu, đánh cá, người thì thu hoạch các sản vật mùa nước nổi như bông súng, bông điên điển, hẹ nước… Đó là những sản vật trời ban, giúp người dân nghèo có thêm thu nhập để cho con cái đi học, mua sắm ít vật dụng trong gia đình… Con nước về cũng mang theo phù sa bồi tụ, giúp ruộng đồng tẩy rửa những chất phèn độc, góp phần cho vụ mùa mới bội thu. Sống bao đời, người dân thừa biết được rằng năm nay con nước không về thì vụ mùa tới cũng thất thu. Bởi vậy, trong thâm tâm mỗi con người vùng lũ ai cũng lo lắng khi nước không về. Ai cũng mong chờ con nước về tràn bờ, bởi khi đó họ sẽ lại quay về kiếm tiền trên mảnh đất quê hương mình.

Nếu nước không về, mùa lũ không có không chỉ khiến những người quen nghề mưu sinh theo con nước khốn khó, mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ, vấn đề quan trọng nhất khi miền Tây không có lũ là tình trạng thiếu hụt lượng phù sa bồi đắp và giữ đất. Ruộng đồng không có nước lũ sẽ ảnh hưởng đến việc rửa phèn, rửa tạp chất trong đất, gây ra nhiều loại sâu bệnh, thiệt hại trong canh tác nông nghiệp, nhất là trồng lúa. Đồng thời, nếu lượng nước ngọt không đủ, nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến trồng trọt, sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt. Hiện tại, mực nước ở các vùng đầu nguồn đang ở rất thấp. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước đo được ngày 29/8 trên sông Tiền tại trạm Tân Châu (An Giang) là 2,18m; trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc (An Giang) là 1,98m. Dự báo trong những ngày tới mực nước sẽ lên nhanh, đến ngày 3/9 đạt khoảng 2,5m (tại Tân Châu) và 2,15m (tại Châu Đốc).

Tuy nhiên, theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợn miền Nam thì năm nay, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lũ sẽ rất nhỏ, mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu chỉ vào khoảng 3 – 3,5m. Lũ về nhỏ, đồng nghĩa với việc xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm hơn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm, hạn hán và thiếu nước có thể xảy ra vào mùa khô 2019 – 2020. Những nguy cơ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân vùng sông nước Cửu Long. Người dân nơi đây đã và đang phải đối mặt với những khó khăn khi con nước không về hoặc về quá nhỏ.

bài liên quan
Chỉ trong 3 tháng tỉnh Long An phát hiện 255 vụ buôn lậu

Chỉ trong 3 tháng tỉnh Long An phát hiện 255 vụ buôn lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Long An đã thanh tra và phát hiện 255 trường hợp buôn lậu và 613 trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và an toàn thực phẩm.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng ngày 25/2, tại Quảng trường 12/11 cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, TP Cẩm Phả tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024, tiễn 270 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.