Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Chuyện dài “một giọt máu đào”…

Pháp luật hình sự
28/11/2021 08:15
Nguyễn Mỹ
aa
Còn nhớ, từ nhiều năm trước hậu duệ họ Lý tại Hàn Quốc đã tìm về cội nguồn sau 8 thế kỷ lưu lạc tại xứ sở Kim Chi. Với người Việt, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, họ vẫn luôn hướng về nơi chốn mình đã sinh ra, ở đó là quê hương, tổ tiên, dòng họ…


Bức ảnh Tiếng vọng cội nguồn (tại Đền Đô- Đền Lý Bát Đế, Bắc Ninh). (Ảnh: Nguyễn Đức Thìn)

Bức ảnh Tiếng vọng cội nguồn (tại Đền Đô - Đền Lý Bát Đế, Bắc Ninh). (Ảnh: Nguyễn Đức Thìn)

Hành hương về miền tiên tổ

Là người Hàn Quốc mang trong mình dòng máu Việt, ngay từ khi Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, ông Lý Thừa Vĩnh cùng những người trong dòng tộc họ Lý tại Hàn Quốc đã tìm về cội nguồn.

Năm 1226, sau khi nhà Lý mất ngôi, nhiều người trong dòng họ đã lên thuyền, vượt biển đến xứ Cao Ly (bán đảo Triều Tiên). Trải qua nhiều năm sinh sống, đến nay dòng họ Lý Hoa Sơn tại Hàn Quốc đã xây dựng cơ nghiệp trên đất khách với những hậu duệ thành đạt. Một trong số đó là ông Lý Thừa Vĩnh, Giám đốc Công ty Văn hóa và Đầu tư Hàn Quốc - Việt Nam, Chủ tịch Hội Hậu duệ dòng họ Lý Hoa Sơn ở Hàn Quốc. Trong hơn hai thập kỷ qua, ông Lý Thừa Vĩnh cũng không nhớ nổi đã bao nhiêu lần trở về Việt Nam.

Hiện dòng họ Lý tại Hàn Quốc có hơn 200 gia đình với khoảng 1.000 người sinh sống rải rác khắp nơi. Chia sẻ về những đóng góp của dòng họ Lý trong việc tăng cường quan hệ giữa hai nước, ông Vĩnh cho biết, từ năm 1995 dòng họ Lý đã thành lập Hội Giao lưu văn hóa dân tộc Hàn Quốc - Việt Nam để hỗ trợ việc trao đổi các đoàn nghệ thuật biểu diễn giữa hai nước, nhằm động viên tinh thần cho bà con người Việt tại Hàn Quốc.

Đồng thời, trước khi có COVID-19, hằng năm hậu duệ dòng họ Lý ở Hàn Quốc vẫn hành hương về dự lễ hội tại đền Lý Bát Đế ở Đình Bảng, Bắc Ninh để dâng hương tưởng nhớ công đức của 8 vị vua nhà Lý. “Không những vậy, chúng tôi luôn luôn nói với nhau rằng, Việt Nam là đất nước có tiềm năng rất lớn, dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tài nguyên thiên nhiên phong phú, nên cơ hội cho những người con như chúng tôi tìm về quê hương đầu tư và phát triển là rất tốt”.

Mỗi lần về bái yết tổ tiên, ông Lý Thừa Vĩnh thật sự xúc động và hạnh phúc. Ông kể, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ đã cho biết cội nguồn của ông là ở Việt Nam. Do đó, cứ có dịp ông lại trở về quê hương để thắp hương cho liệt tổ, liệt tông và khẳng định dòng máu “Con Lạc, cháu Hồng”.

Trong một chuyến hành hương về miền tiên tổ, bạn trẻ Lee Bae Kun, hậu duệ đời thứ 31 của Vua Lý Thái Tổ, lần đầu tiên về Việt Nam và tham dự ngày hội đền Đô đã xúc động chia sẻ: “Trước khi tôi về Việt Nam, tôi cũng được nghe bố mẹ tôi kể nhiều về lễ hội này. Khi về đây, tôi rất ngạc nhiên về quy mô tổ chức của lễ hội khá lớn. Tôi cảm thấy rất tự hào và cảm ơn vì người Việt Nam quan tâm đến tổ tiên dòng họ Lý và đã tổ chức lễ hội lớn như thế này. Lễ hội này thể hiện lòng thành kính của nhân dân Việt Nam và con cháu trong dòng họ đối với Vua Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý. Tôi cố gắng hàng năm có thể về dự lễ hội đền Đô”.

Ông Lý Thừa Vĩnh chia sẻ: “Hiện giờ ở Hàn Quốc con cháu trong dòng họ Lý ít người biết tiếng Việt. Chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều về việc này. Làm sao để giáo dục cho con cháu trong dòng họ ý thức về Tổ quốc của mình, từ đó thường xuyên về thăm quê hương, ngoài ra còn biết nói được tiếng Việt. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải dạy cho con cháu trong dòng họ học tiếng Việt. Và chúng tôi muốn cho trẻ nhỏ học từ bé, như vậy các cháu sẽ tiếp thu nhanh hơn”…

Thậm chí, tình cảm thiêng liêng, máu thịt ấy còn được ông Lý Xương Căn, người họ Lý đầu tiên làm được “sứ mệnh tổ tiên” về thăm quê cha, đất tổ, đã mời cha mình (ông Lý Khánh Huân) sang Việt Nam sống tuổi già còn lại ở quê hương. Ông Lý Xương Căn mang cả gia đình sang sinh sống tại Hà Nội từ năm 1999 đến nay.

Đoàn làm phim phỏng vấn ông Lý Thừa Vĩnh, hậu duệ đời thứ 28 của vua Lý Thái Tổ.

Đoàn làm phim phỏng vấn ông Lý Thừa Vĩnh, hậu duệ đời thứ 28 của vua Lý Thái Tổ.

Tại sao đa số người Việt mang họ Nguyễn?

Việt Nam - một trong những quốc gia đa dân tộc với 88% là dân tộc kinh, 12% là dân tộc thiểu số. Theo một số nghiên cứu, hiện nay Việt Nam gần 300 họ khác nhau.

Trọng đó, họ Nguyễn là dòng họ có số lượng nhiều nhất Việt Nam hiện nay, chiếm 38,4% - khoảng 36,8 triệu người. Một số nhân vật lịch sử nổi tiếng mang họ Nguyễn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ), Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Linh,…

Xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng, sau họ Nguyễn là họ Trần. Họ Trần chiếm 12,1% - khoảng 11,6 triệu người, tổ tiên của dòng dõi nhà Trần tại Việt Nam. Một số nhân vật lịch sử nổi tiếng mang họ Trần như: Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Phú, Trần Quốc Toản…

Họ xếp thứ ba trong danh sách dòng họ đông “quân số” nhất trên Việt Nam chính là họ Lê. Với hơn 9,12 triệu người, chiếm khoảng 9,5% người mang họ này. Một số nhân vật lịch sử nổi tiếng mang họ Lê như: Lê Duẩn, Lê Quý Đôn, Lê Hồng Phong, Lê Hữu Trác, Lê Hoàng…

Vào thế kỷ 19, khi người Pháp biến Việt Nam trở thành thuộc địa của mình. Khi đó, lần đầu tiên người Pháp tiến hành cuộc điều tra về dân số. Có một giai thoại kể rằng, khi diễn ra cuộc điều tra, họ gặp phải một vấn đề phiền phức, đó là: Đa số bộ phận người dân Việt Nam ở tầng lớp thấp bình dân đều không có họ. Họ liền nghĩ ra một cách, chẳng phải trước đây triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của người Việt sao? Vậy nên họ đều xếp những người không mang họ đó để họ thành họ Nguyễn. Đây chính là nguyên nhân tại sao đa số người dân Việt Nam đều mang họ Nguyễn.

Nhà nghiên cứu người Pháp Léopol Cadière đã định nghĩa tương đối toàn diện về dòng họ người Việt: “Người Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”. Trong môi trường của những mối quan hệ đặc thù này, dòng họ người Việt dần hình thành và xác định bản sắc văn hóa độc đáo.

Các dòng họ như Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Mạc, Nguyễn… là những hoàng tộc thay nhau giữ gìn bờ cõi, quyết chống ngoại xâm, phát triển kinh tế, thúc đẩy thương giao, mở mang văn hóa để góp phần kiến lập một quốc gia Đại Việt hưng thịnh. Với truyền thống khai canh lập quốc, trị nước an dân, các hoàng tộc trên đã tạo dựng gam màu chủ đạo trong bức tranh lịch sử Việt Nam.

Nhiều dòng họ đã sản sinh, nuôi dưỡng và dâng hiến cho quốc gia những nhân tài kiệt xuất, vang danh không chỉ trong mà còn ngoài nước. Họ Nguyễn ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội đã sinh ra danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1380-1442). Quan điểm của Thân Nhân Trung (1418-1499) - người con của dòng họ Thân ở Yên Ninh, Việt Yên, Bắc Giang: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là sự kết tinh đỉnh cao của văn hóa dân tộc trong việc trọng dụng hiền tài.

Họ Lê Hữu ở Liêu Xá, Mỹ Hào, Hưng Yên nức tiếng trời Nam bởi tiếng tăm của thánh y Lê Hữu Trác (1724-1791). Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820) - danh nhân văn hóa thế giới - đã làm rạng danh họ Nguyễn ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Còn họ Nguyễn ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã sinh ra và nuôi dưỡng một nhân tài kiệt xuất, một nhà văn hóa tầm cỡ quốc tế, một người con ưu tú của đất Việt – Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969). Chính những danh nhân xuất sắc của các dòng tộc ấy đã góp phần tạo dựng tinh hoa văn hóa Việt...

Như vậy, từ truyền thống dòng họ người Việt mang đậm chất nhân văn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước với ý thức sâu sắc về ngồn cội “một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần vô giá. Ở đó là lòng kiêu hãnh, tự hào, truyền thống dòng họ đã góp phần tạo dựng và nuôi dưỡng bản sắc văn hóa Việt chảy mãi muôn đời…

Người Việt và ý thức cội nguồn, tổ quán

Dù ở đâu và bất cứ khi nào thì ý thức về tổ tiên trước hết là tổ tiên, dòng tộc vẫn là một trong những ý thức sâu sắc, ăn vào tâm trí, ngấm trong máu thịt mỗi người dân Việt, mãnh liệt theo tháng năm. Ý thức này được thể hiện rất rõ trong thờ cúng tổ tiên, dòng tộc. Người tộc trưởng (người được giao hoặc tự nguyện chăm sóc hương khói dòng họ) được ký thác nhiệm vụ thiêng liêng thay mặt con cháu chăm sóc từ đường, sớm tối đỏ đèn, quanh năm nhang khói. Đều đặn vào các ngày sóc vọng, lễ tiết, giỗ chạp… tộc trưởng nhất tâm dâng cúng lễ vật, kính cẩn cầu mong anh linh tiên tổ chứng giám, phù trì cho cháu con dòng tộc.

Ông Lý Thừa Vĩnh (thứ hai từ trái sang) cùng đoàn kiều bào về thăm Đền Hùng.

Ông Lý Thừa Vĩnh (thứ hai từ trái sang) cùng đoàn kiều bào về thăm Đền Hùng.

bài liên quan
Đầu xuân hành hương về Đền Thánh Antôn

Đầu xuân hành hương về Đền Thánh Antôn

Biển người từ khắp mọi miền đất nước đã tề tựu về Trung tâm Đền Thánh Antôn - Trại Gáo xã Nghi Phương những ngày đầu xuân Giáp Thìn.
Hà Nội: Không tổ chức lễ khai hội chùa Hương 2021

Hà Nội: Không tổ chức lễ khai hội chùa Hương 2021

UBND huyện Mỹ Đức cho biết, mùa lễ hội năm 2021 sẽ không tổ chức lễ khai hội chùa Hương để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19.
Hoa hậu Tường Linh hành hương Nepal ngày đầu năm

Hoa hậu Tường Linh hành hương Nepal ngày đầu năm

Mới đây, Top 8 Miss Intercontinental 2017 Tường Linh đã có chuyến đi lý thú đến Nepal để tham quan và hành hương ngày đầu năm.
Những đền chùa xin tài lộc linh thiêng Phật tử ùn ùn đi lễ đầu năm

Những đền chùa xin tài lộc linh thiêng Phật tử ùn ùn đi lễ đầu năm

Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng như chùa Hương, Yên Tử, Bái Đính... là nơi vào mỗi dịp Tết đến xuân về đông nghịt khách thập phương.
Chùa Bụt Bay được người dân xứ Lạng ví như chùa Hương thứ 2

Chùa Bụt Bay được người dân xứ Lạng ví như chùa Hương thứ 2

Chùa Bụt Bay được người dân Xứ Lạng nói riêng và du khách thập phương hành hương nói chung, ví ngôi chùa này như là chùa Hương thu nhỏ thứ 2, bởi ngôi chùa này rất linh thiêng, theo như du khách hành hương đánh giá đây là một trong những ngôi chùa cầu được ước thấy, xin sao được vậy.
Đền Mẫu Đồng Đăng điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh đầu năm

Đền Mẫu Đồng Đăng điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh đầu năm

“Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…” Câu ca dao da diết trong lòng bất cứ du khách nào đã từng đôi lần đặt chân đến Lạng Sơn. Nhưng Đồng Đăng không chỉ nổi tiếng bởi phố Kì Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, nơi đây còn thu hút du khách bởi Đền Mẫu, một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên một quả núi, gần chợ Đồng Đăng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hàng chục công trình trên đất nông lâm nghiệp “chần chừ” tháo dỡ

Hàng chục công trình trên đất nông lâm nghiệp “chần chừ” tháo dỡ

Tại huyện Bắc Yên (Sơn La) có tổng số 22 chủ công trình với 47 hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt trái phép. Nhưng đến nay vẫn chưa được tháo dỡ.
Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Khi bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì người con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Tin bài khác
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo sau vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Việt Trì

Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Việt Trì

Theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đối tượng Đinh Quang Minh (36 tuổi) xông vào tiệm vàng M.H ở phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, dùng dùi cui điện uy hiếp, đe dọa mọi người bên trong cửa hàng để cướp tài sản.
Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Trước đó, ngày 15/02, Đội CSĐTTP về Ma túy Công an huyện Hậu Lộc tiến hành kiểm tra quán Karaoke Galaxy đã phát hiện, bắt quả tang đối với nhóm đối tượng
Công an Phú Thọ phá chuyên án trộm cắp dây cáp ngầm với quy mô đặc biệt lớn

Công an Phú Thọ phá chuyên án trộm cắp dây cáp ngầm với quy mô đặc biệt lớn

Hơn 9.000m dây cáp điện tại dự án lưới điện trung hạ thế TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã bị các đối tượng trộm cắp. Giá trị ước tính gần 20 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.