Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Lễ phép, tôn trọng hay còn gì khác nữa?

Xét xử
27/02/2022 09:10
Nguyễn Mỹ
aa
Dư luận những ngày qua xôn xao về câu chuyện xưng hô trong nhà trường. Theo nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân, thầy cô không gọi học sinh là “con”, đồng thời đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất các ngôi nhân xưng giữa thầy cô với học sinh ở các cấp học…


anh-1-178

Có thật sự “phản cảm”?

Mới đây, trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân, được biết đến trong hơn 50 năm qua với vai trò cầm bút viết phê bình, tiểu luận của văn học Việt Nam hiện đại và trung đại đã có đăng tải một bài viết với nhan đề: Yêu cầu giáo viên không gọi học sinh là “con”!

Trong bài viết của mình, ông lên tiếng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là nhà trường phổ thông. Trong đó, ông nhấn mạnh việc nên cấm giáo viên gọi (xưng hô) học trò là “Con”, “Các con”; phải gọi là “Trò”, “Các trò”, “Các em”, “Các bạn”.

Trước nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất Bộ GD&ĐT cần sớm có quy chế thống nhất cách xưng hô, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lên tiếng giải thích. Thứ nhất, cách gọi học sinh là “con” không phù hợp bối cảnh hiện này. Học sinh thời nay bắt đầu học theo chương trình giáo dục đổi mới, tính hoà nhập quốc tế cao hơn trước đây. Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Pháp... chỉ đơn giản là “tôi”, “bạn”, không có nhiều ngữ nghĩa như tiếng Việt. Do đó, để học sinh hòa nhập tốt hơn thì nên đơn giản hoá các đại từ nhân xưng. Theo đó, trẻ sẽ không còn thắc mắc sao lúc cô gọi học trò là con, lúc lại em.

Thứ hai, “giáo viên gọi học sinh là con rất phản cảm”. Từ này chỉ dành cho các bậc sinh thành gọi con cái của họ. Giáo viên chỉ nên làm đúng chức năng của mình là giáo dục. Do đó, đại từ nên đổi thành “các em, các trò, các anh/chị...” cho phù hợp.

Thứ ba, việc thống nhất cách xưng hô giữa giáo viên, học sinh, sinh viên là tiền đề, bước đệm cho việc thống nhất cách gọi giữa các mối quan hệ khác trong xã hội. Ví dụ, trong cơ quan làm việc, thay vì gọi “anh - em”, “chú - cháu”, “cậu - tớ” nên đổi lại thành “tôi - đồng chí”, “anh - chị” để đảm bảo sự khách quan, không mang yếu tố thân tình ảnh hưởng đến công việc.

Theo ông Lại Nguyên Ân, trước năm 1945, học sinh và người dạy học xưng hô chung là thầy - trò. Từ “con” bắt nguồn từ khi có cấp học mầm non, sau đó mở rộng phổ biến lên bậc tiểu học, THCS, THPT và dần trở thành phổ biến trong trường học như hiện nay. Tuy nhiên, khi so sánh với các nước khác như Anh, Singapore, Mỹ, cách xưng hô chỉ đơn giản là “cô - trò”, “tôi - các bạn”, “tôi - các em”. Họ xưng hô như vậy nhưng chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo, không bị ảnh hưởng. Không thể cho rằng thay đổi cách gọi sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục.

Đồng quan điểm, nhiều ý kiến cho rằng, việc xưng “thầy - con” tưởng chừng như thể hiện sự yêu thương, gần gũi. Thế nhưng, điều đó vô tình tác động vào ý thức và định hình trong suy nghĩ của học sinh lối tư duy thiếu sự tự tin, luôn nghĩ mình nhỏ bé, không dám đưa ra quan điểm hay đấu tranh cho chính kiến của cá nhân.

Cách gọi được cho là thân mật cũng khiến học sinh dễ rơi vào tâm lý ỷ lại, nghĩ rằng thầy cô như bậc làm cha, làm mẹ. Theo đó, các em lúc nào cũng trông chờ giáo viên, dần dần triệt tiêu sự phấn đấu, không còn sự phản biện. Chưa kể, khi thầy cô gọi học sinh bằng “con” sẽ trở thành nếp, cứ nghĩ trò là con cháu trong nhà, luôn luôn bé nhỏ, phải bảo bọc, yêu chiều hoặc không thật sự tôn trọng học trò. Bởi giáo dục luôn là một nghệ thuật của bao dung và kỷ luật, nền nếp.

Vì lẽ đó, trong các đề thi, người ra đề luôn dùng từ xưng hô “em”, hay “anh/chị” khi nêu yêu cầu trả lời. Đây không phải ngẫu nhiên, mà là chuẩn mực, đúng nguyên tắc giáo dục thể hiện sự tôn trọng học sinh và công bằng trong kiểm tra đánh giá. Cách xưng hô “cô/thầy - em” vừa không làm mất đi tính yêu thương, vừa đảm bảo đúng quy chuẩn và chuẩn mực, khoảng cách nhất định trong tôn sư trọng đạo.

Việc thay đổi xưng hô trong nhà trường không bắt đầu từ chính sách, mà từ văn hóa, nhận thức của mỗi người… (Ảnh minh họa)

Việc thay đổi xưng hô trong nhà trường không bắt đầu từ chính sách, mà từ văn hóa, nhận thức của mỗi người… (Ảnh minh họa)

Điều quan trọng ở thái độ, cách cư xử

GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, xưng hô giữa thầy cô và học trò chỉ là một phần trong giáo dục nhà trường. Điều quan trọng là cần đối xử ra sao để mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên khăng khít, tin cậy. Gọi trò là “con” thì giáo viên phải đặt trong mình trách nhiệm dạy dỗ, giúp đỡ “người con” ấy. Không thể gọi trò là “con” nhưng lại có những hành vi sai trái như xúc phạm hay bạo lực học trò.

PGS. TS Phạm Văn Tình, tác giả của nhiều bộ sách tiếng Việt cho rằng, Việt Nam vốn có văn hóa tôn sư trọng đạo nên trong các mối quan hệ luôn chọn cách xưng hô sao cho phải phép, theo nguyên tắc thiết lập vị thế giao tiếp cho thích hợp.

GS Trương Nguyện Thành (Đại học Utah - Mỹ) chia sẻ, khi thầy còn là sinh viên đại học ở Mỹ, thầy cũng từng sốc văn hóa khi thấy các nghiên cứu sinh gọi thầy mình bằng tên và tranh luận ngang hàng. Và rồi thầy được giải thích rằng, ăn nói lễ phép chỉ là bề nổi của sự tôn trọng. Mặt khác, khi nghiên cứu sinh gọi thầy bằng tên sẽ dễ dàng để người đó phản biện hơn. Giáo sư được thầy mình khi đó nói rằng: “Nếu để một người vào vị trí tôn kính thì rất khó để bảo rằng tin tưởng của người đó sai hay không còn hợp lý!”…

GS Thành cho rằng, khi sử dụng một danh xưng nào đó mà nói lên một sự khác biệt quá lớn như thầy với con, chẳng hạn như “con không đồng tình với quan điểm của thầy” nghe rất hỗn láo và rất khó vì văn hóa người Việt là văn hóa tôn trọng người lớn. Từ đó, GS Thành nhấn mạnh: “Mình muốn gì trong phát triển cá nhân của thế hệ trẻ. Nếu mình muốn một thế hệ trẻ chỉ biết vâng lời không cần cãi lại, không cần suy nghĩ nữa thì không có vấn đề gì ở đây cả. Còn nếu mình muốn có thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có khả năng “sóng sau xô sóng trước”, để các em giỏi hơn thế hệ cha ông thì phải để cho các em có không gian phát triển cá nhân, suy nghĩ khác biệt với thế hệ trước, cho các em không gian để có cơ hội được sai! Cha mẹ, người lớn hay sợ con thất bại, con sai nhưng làm đúng hay thành công không dạy cho chúng ta một bài học gì cả, chỉ khi nào làm sai, thất bại nó mới dạy cho chúng ta một bài học. Té đâu ta mới nhớ tại sao ta té đau, còn ta không té ta sẽ không nhớ!”…

GS Trương Nguyện Thành cũng bày tỏ, việc thay đổi xưng hô trong nhà trường không thể bắt đầu từ một chính sách mà phải hình thành từ từ, bắt đầu từ văn hóa, nhận thức trong mỗi gia đình. “Chẳng hạn, học trò là nghiên cứu sinh hay học viên cao học ở Mỹ của mình thường gọi mình bằng tên, còn nghiên cứu sinh Việt Nam thường gọi mình là anh Thành. Còn với các sinh viên đại học, thầy để cho các bạn gọi mình là Thành hoặc Pro. Thành, miễn là người đó cảm thấy thoải mái, không bị gò bó. Do đó, sự kính trọng nằm ở thái độ và cách cư xử của người đó chứ không phải nằm ở cách họ xưng hô với mình”.

Có thể nói, mối quan hệ “thầy - trò” ở văn hóa phương Đông bao đời đã mặc nhiên khẳng định cách xưng hô cố định ở trường lớp: Gọi thầy xưng trò! Đơn cử một văn bản hành chính của ban giám hiệu nhà trường sẽ ghi “Gửi các em học sinh”; còn lá thư của một thầy giáo cũ gửi các học sinh sẽ viết “Các trò thương quý”… Đây là sự khác biệt tinh tế trong tiếng Việt, mà tiếng Anh hay nhiều ngôn ngữ khác không có được. Tất cả được xuất phát từ văn hóa trọng tình và truyền thống tôn sư trọng đạo “không thầy đố mày làm nên”, vẫn luôn ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

Nên thay đổi theo từng cấp học

Nhiều ý kiến cho rằng, xưng “con” chỉ nên ở cấp mầm non và tiểu học, với cấp học phổ thông, việc chuyển cách xưng hô “cô - con” thành “thầy/cô - em” là phù hợp. Sự thay đổi đó góp phần giúp các em cảm nhận được mình đã bước sang giai đoạn mới của người học trò tới trường học kiến thức, kĩ năng phổ thông. Thêm nữa, ở cấp THCS và THPT, nhiều khi thầy cô mới ra trường một vài năm, có thể chỉ ngang vai với anh chị của học trò, chỉ hơn các em vài tuổi, cách xưng hô “thầy/cô - con” trở nên khiên cưỡng. Với các trường đại học, cao đẳng…, sinh viên, học viên đều đã lớn, có tư cách công dân, có thể nhiều sinh viên, học viên xấp xỉ tuổi giáo viên, cách xưng hô “tôi - các bạn/các anh, chị” khá phù hợp, tạo vị thế bình đẳng và tâm thế dân chủ trong không gian học đường.

Giáo sư Trương Nguyện Thành (Đại học Utah - Mỹ) cho rằng, gọi thầy - xưng con phải tùy theo lứa tuổi và tùy theo trình độ nhận thức của người trẻ: “Trình độ nhận thức của lứa tuổi tiểu học hay mầm non thì xưng con không là vấn đề gì, vì nhận thức của bé còn rất lệ thuộc vào người lớn, nhưng khi đã vào các cấp bậc như đại học thì gọi thầy xưng con, vô hình trung tạo khoảng cách cho sự trao đổi, phát triển tư duy độc lập! Khi một đứa trẻ lên tới 13-14 tuổi thì đã bắt đầu hình thành nhận thức cá nhân, có suy nghĩ riêng, bắt đầu biết nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh cá nhân, đó là lý do vì sao lứa tuổi này thường cãi lời cha mẹ mà ở Việt Nam thường gọi là tuổi khó dạy. Ở lứa tuổi này, người lớn nên cho trẻ một không gian an toàn để phát triển bản thân!”…

bài liên quan
TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố Biên Hoà với sự tham gia của 26 thí sinh. Hội thi diễn ra trong 2 ngày (từ 19 - 20/3).
5 học sinh bị nước cuốn trôi tại Đồng Nai, Bình Phước

5 học sinh bị nước cuốn trôi tại Đồng Nai, Bình Phước

Đến 13 giờ ngày 18/3, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng bị nước trôi mất tích.
Hà Nam: Xây dựng văn hóa giao thông cho lứa tuổi học sinh

Hà Nam: Xây dựng văn hóa giao thông cho lứa tuổi học sinh

Ngày 15/3, Công an tỉnh Hà Nam cho biết đã mở đợt cao điểm, phối hợp với các nhà trường, cơ sở giáo dục ra quân tuyên truyền, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Vụ chó dại tấn công tại Quảng Ninh: Tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch

Vụ chó dại tấn công tại Quảng Ninh: Tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch

Trước sự việc chó dại tấn công nhiều người, lãnh đạo UBND huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) yêu cầu các xã, thị trấn phải tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Để chuẩn bị cho phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh diễn ra vào ngày 19/3, lực lượng chức năng đã chuẩn bị nhà bạt với sức chứa hơn 400 người.
Xét xử Giám đốc Công ty du học Edu Global về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Xét xử Giám đốc Công ty du học Edu Global về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Theo lịch xét xử, ngày 18/3, TAND Thành Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai đối với 4 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
Tự nhập thuốc bán, cựu giám đốc bệnh viện lĩnh án 2 năm tù

Tự nhập thuốc bán, cựu giám đốc bệnh viện lĩnh án 2 năm tù

Bị cáo Trần Kim Thúy - cựu giám đốc bệnh viện tại Thái Bình phải nhận mức án 2 năm tù do đã tự ý nhập thuốc để bán cho bệnh nhân.
TAND cấp cao TP.Hồ Chí Minh tiếp tục hoãn phiên tòa xét xử 7 bị cáo kêu oan

TAND cấp cao TP.Hồ Chí Minh tiếp tục hoãn phiên tòa xét xử 7 bị cáo kêu oan

TAND Cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh tiếp tục hoãn phiên tòa.
TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án liên quan đến dự án thuỷ điện Đachomo và Đa Dâng

TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án liên quan đến dự án thuỷ điện Đachomo và Đa Dâng

Ngày 01/2/2024, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội đã thụ lý vụ án liên quan đến việc thi công, lắp đặt đường dây điện tại dự án thủy điện Đachomo và nhà máy thủy điện Đa Dâng.
Đại án Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt lĩnh 36 tháng tù

Đại án Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt lĩnh 36 tháng tù

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên án 36 tháng tù đối với cựu Giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY