Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Kỳ 4 - Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường: Động thái “chần chừ” của doanh nghiệp

Pháp luật hình sự
07/05/2022 06:29
Nguyễn Tâm - Đào Xuân - Lê Hải - Ngọc Huy - Vũ Quang
aa
Sau gần hai tháng Pháp luật Plus liên hệ làm việc với một số nhà sản xuất nhưng chỉ nhận được là sự “chần chừ”, khước từ làm việc...


Tin nên đọc

cover

Như Pháp luật Plus thông tin ở những kỳ trước, tã, bỉm không chỉ được dùng cho trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng đến lúc bé biết đi mà bỉm còn được sử dụng cho những người lớn già. Chính vì vậy, tỷ lệ sử dụng bỉm, tã ở Việt Nam mỗi năm một tăng cao.

Theo cập nhật dân số Việt Nam mới nhất cho thấy trong năm 2021 đã có 1.545.374 trẻ được sinh ra.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên hợp quốc: “Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%”. Vì vậy, theo lẽ tất yếu nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên theo độ tuổi.

Từ các con số biết nói kể trên đó cho thấy đây là thị trường đầy tiềm năng dành cho các nhà sản xuất bỉm, tã và điều đó đồng nghĩa với lượng chất thải bỉm, tã gây ra gánh nặng cho môi trường sẽ tăng theo. Trong khi đó nhiều người không hề biết thời gian phân huỷ của tã, bỉm sau khi sử dụng ngoài môi trường lại có thời gian phân hủy từ 250 - 500 năm!

text 1

Tại Việt Nam, các sản phẩm bỉm, tã giấy được người dân tin dùng như: Bỉm Bobby dành cho trẻ nhỏ, Caryn dành cho người lớn (Công Ty Diana Unicharm); bỉm Huggies (Công ty Kimberly-Clark); Pampers (Công ty Procter & Gamble); tã JO (Công ty Việt Sing); tã Unidry, Sunmate (Công Ty Taisun); tã bỉm Mijuku, Bbzone (Công ty Mujiku); tã người lớn Happy, bỉm trẻ em Bino, Goodry (Công ty Kyvy); bỉm Merries (Tập đoàn KAO); tã HuyGoon (Tã bỉm HUYGO - Hợp tác xã Sơn Mài Hợp Lộc);…

AnhBên cạnh những nhãn hiệu từ nước ngoài sản xuất trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều sản phẩm tham gia vào thị trường nội địa.
AA

Hình ảnh những chiếc tã Unidry đã qua sử dụng bị vứt vào thùng rác, nhưng không có sự phân loại nào.

Theo khảo sát của Pháp luật Plus, "rất ít" nhà sản xuất tã bỉm và băng vệ sinh công bố doanh số một năm đã bán ra bao nhiêu sản phẩm.

Tuy nhiên, từ một vài số liệu doanh thu năm 2019 của một số nhãn hàng như, Diana Unicharm đạt mức gần 7.500 tỷ đồng, Kimberly – Clark thu về gần 6.000 tỷ đồng, trong báo cáo kết quả kinh doanh của P&G Việt Nam công bố vào năm 2019 (kết thúc vào 30/6) công ty đã đạt gần 7.000 tỷ đồng…từ đó có thể thấy số lượng sản phẩm bỉm, tã, băng vệ sinh thải ra môi trường là nhiều ra sao?

moi4

Để trả lời cho câu hỏi, các sản phẩm bỉm, tã của các nhà sản xuất tại Việt Nam họ đã sử dụng các công nghệ mới, nghiên cứu sản phẩm thân thiện, giảm gánh nặng cho môi trường ra sao?

Sau gần hai tháng Pháp luật Plus liên hệ đặt lịch với một số nhà sản xuất, điều mà phóng viên (PV) nhận được là sự “chần chừ”, khước từ làm việc của một số như đơn vị như: Tã bỉm HUYGO - Hợp tác xã Sơn Mài Hợp Lộc ,... hay sự đùn đẩy kéo dài thời gian làm việc của Công ty TNHH Kimberly-Clark Việt Nam.

Bỉm Caryn dành cho người lớn (Công Ty Diana Unicharm) - một sản phẩm đang chiếm thị phần khá lớn tại Việt Nam

Bỉm Caryn dành cho người lớn (Công Ty Diana Unicharm) - một sản phẩm đang chiếm thị phần khá lớn tại Việt Nam

Liên quan đến việc thực hiện điều 54 và điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trả lời Pháp luật Plus phía Công ty Diana Unicharm cho hay: “Diana Unicharm cam kết tuân thủ điều khoản của luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam và Quốc Tế. Nhà máy Diana Unicharm tại Bắc Ninh được đầu tư công nghệ sản xuất nhằm giảm thải phát thải khí nhà kính (CO2). Công ty xây dựng quy trình phân loại và xử lý triệt để hơn 20 loại rác thải khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất để tận dụng tối đa cho việc tái chế, lắp đặt hệ thống tái chế sản phẩm lỗi phục vụ cho việc tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tã vệ sinh cho Thú cưng. Ngoài ra còn ký hợp đồng với Công ty Môi trường xanh để thu gom rác thải công nghiệp thông thường bằng phương pháp đốt…”.

Khi được hỏi về phương án bảo vệ môi trường đối với sản phẩm của mình, thì Diana Unicharm thông tin: Công ty mẹ Tập đoàn Unicharm Nhật Bản, Diana Unicharm nỗ lực thực hiện các mục tiêu tiên phong nghiên cứu tái chế tã trẻ em đã qua sử dụng, chuyển dần sang sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất, tiên phong tạo xu hướng sản xuất sản phẩm băng vệ sinh, tã trẻ em có trọng lượng nhẹ hơn, mỏng hơn giúp tiết kiệm nguồn lực tự nhiên, ưu tiên các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, giảm sử dụng nhựa, bảo tồn đa dạng sinh học…

Đối với trường hợp sản xuất sản phẩm không có khả năng tái chế Diana Unicharm cho rằng công ty sẽ tiên phong trong công tác đóng góp các loại thuế, phí Bảo vệ môi trường nói riêng và các loại thuế theo quy định hiện hành của Chính phủ.

IMG_8490

Thực tế ở Việt Nam, việc vứt rác bừa bãi hay không phân loại rác là rất phổ biến.

Hà Nội là thành phố có nhiều công ty sản xuất bỉm, tã đặt trụ sở, trao đổi với Pháp luật Plus, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết: “Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì được quy định tại điều 54 và 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nội dung quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường”.

Bai4  -mt

Để bảo vệ môi trường nói chung, xử lý, tái chế chất thải nói riêng theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin, Nhà nước đã có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, ưu đãi về thuế, phí và lệ phí; trợ giá sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi tường; hỗ trợ quảng bá các hoạt động bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư tái chế được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 cũng quy định tiền đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý sản phẩm,… ngoài ra tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 08 /2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ cũng quy định cơ quan, tổ chức có nhu cầu được hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế lập hồ sơ đề nghị theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 10 hằng năm để được xét duyệt hỗ trợ.

text 2

Sau khi Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, người dân bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao những điểm mới trong bộ Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật vẫn chưa có nên các địa phương gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị cũng như vướng mắc trong quá trình triển khai Luật sau khi có hiệu lực. Trong đó, về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn cũng là nội dung mới được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được người dân quan tâm.

Việc phân loại rác thải tại nguồn sẽ là cơ sở để số lượng bỉm thải ra môi trường được thu gom, xử lý, hoặc tái chế đúng cách để hạn chế ô nhiễm nguồn nước, môi trường.

Trong cuộc sống, điều dễ nhận thấy là người dân đều bỏ bỉm bẩn vào chung rác thải sinh hoạt của gia đình. Vì vậy, giải pháp đưa ra để phân loại bỉm tã cũng được người dân quan tâm.

f5b2c0cd86fe47a01eef4
4f1bed65ab566a0833473

Điều dễ nhận thấy là người dân đều bỏ bỉm bẩn vào rác thải sinh hoạt của gia đình, thậm chí vứt thẳng ra đường.

Theo chị Hà Chuyên (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cơ quan chức năng cần siết chặt hơn công tác phân loại rác thải tại nguồn, khi đó, rác thải bỉm tã mới được thu gom, xử lý và tái chế để hạn chế ô nhiễm môi trường. Theo chị Hà Chuyên, có nhiều phương án để bảo vệ môi trường và cũng có nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để tác động vào cá nhân, tổ chức, bên cạnh phí bảo vệ môi trường, một trong những biện pháp được áp dụng là quy định về mức thu phí vệ sinh môi trường, đây là quy định về trách nhiệm của cá nhân trong việc đóng góp một phần nhỏ kinh phí trong công tác vệ sinh đối với các công ty vệ sinh môi trường dựa trên mức thu đã quy định.

Trước thực trạng rác thải sinh hoạt gia tăng và có xu hướng tăng nhanh, chị Nguyễn Thị Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng: “Ý thức của người dân không được tốt, nên thực tiễn việc triển khai quy định về xử lý, phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nguồn lực và cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn còn hạn chế. Vì vậy, cần sớm có hướng dẫn để tổ chức triển khai nội dung này”.

Anh bai so 3 thay

Bàn về giải pháp, bà Bùi Thị An – nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XIII, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội cho rằng: “Phân loại rác đầu nguồn là vô cùng quan trọng. Khi phân loại được bỉm trẻ con, người lớn thì sẽ tận dụng tái chế, nếu không chôn một chỗ, rác thải đó sẽ đốt, mà đốt sẽ thải ra khí C02.

Vì vậy, đầu tiên là phải giáo dục, tuyên truyền nhân dân có ý thức phân loại rác thải từ đầu nguồn. Tạo điều kiện, nhân lực thu gom, chỗ tập kết cũng riêng, và tái chế nguồn nhân lực để thực thi, trong quá trình vận chuyển từ dân ra chỗ thu gom rác, tạo điều kiện về cơ chế chính sách, hỗ trợ những người tái chế về đất đai, thuế để cho họ tái chế được những cái này”.

Cơ quan truyền thông cần mạnh mẽ tuyên truyền để người dân nắm bắt, xây dựng ý thức phân loại rác tại nguồn. Cùng với đó, Bộ TN&MT phải rà soát lại, địa phương nào chưa thưc hiện, địa phương nào đã thực hiện để báo cáo Chính phủ và có chế tài xử lý” – bà Bùi Thị An cho hay.

Bà Bùi Thị An cũng nhấn mạnh, cần khuyến khích sản xuất tã bỉm thân thiện với môi trường, tan, phân huỷ được, có chế tài có chính sách khuyến sản xuất tả bĩm sẽ phân huỷ được.

Urenco

Cũng đánh giá cao những điểm mới trong bộ Luật Bảo vệ môi trường, Green Life - tổ chức bảo vệ môi trường được thành lập bởi các thành viên yêu môi trường đưa ra giải pháp: “Các đơn vị sản xuất bỉm cần có phương án thu gom và xử lý hoặc đóng góp chi phí để Nhà nước thực hiện công việc này an toàn, hiệu quả hơn. Về lâu dài, nên khuyến khích người dân chuyển sang dùng các sản phẩm tã vải dùng lại nhiều lần vừa giúp giảm rác thải tã bỉm, vừa tiết kiệm chi phí".

text 4

Với “phương châm không đánh đổi môi trường bằng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước mắt”, do vậy song hành cùng việc sản xuất phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường là một trong những điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu rõ.

Theo đó, trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải nhà sản xuất hoặc nhập khẩu 6 nhóm sản phẩm như: Thuốc bảo vệ thực vật, pin sử dụng một lần, kẹo cao su, tã bỉm, khăn ướt dùng một lần, thuốc lá, các sản phẩm khác có sử dụng nhựa như đồ nhựa dùng một lần, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, quần áo, đồ da giày dép, đồ chơi trẻ em và túi nilon khó phân hủy kích thước nhỏ thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải từ ngày 1/1/2022 khi luật có hiệu lực.

Việc kê khai sẽ được tính theo khối lượng sản phẩm được đưa ra thị trường và nhập khẩu của năm liền trước. Sau đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp tiền một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20/4, hoặc nộp làm 2 lần: Lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20/4 và nộp số tiền còn lại trước ngày 20/10 cùng năm.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện này được các doanh nghiệp sản xuất tã, bỉm tại Việt Nam thực hiện ra sao? Trao đổi với Pháp luật Plus, ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết:

Anh 2

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các loại sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý như: Thuốc bảo vệ thực vật; kẹo cao su; pin sử dụng một lần; tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần, thuốc lá; sản phẩm, đồ nhựa dùng một lần… phải nộp bản kê khai trước ngày 30/3/2022 và nộp tiền hỗ trợ xử lý chất thải vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20/4/2022.

Số tiền thu được sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho các dự án, hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đây là khoản kinh phí bổ sung cần thiết và quan trọng bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước để xử lý vấn đề rác thải sinh hoạt ùn ứ và ô nhiễm hiện nay.

279228112_691280612214103_99157751820292211_n

Trước đây, chi phí thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt chủ yếu lấy từ ngân sách (tức từ tiền thuế của người dân), có một phần đóng góp của người dân và nay thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm chia sẻ một phần gánh nặng này.

"Tuy nhiên, hiện nay môt số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu lớn “đang trốn”, chưa kê khai theo quy định; một số doanh nghiệp đã kê khai nhưng chưa nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đang phối hợp các cơ quan có liên quan lập danh sách các doanh nghiệp này và sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra trong thời gian sớm nhất", ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Anh 1

Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mới trình Chính phủ thì trường hợp không kê khai, không nộp tiền theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt đến 2 tỷ đồng, buộc nộp đúng số tiền theo quy định, trong một số trường hợp sẽ bị công khai hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Ông Phan Tuấn Hùng chia sẻ: "Theo thông tin được biết thì hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có thương hiệu lớn, có uy tín thuộc đối tượng đóng góp tài chính hỗ trợ xử lý chất thải vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhưng chưa thực hiện, trong đó có một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tã, bỉm, khăn ướt dùng một lần.

Theo đó, dự kiến các doanh nghiệp này sẽ là đối tượng thanh tra, kiểm tra đầu tiên ngay sau khi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành."

text 3

Tại một số quốc gia trên thế giới, thay vì đốt hay chôn lấp thì họ đã có những phương pháp xử lý, tái chế bỉm tã bẩn khác nhau để hạn chế ô nhiễm và giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Đoạn đường được trải nhựa làm từ hơn 100.000 chiếc bỉm tái chế. Ảnh: The Washington Post.

Đoạn đường được trải nhựa làm từ hơn 100.000 chiếc bỉm tái chế. Ảnh: The Washington Post.

Ví dụ như Vương Quốc Anh dùng bỉm để thảm mặt đường - Theo đó, Xứ Wales (Vương Quốc Anh) dùng hơn 100.000 bỉm để lát đường, trở thành nơi đầu tiên trên thế giới làm việc này. Theo đó, hơn 100.000 chiếc bỉm đã qua sử dụng được làm sạch, cắt nhỏ thành những viên màu xám dạng sợi và trộn với nhựa đường. Sau đó, công nhân xây dựng dùng chúng để thảm lên đoạn đường 2,4km. Ở xứ Wales, hằng năm có khoảng 140 triệu chiếc bỉm được vứt vào thùng rác. Ở Vương quốc Anh, con số này ước tính là 3 tỷ chiếc, chiếm 2-3% tổng lượng rác thải sinh hoạt.

Hay thay vì đốt bỉm, Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động thu gom và tái chế tã bỉm giấy bằng cách tách tã bỉm bẩn thành 3 sản phẩm đầu ra.

Cụ thể, từ tã bỉm đã qua sử dụng, nhà máy Love Forest đã tách thành 3 sản phẩm đầu ra. Thứ nhất là bông giấy sạch dùng để tái chế thành nguyên liêu để sản xuất tã bỉm hoặc các sản phẩm giấy khác. Thứ 2 là túi nylon hay nhựa platic được dùng để sản xuất các viên đốt RPF, nhựa tái chế và thứ 3 chất thải của con người được sử dụng làm phân bón.

Bỉm trẻ em đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành vật dụng trong vườn nhà. (ảnh: actu.orange.fr).

Bỉm trẻ em đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành vật dụng trong vườn nhà. (Ảnh: actu.orange.fr).

Hay tại Hà Lan đã khởi công xây dựng nhà máy tái chế bỉm trẻ em đã qua sử dụng thành các sản phẩm có thể bán được.

Cụ thể, Công ty RNA, có trụ sở gần Nijmegen, quyết định xây dựng một nhà máy tái chế loại nguyên liệu “đặc biệt” này thành các vật dụng trong vườn như bình tưới hoặc chậu hoa.

9d0939707f43be1de7525

Cần thêm nhiều sự nỗ lực của cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân để hạn chế tác động của rác thải ra môi trường.

Những thông tin, hình ảnh Pháp luật Plus truyền tải đến mọi người với mong muốn kêu gọi, tuyên truyền người dân hãy cân nhắc khi sử dụng bỉm cho trẻ hay người già không còn khả năng vận động. Việc hạn chế sử dụng bỉm dùng một lần là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

bài liên quan
Phải chăng yếu tố văn hóa đang bị các nhà quảng cáo “phớt lờ” ?

Phải chăng yếu tố văn hóa đang bị các nhà quảng cáo “phớt lờ” ?

Từ lâu, truyền thông, quảng cáo luôn được xem là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp trong việc định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.
Kỳ 4 - Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường: Động thái “chần chừ” của doanh nghiệp

Kỳ 4 - Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường: Động thái “chần chừ” của doanh nghiệp

Sau gần hai tháng Pháp luật Plus liên hệ làm việc với một số nhà sản xuất nhưng chỉ nhận được là sự “chần chừ”, khước từ làm việc...
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Lực lượng Công an thu giữ chiếc va ly màu đen bên trong 26 gói nilon có chứa hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc, có trọng lượng hơn 10kg.
TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Liên quan đến đường dây khai thác cát trái phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM đã khởi tố và xử lý hình sự tổng cộng 27 bị can.
Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Lực lượng chức năng vừa tạm giữ hình sự 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội).
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Một đường dây tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Thuận triệt phá, bắt giữ 5 đối tượng.
Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án “In, mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” xảy ra từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Một nữ sinh học lớp 7 bị một người đàn ông hành hung, tát liên tục, sự việc được quay lại và đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Tại cơ quan Công an, Huynh và Duy khai nhận đã bán ma túy cùng nhau, các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm rồi đem bán.
Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Trong tuần qua, các tổ công tác 141 đã kịp thời ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phát hiện 16 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ 17 đối tượng.
Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt khẩn cấp 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản.
Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 đối tượng Phạm Hải Đăng và Nguyễn Đăng Tài để điều tra về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY