Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Khi người trẻ trở thành “thánh chửi” trên game

Game - Công nghệ
12/12/2021 12:15
Linh Chi
aa
Người trẻ ngày nay có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn tài nguyên vô tận trên Internet nhằm phục vụ cho việc học tập, làm việc và đặc biệt là giải trí. Thời đại 4.0, phải kể đến ngành giải trí số 1 hiện nay - game online.


Nhức nhối vấn nạn chửi nhau trong game online.

Nhức nhối vấn nạn chửi nhau trong game online.

Bên cạnh những tính năng hấp dẫn, thu hút người chơi thì game online còn tồn tại vấn nạn khiến nhiều game thủ cũng phải đau đầu chính là câu chuyện văng tục, chửi bậy của một số lượng không nhỏ người chơi hiện nay.

Không dám nhận mình là game thủ Việt

Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, mệt mỏi, nhu cầu giải trí là tất yếu và các bạn trẻ có muôn vàn phương thức để giải tỏa trong thời đại 4.0. Trong đó nhất định phải kể đến game online, được đông đảo bạn trẻ lựa chọn. Đó là đồ họa sống động, nhân vật và tình tiết được dàn dựng công phu, bắt mắt...

Đồng thời, thế giới trong game cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị chờ người chơi khám phá, thậm chí rất nhiều bài học hay ý nghĩa nhân văn cũng được các nhà phát triển lồng ghép vào đây.

Không phải như thể loại game offline, tự chơi tự cảm nhận, các tựa game online thu hút hơn hẳn chính là ở kênh chat. Kể từ khi những tựa game online được đưa về Việt Nam, các game thủ hay nói đơn giản hơn là người chơi đã có thể giao tiếp được với nhau thông qua những kênh chat. Chính những kênh chat này đã giúp kết nối cộng đồng, giúp người chơi này dễ dàng kết bạn, giao tiếp với người chơi khác.

Thế nhưng, cũng từ đó, vấn nạn tranh luận thô tục trong game online bắt đầu hoành hành. Ở bất kì tựa game nào đi chăng nữa, hình ảnh các câu chửi thiếu văn hóa vẫn xuất hiện “đều đặn” trên khắp các khung chat trong game.

Thực chất, việc nói tục và chửi bậy vốn không xa lạ gì trong đời sống xã hội. Nhưng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cái chúng ta được dạy là không nói tục, chửi bậy, điều đó thể hiện lên một con người có văn hóa.

Nếu bình thường ở ngoài xã hội thật khó để có thể văng tục vào mặt một người không quen biết nhưng ở trong môi trường game online lại là điều hoàn toàn khác. Những game thủ thiếu văn hóa có thể mặc sức dùng những từ ngữ tục tĩu, khó nghe nhất để nói về con người hoặc một sự vật mà họ gặp phải trong game.

Dần dần, từ những cuộc tranh luận lại “nổ” ra những trận cãi vã, chửi bới nhau không hồi kết. Và cứ thế việc văng tục, chửi bậy dường như đã trở thành một nét “văn hóa” không mấy đẹp đẽ trong cộng đồng game thủ. Thứ “văn hóa” này như một “thói quen khó bỏ”, ngấm vào máu các game thủ và có thể được đem ra thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Cứ chơi game là chửi, đầu tiên chửi tool (công cụ trong game), chửi hack, tiếp đó mạng lag cũng chửi, rồi chửi đồng đội, chửi đối phương, vui cũng chửi mà buồn cũng chửi,… Có thể nói, cảm xúc của người chơi đều được thể hiện qua… những câu chửi.

Thậm chí, chửi ở sân nhà chưa đủ, họ còn đem “văn hóa” chửi “xuất khẩu” sang cả nước ngoài khi chơi ở các máy chủ khác. Cũng đã có không ít lần, game thủ Việt bị cấm cửa ở nhiều tựa game online nước ngoài chỉ vì cách sử dụng từ ngữ của một bộ phận game thủ quá lỗ mãng.

Tình trạng này tồi tệ tới mức, khi chơi game ở server nước ngoài, nhiều người đã chẳng dám tự nhận mình là người Việt Nam. Họ sợ rằng, với mức độ khét tiếng mà game thủ nước ngoài đã được nghe nói về game thủ Việt, họ sẽ bị tẩy chay khỏi cộng đồng game mà họ đã và đang cố hết sức mình để có thể hòa nhập.

Vậy câu hỏi được đặt ra là từ đâu mà xuất hiện vấn nạn chửi này? Câu trả lời không ai khác ngoài chính người chơi, từ các game thủ đang đắm chìm vào tựa game mà mình yêu thích. Họ chửi để thể hiện bản thân, chửi để xả giận hay đơn giản chửi cho… sướng mồm, tất cả đều là những hành động thiếu văn hóa của bất cứ cộng đồng game thủ nào trên toàn thế giới.

Điều này được lí giải bởi các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên và chính yếu nhất nằm ở nhận thức của mọi người. Khi hầu hết các game thủ đều đã quá quen với việc cãi nhau vì hiện tượng này xuất hiện nhan nhản khắp nơi, từ trò chơi cho tới diễn đàn và dần dần bị lạm dụng một cách thái quá, đến mức nó trở thành một hành vi bình thường. Không có một chế tài nào của nhà phát hành hay chuẩn mực đạo đức nào của xã hội có thể ngăn cản họ.

Đã có nhiều game thủ phản ánh, báo cáo vấn nạn trên, nhiều nhà phát hành game đã mạnh dạn triển khai những biện pháp răn đe, chấn chỉnh như liên tục bổ sung những từ cấm vào danh sách nhưng hiệu quả ngăn chặn lại không cao vì game thủ luôn tìm cách lách luật, sáng tạo ra các ký tự thay thế. Hơn nữa rất ít nhà phát hành dám khóa nick vĩnh viễn người chơi có lời lẽ thóa mạ bạn chơi, đối thủ nên việc chửi bậy trong game từ xưa đến nay gần như đã trở thành tiền lệ rất xấu.

Hơn nữa, khi tham gia vào một tựa game, thay vì coi đây là một trò chơi giải trí, nhiều người dồn hết tâm huyết, thời gian và sức lực của mình để “chiến đấu” trong game, nhất là với các game có sự cạnh tranh khốc liệt về kĩ năng. Chính vì vậy, vấn nạn chửi xuất hiện như một lẽ tất nhiên khi game online sinh ra dành cho nhiều người chứ không phải mình bạn.

Từ những yếu tố trên, có thể nói môi trường game online đang là một “mảnh đất màu mỡ”, lý tưởng để một bộ phận không nhỏ những game thủ xấu phát triển nét “văn hóa” đáng xấu hổ này. Dù nhiều người vẫn biện hộ cho vấn nạn này bằng nhiều mỹ từ như để “thể hiện bản thân”, “là nơi xả giận” hay “chửi cho sướng mồm”. Thì chính những game thủ chân chính đều nhận thức được rằng đây hoàn toàn không phải thứ nên được cổ súy mà cần phải được tẩy chay, dẹp bỏ hoàn toàn.

Đâu là thuốc chữa cho game thủ?

Có lẽ, để chấm dứt hẳn vấn nạn chửi nhau này rất khó, bởi nó đã hình thành và trường tồn cùng với game online suốt bấy nhiêu năm qua. Nhưng hạn chế hết mức thì có thể sẽ làm được.

Trước hết, cần một sự đồng lòng của toàn bộ game thủ dù là trên thế giới hay Việt Nam. Chửi bới bắt đầu từ người chơi, vậy nên người chơi chính là người duy nhất có thể dẹp bỏ được vấn nạn này. Bản thân mỗi người tham gia vào bất cứ tựa game online nào cũng nên nhìn nhận lại chính mình. Có thể chúng ta chỉ chửi đùa hay chửi cho vui, nhưng đôi khi việc đó đã vô tình làm xấu đi hình ảnh của game thủ Việt. Nếu ý thức được điều đó và xác định tâm lý giải trí mỗi khi chơi game, có lẽ sẽ chẳng còn game thủ nào muốn chửi, thay vào đó, sẽ trải nghiệm game một cách tuyệt vời nhất.

Bạn T.Nghĩa (20 tuổi, Hà Nội) – một người rất thích chơi game chia sẻ cách giữ bình tĩnh, không chửi bậy trong game của riêng mình: “Khi chơi game em luôn tâm niệm tất cả chỉ là game thôi, tất cả mọi thứ chỉ là thế giới ảo. Tất nhiên là nhiều lúc em cũng bị cuốn vào đó, cảm xúc thất vọng, tức giận là điều không tránh khỏi. Nhưng sao em lại phải bực mình bởi một thứ thoát ra vào lại là xong. Chính những suy nghĩ đó đã giúp em không tốn thời gian vào những cuộc cãi vã vô bổ trên đó”.

Có thể thấy rằng, nếu muốn thì các game thủ đều dễ dàng thực hiện được những cách kiềm chế của riêng mình như bạn T.Nghĩa. Nhưng vấn đề ở đây là họ có thực sự muốn hay không mà thôi.

Ngoài ra, việc phối hợp đến từ chính các nhà phát hành game là vô cùng cần thiết. Có lẽ đã đến lúc, các nhà phát hành cần mạnh tay hơn trong việc dọn sạch “rác lời nói” trên game online. Lấy ví dụ điển hình như một tựa game với lượng người chơi đông đảo khắp thế giới đã ứng phó vấn nạn này bằng những cách cứ hễ khi nào người chơi gõ ra những từ khóa “nóng”, hệ thống sẽ tự động chuyển đổi toàn bộ thành ký hiệu “*”. Ngoài ra, nhà phát hành cũng xây dựng một hệ thống Report để người chơi có thể báo cáo về những hành vi xấu khi chơi, loại bỏ thẳng tay những game thủ vô văn hóa.

Thực tế, một vài năm gần đây khi các tựa game khéo léo đưa ra nhiều hình phạt cực nặng dành cho bất cứ ai có lời nói tục, chửi người chơi khác. Cộng thêm ý thức và hiểu biết của game thủ, đã khiến vấn nạn văng tục, chửi bậy đang dần suy giảm. Tuy nhiên, suy giảm không có nghĩa là nó đã chấm dứt, đặc biệt tại Việt Nam.

Chính vì vậy, để vấn nạn chửi bới vô văn hóa trên game online chấm dứt hoàn toàn, tất cả đều phụ thuộc vào ý thức của cộng đồng và bản thân. Bất kỳ người chơi nào trước nhất vẫn nên nhìn nhận lại thói quen chơi game của mình để tạo ảnh hưởng tốt tới những game thủ khác. Chỉ khi đó, thế giới ảo tại Việt Nam nói riêng hay toàn thế giới nói chung mới trong sạch hơn vắng bóng những “tiếng chửi”.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của PVcomBank không chỉ mang đến những trải nghiệm hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng.
Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Theo đó, các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin, cùng với đó là các tài liệu liên qua đến phát hành trái phiếu.
Tin bài khác
Vấn đề số hoá tạp chí khoa học tại Việt Nam hiện nay

Vấn đề số hoá tạp chí khoa học tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc số hóa tạp chí khoa học ở Việt Nam mới chỉ đang ở những bước sơ khai với 75% tạp chí khoa học được số hoá – nghĩa là xuất bản tạp chí online.
Facebook thu thêm 5% phí quảng cáo tại Việt Nam: Ai mừng, ai lo?

Facebook thu thêm 5% phí quảng cáo tại Việt Nam: Ai mừng, ai lo?

Từ 1/6, khách hàng quảng cáo trên nền tảng Facebook tại Việt Nam sẽ phải nộp thêm 5% VAT. Quảng cáo thẩm mỹ, thực phẩm chức năng, đông y... được cho là lo hơn cả.
WSJ: Apple

WSJ: Apple 'đang chú ý' tới Việt Nam, tìm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc

Một số nhà sản xuất của Apple bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á như một cách để đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
Google cấm các ứng dụng ghi âm cuộc gọi của bên thứ ba

Google cấm các ứng dụng ghi âm cuộc gọi của bên thứ ba

Các nhà phát triển sẽ không thể sử dụng API trợ năng để ghi âm cuộc gọi trên hệ điều hành Android của Google kể từ ngày 11/5.
Từ ngày 4/1, điện thoại BlackBerry cũ trở thành

Từ ngày 4/1, điện thoại BlackBerry cũ trở thành 'cục gạch'

Người dùng không thể sử dụng điện thoại BlackBerry cũ từ ngày 4/1 do công ty chính thức ngừng hỗ trợ nền tảng BlackBerry 10 trở về trước.
Hàn Quốc yêu cầu App Store và Google Play chặn game kiếm tiền

Hàn Quốc yêu cầu App Store và Google Play chặn game kiếm tiền

Ủy ban Trò chơi Hàn Quốc phản đối các trò chơi kiếm tiền (P2E), cho rằng chúng không nên xuất hiện trên các kho ứng dụng.
Hàn Quốc đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ bậc trung học

Hàn Quốc đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ bậc trung học

Trở thành game thủ chuyên nghiệp đang được công nhận là một lựa chọn nghề nghiệp hợp pháp tại Hàn Quốc khi thể thao điện tử xếp thứ 5 trong các công việc tương lai được sinh viên đất nước này mơ ước.
Quy trình tạo ra PC-Covid

Quy trình tạo ra PC-Covid

PC-Covid là ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia. Ứng dụng được phát triển phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, để Việt Nam có thể "bình thường mới".
Hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến của VNPT đạt giải Vàng tại giải thưởng Kinh doanh Quốc tế

Hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến của VNPT đạt giải Vàng tại giải thưởng Kinh doanh Quốc tế

Với tổng số 7 hạng mục đạt giải tại giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2021, VNPT là đơn vị đạt nhiều giải thưởng lớn đối với các giải pháp công nghệ giúp đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Facebook kiện 4 người Việt Nam vì gây thiệt hại 36 triệu USD

Facebook kiện 4 người Việt Nam vì gây thiệt hại 36 triệu USD

Mạng xã hội Facebook vừa phát đi thông báo về việc thực hiện 2 vụ kiện liên quan đến vi phạm chính sách và điều khoản quảng cáo, trong đó có một vụ kiện liên quan đến 4 người Việt Nam.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.