Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Hiểm họa giếng khoan tự phát

Pháp luật hình sự
01/10/2020 11:55
Diệu Bảo
aa
Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.


Anh161.

Ảnh minh họa.

Nước ngầm cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác là hữu hạn. Việc khoan giếng phục vụ mục đích sinh hoạt cá nhân không bị pháp luật cấm, nhưng khoan giếng, sử dụng nguồn nước ngầm vào mục đích kinh doanh cần phải tuân thủ những nguyên tắc pháp luật đã quy định.

Báo động tình trạng khoan giếng tự phát

Do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng nguồn nước rất lớn. Những năm gần đây nguồn nước mặt ở các ao hồ, sông, suối đang ngày càng cạn kiệt, không đủ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp nên số lượng giếng khoan, đào để lấy nước ngầm phục vụ việc tưới tiêu càng gia tăng. Không ít người cho rằng, đó là nguồn tài nguyên vô tận, không có ý thức tiết kiệm.

Theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012, các tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm từ 10m3/ngày trở lên phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người dân không hề biết đến quy định này, một bộ phận khác dù biết nhưng cố tình “lờ” đi bởi hầu hết họ quan niệm “khoan giếng nước trên đất nhà mình chẳng ảnh hưởng đến ai thì không vì lý do gì phải xin phép”.

Theo tìm hiểu của PV, khi có nhu cầu khoan giếng, khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt, các hộ gia đình chỉ cần gọi theo số điện thoại dịch vụ khoan giếng hoặc tự mua máy bơm nước để hút nước lên và thuê một vài thợ có tay nghề về khoan giếng.

Theo thông tin trên trang web của một dịch vụ chuyên khoan giếng hơn chục năm ở Hà Nội, giếng khoan có công suất từ 0,6 - 1,2m3 /h, khoan sâu từ 20 – 80m, thì có giá thành dao động từ khoảng 3 – 20 triệu/giếng (tuỳ vào tầng địa chất, tuỳ theo nhu cầu sử dụng của hộ gia đình). Quá trình khoan giếng thường chỉ mất từ 5-6h để thi công, có thể hoàn thành trong ngày.

Ngoài các gia đình đông người, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cơ quan ít nhân viên, công trường thi công từ 20-30 công nhân… cũng có thể hưởng lợi từ việc khai thác nguồn nước ngầm qua giếng khoan. Nguồn nước ngầm hiện đang bị các tổ chức và cá nhân khai thác một cách vô tội vạ và lãng phí. Trong khi đó, việc quản lý Nhà nước nguồn tài nguyên này còn khá lỏng lẻo.

Đơn cử, một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến hiện nay cần rất nhiều nước sạch là kinh doanh rửa xe máy, ô tô. Chỉ trong địa bàn Hà Nội, có thể thấy nhan nhản các bãi rửa xe lớn nhỏ tại các tuyến phố lớn như Cao Bá Quát, Phạm Hùng, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, Láng, Nguyễn Xiển, Tố Hữu… cho đến các tuyến phố nhỏ như: Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Cổ Nhuế… Được biết, có hàng ngàn điểm rửa xe trên địa bàn Hà Nội. Đặc điểm của loại hình kinh doanh này là vốn ít, dễ làm nên chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ.

Các điểm rửa xe máy, ô tô thường sử dụng rất nhiều nước sạch hàng ngày, thậm chí đến mức lãng phí nhưng ít thấy trường hợp nào bị xử lý vì hành vi lãng phí nước sạch. Nước thải từ rửa xe có chứa đất, cát, dầu,… thường được xả thẳng ra môi trường, không thấy một biện pháp xử lý nào.

Cụ thể, một chủ tiệm rửa xe chia sẻ, thông thường để rửa sạch một chiếc xe máy thường mất hơn 100 lít nước, nếu rửa ô-tô thì phải tiêu tốn nước gấp mấy lần. Nguồn nước để rửa xe thường là nước mưa, nước máy và nước giếng khoan. Trong đó, nguồn nước giếng khoan thường khó quản lý nhất.

Tình trạng này không chỉ thấy ở Hà Nội mà hầu hết ở các làng xã trong các tỉnh thành, đều có thể thấy hàng trăm giếng khoan, giếng đào nằm khắp các cánh đồng và trong khu dân cư để bơm nước ngầm tưới cho cây trồng và phục vụ sinh hoạt của các gia đình.

Phần lớn là giếng khoan tự phát, không xin cấp phép từ chính quyền địa phương. Điều này không chỉ cản trở công tác thống kê số lượng công trình giếng khoan trên địa bàn mà còn gây khó khăn cho quá trình quản lý nhà nước, quy hoạch tài nguyên nước ngầm để có định hướng, kế hoạch khai thác hợp lý.

Vì sao khó quản lý?

Công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước ngầm đã được Nhà nước quan tâm từ lâu, thông qua nhiều văn bản pháp luật như Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định 201 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất...

Tuy nhiên, để quản lý tốt nguồn tài nguyên nước ngầm, sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành là chưa đủ, còn cần sự hỗ trợ và ý thức tự giác của mỗi người dân. Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Thực tế cũng cho thấy, việc khai thác nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương khó quản lý, khó kiểm soát. Các nguyên nhân được đưa ra là do nhiều người đã sử dụng giếng khoan từ lâu năm; nhiều người sử dụng nước chưa nắm được quy định phải đăng ký, xin cấp phép; số khác tìm mọi cách để “phớt lờ” quy định; trong khi đó, khâu quản lý ở cấp huyện, xã còn lỏng lẻo; địa bàn rộng, lực lượng chuyên môn mỏng; chế tài xử phạt đối với các đối tượng vi phạm còn hạn chế…

Mặt khác, do nguồn nước được phân bổ không đồng đều giữa các vùng, các nơi và giữa các mùa nên nhu cầu khai thác nước ngầm từ giếng khoan cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Ví dụ, nguy cơ thiếu nước vào mùa khô khiến họ phát sinh nhu cầu khoan giếng cao hơn.

Hiện nguồn nước ngầm ở nhiều nơi

trên cả nước, đặc biệt tại các đô thị như Hà Nội, Sài Gòn, đang đối mặt nguy cơ ô nhiễm trầm trọng. Đây chính là nguyên nhân thành phố Hà Nội đã đưa ra quy hoạch từ nay cho đến năm 2050, việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm sẽ giảm dần, thay và đó là nguồn nước khai thác từ các nhà máy nước mặt, giúp 100% người dân được sử dụng nước sạch.

Quan trọng hơn hết, ngành cấp nước thành phố, địa phương phải nâng cao chất lượng nguồn nước, bảo đảm lưu lượng và áp lực nước đến người dân, doanh nghiệp để tạo tâm lý tin tưởng cho người sử dụng. Điều này sẽ khiến họ tích cực tham gia vào các chủ trương của Nhà nước (từ hạn chế tiến tới cấm khai thác nước ngầm), cũng như tự giác từ bỏ thói quen dùng giếng khoan tự phát.

Thiết nghĩ, nước ngầm cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, là hữu hạn. Khi nguồn nước mặt không đảm bảo được chất lượng thì nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá để chúng ta tiếp tục sử dụng phục vụ cuộc sống, hoạt động kinh doanh thường ngày.

Nếu các tổ chức, cá nhân, các đơn vị kinh doanh chưa ý thức được điều này thì trong tương lai, khi nguồn tài nguyên dự trữ này cạn kiệt, chính chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của thói quen khai thác nước ngầm bừa bãi, vô tội vạ của hiện tại.

Ý thức bảo vệ tài nguyên nước ngầm còn rất hạn chế

Năm 2019, TP. Hồ Chí Minh đã cảnh báo việc khai thác nước ngầm là nguyên nhân gây sụt lún đất, làm nền hạ yếu, sử dụng lâu dài sẽ không bảo đảm sức khỏe cho người dân; đồng thời đưa ra kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng hư hỏng, không sử dụng, giếng không có giấy phép khai thác đúng kỹ thuật.

Cụ thể, thống kê cho biết trên địa bàn thành phố có khoảng một trăm nghìn giếng khoan lớn nhỏ, phần lớn là giếng khoan của các hộ gia đình với lượng nước khai thác gần 700.000m3 nước/ngày đêm. Các cơ quan chức năng của thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm lưu lượng khai thác nước dưới đất còn 100.000m3 /ngày.

Dù vậy, trong quá trình đơn vị cấp nước thực hiện trám lấp, không ít hộ dân không mấy nhiệt tình ủng hộ và thiếu tự giác với chủ trương lấp giếng của thành phố. Một phần đến từ thói quen sử dụng giếng khoan lâu năm, một phần vì lo lắng chất lượng nguồn nước thành phố chưa ổn định nên muốn có nguồn cấp nước dự phòng.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố nhận định, mặc dù giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương thực hiện công tác rà soát thống kê, tuyên truyền vận động người dân không sử dụng nước giếng khoan và phối hợp cùng cơ quan chức năng trám lấp giếng nhưng vẫn còn nhiều địa phương thờ ơ với chủ trương này.

bài liên quan
Chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân lãnh đủ

Chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân lãnh đủ

Công ty cổ phần Victory Capital là chủ đầu tư, còn Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Sao Kim là nhà quản lý của Tòa nhà Trung tâm Thương mại Tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (Tòa nhà Victory Tower). Mặc dù không liên quan gì đến vụ tranh chấp giữa 2 công ty trên nhưng gần 2.000 người dân và khách hàng đang sinh sống và làm việc trong Tòa nhà Victory Tower đã lãnh đủ hậu quả.
Rác ùn ứ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn

Rác ùn ứ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn

Liên quan vụ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn một tháng không được thu gom rác do chờ ký hợp đồng, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo xử lý khẩn.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Lực lượng Công an thu giữ chiếc va ly màu đen bên trong 26 gói nilon có chứa hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc, có trọng lượng hơn 10kg.
TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Liên quan đến đường dây khai thác cát trái phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM đã khởi tố và xử lý hình sự tổng cộng 27 bị can.
Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Lực lượng chức năng vừa tạm giữ hình sự 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội).
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Một đường dây tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Thuận triệt phá, bắt giữ 5 đối tượng.
Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án “In, mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” xảy ra từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Một nữ sinh học lớp 7 bị một người đàn ông hành hung, tát liên tục, sự việc được quay lại và đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Tại cơ quan Công an, Huynh và Duy khai nhận đã bán ma túy cùng nhau, các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm rồi đem bán.
Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Trong tuần qua, các tổ công tác 141 đã kịp thời ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phát hiện 16 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ 17 đối tượng.
Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt khẩn cấp 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản.
Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 đối tượng Phạm Hải Đăng và Nguyễn Đăng Tài để điều tra về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY