Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 37 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 37°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Cẩn trọng khi chạy theo trào lưu “bỏ phố về quê”

Pháp luật hình sự
20/08/2021 07:40
Duy Cường
aa
Nhiều người dân chạy theo trào lưu “bỏ phố về quê” đi mua nhà đất ven đô, thế nhưng họ không tìm hiểu kỹ tính pháp lý, hệ quả là bị tiền mất tật mang.


anh-2-1044

Săn đất ven đô, người dân “mắc cạn”

Trong 2 năm qua dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến khó lường, thế nên nhiều người dân có xu hướng tìm về vùng ven đô lựa chọn cho mình một mảnh đất, căn nhà để làm homestay, ngôi nhà thứ hai (second home). Thậm chí, điều này còn tạo ra trào lưu “bỏ phố về quê” trong một bộ phận dân nội thành đặc biệt là ở Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định, xu hướng “sống xanh” và sự dịch chuyển cư dân ra khu vực ven đô đang đi đúng quy luật tất yếu của thị trường, đồng thời là một tín hiệu đáng mừng. Vì thế, xu hướng ly tâm, rời nhà ra ngoại đô ở không chỉ góp phần hình thành các khu đô thị vệ tinh trong tương lai mà còn giúp giãn dân, giảm áp lực hạ tầng, sự ùn tắc trong nội đô, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống trong đô thị.

Chính vì nhu cầu mua nhà đất để ở và đầu tư tăng cao, nên thị trường tại nhiều khu vực ghi nhận tình trạng giá đất sốt “ảo” và không đúng với giá trị thực tế như Thạch Thất, Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn (Hà Nội), Lương Sơn, Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình),... Ngoài ra, thời gian qua, trong các giao dịch bất động sản cũng đã xảy ra tình trạng bán sang tay đất nền trái phép, hay nhiều chủ đầu tư làm ăn kiểu chộp giật đã vẽ dự án “ma” và bán với giá hàng tỷ đồng/căn nhà hoặc lô đất nền.

Mặc dù nhiều cơ quan báo chí, các chuyên gia và thậm chí chính quyền địa phương đã lên tiếng cảnh báo, nhưng vì sao nhiều người vẫn “mắc bẫy” của tổ chức hay những cá nhân môi giới đất nền, dự án “ma”? Trên thực tế, thị trường có nhu cầu thì tất yếu dẫn đến nguồn cung. Tuy nhiên, nhu cầu mua để ở thực sự chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là mua để đầu tư, lướt sóng. Một yếu tố tác động nữa đó là nhiều người kỳ vọng, sau này chính quyền sẽ hợp thức hóa cho những dự án “ma” trở thành khu dân cư hay các khu đất lâm nghiệp, nông nghiệp được chuyển đổi mục đích thành đất ở.

Nhà đầu tư, người dân cần cẩn trọng rước thực hiện các giao dịch chuyển nhượng nhà đất

Nhà đầu tư, người dân cần cẩn trọng rước thực hiện các giao dịch chuyển nhượng nhà đất.

Nhiều người có thể biết nhưng họ lại cho rằng, rủi ro đó mình không phải gánh chịu. Họ nghĩ mình chỉ lướt sóng và sẽ bán được lại cho người khác và thoát hàng dễ dàng. Cũng có những người sẵn sàng mua bán đất không đủ điều kiện chuyển nhượng với giá rẻ và đánh liều xây dựng trái phép nhà ở. Nếu chính quyền địa phương phát hiện thì xin để “hợp thức hóa” hoặc chấp nhận dỡ bỏ những tài sản có giá trị thấp.

Như trường hợp của chị Nguyễn Mai Thu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một “tín đồ” của trào lưu “bỏ phố về quê”. Cuối năm 2020, chị Thu bỏ ra gần 1 tỷ đồng để mua một mảnh đất nông nghiệp ở một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình để xây dựng một ngôi nhà thứ hai cho gia đình về nghỉ dưỡng cuối tuần. Thời điểm mua, chị Thu được một môi giới tự do cho biết, khu vực đó sẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở. Thế nhưng, hơn nửa năm qua chị vẫn chưa thể làm thủ tục chuyển đổi và hiện giờ đang tính bán “cắt lỗ” để tìm mua một mảnh đất khác có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Một trường hợp khác, bà Hồng Phương (quận Đống Đa, Hà Nội) vốn là một khách hàng mắc bẫy mua đất nền tại dự án “ma” Golden Lake Hòa Lạc (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Bà Phương cũng muốn mua một căn nhà ở vùng ngoại ô để ở dưỡng già. Mặc dù bỏ ra hàng tỷ đồng để mua 1 lô đất nền, thế nhưng sau đó bà Phương và hàng trăm khách hàng khác phát hiện mình bị chủ đầu tư và sàn môi giới đã “bắt tay” nhau lừa đảo, bán đất trồng cây lâu lăm và nuôi trồng thủy sản. Vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản này đến nay vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Người dân làm thế nào để tránh rủi ro?

Theo lời khuyên của các chuyên gia pháp lý, đối với trường hợp khách hàng muốn nhận biết dự án “ma” hay đất nền đủ điều kiện để chuyển nhượng và xây dựng nhà ở thì theo quy định của Luật Đất đai là phải có sổ đỏ. Nếu lô đất có sổ đỏ, khách hàng mới tiến hành giao dịch chuyển nhượng nhà đất.

Một số nhà đầu tư bất động sản chia sẻ kinh nghiệm, khi mua đất dự án thì cần tìm hiểu kỹ về các thông tin liên quan đến chủ đầu tư, ví dụ như năng lực tài chính của chủ đầu tư, uy tín của chủ đầu tư nếu đã thực hiện các dự án trước đó (xây dựng đúng tiến độ, thực hiện đúng cam kết về việc thi công nhà và các tiện ích của dự án, bàn giao nhà và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đúng thời hạn,…).

Bên cạnh đó, khách hàng phải chủ động yêu cầu chủ đầu tư, các sàn hay nhân viên môi giới cung cấp văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện dự án. Ví dụ như: Quyết định chủ trương đầu tư được phê duyệt, giấy tờ bản chính chứng minh quyền sở hữu nhà ở, giấy phép xây dựng, giấy tờ nghiệm thu công trình,… Nếu trường hợp chủ đầu tư hoặc bên môi giới không cung cấp hoặc để cẩn thận hơn thì người dân nên đến các cơ quan như Phòng tài nguyên và môi trường quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh các thông tin quy hoạch.

Trao đổi về những vấn đề trên, luật sự Lương Thành Đạt – Giám đốc Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis khuyến cáo, để tránh sập bẫy dự án “ma” người dân cần phải tìm hiểu để các vấn đề sau: Kiểm tra “lai lịch” của chủ đầu tư; Pháp lý dự án; Cần đối chiếu thông tin “Quảng cáo” với pháp lý; Điều kiện mở bán; Kiểm tra thế chấp Ngân hàng; Xác định loại hợp đồng giao dịch khi đặt bút “ký tên”.

Theo luật sư Đạt, nếu muốn tránh được rủi ro thì người dân buộc phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Khi thực hiện các giao dịch bất động sản, người dân cần phải tỉnh táo trước khi ký hợp đồng. Phải đọc và nghiên cứu rất kỹ càng các điều khoản trong hợp đồng, chủ thể ký kết hợp đồng với mình, đối tượng giao dịch, phương thức thanh toán,….

“Quá trình quản lý, giám sát và theo dõi về thực trạng về công tác quản lý đất đai tại nhiều địa phương lỏng lẻo, thậm chí có tình trạng tiêu cực, cán bộ làm ngơ cho sai phạm, việc chậm trễ, đẩy trách nhiệm của cơ quan công an khi cho rằng những vụ lừa đảo bất động sản xảy ra khỉ là giao dịch dân sự để không xử lý,…đấy cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty được cho là chủ đầu tư, môi giới bất động sản lộng hành”, luật sư Đạt giải thích tình trạng bát nháo trên thị trường bất động sản.

Luật sư Đạt cũng kiến nghị, các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sử dụng dụng đất, đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý vấn hành, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư các dự án.

Ngoài ra, Chính Phủ cần phải có chỉ đạo quyết liệt các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn phải điều tra, làm rõ công tác quản lý Nhà nước về đất đai, kinh doanh bất động sản liên quan đến các sai phạm xảy ra tại các dự án “ma” và chuyển nhượng đất trái phép, nếu phát hiện có sự buông lỏng quản lý, bao che của cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước cần phải xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên và bản thân các nhà đầu tư, người dân trước thực hiện các giao dịch chuyển nhượng nhà đất đặc biệt vùng ven đô đang “sốt”, thì cần phải cẩn trọng và không chạy theo trào lưu mà bỏ qua các quy định pháp luật.

bài liên quan
Người thành thị mơ được làm… nông dân

Người thành thị mơ được làm… nông dân

Giờ đây, sau một cuộc bôn ba dài để được công nhận là “cư dân thành thị”, không ít người dân thành phố lớn lại mơ sở hữu mảnh vườn, ao cá ở nông thôn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắt giữ đối tượng 20 năm dùng tên giả trốn lệnh truy nã

Bắt giữ đối tượng 20 năm dùng tên giả trốn lệnh truy nã

Từ Hà Nội trốn vào TP HCM, suốt 20 năm dùng tên giả để trốn lệnh truy nã, đối tượng Đào Thanh Tùng vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Hà Nội: Điều tra việc 2 phóng viên bị tấn công khi tác nghiệp tại đám cháy nhà xưởng

Hà Nội: Điều tra việc 2 phóng viên bị tấn công khi tác nghiệp tại đám cháy nhà xưởng

Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tiếp nhận trình báo của 2 nhà báo N.V.C (phóng viên Thời báo VTV) và M.H.M (phóng viên báo điện tử Vnexpess) về việc bị nhiều đối tượng cản trở tác nghiệp, hành hung khi làm nhiệm vụ ghi hình đưa thông tin về đám cháy.
Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo lừa đảo qua thuê, mua tài khoản ngân hàng

Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo lừa đảo qua thuê, mua tài khoản ngân hàng

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc quản lý thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của mình.
Tin bài khác
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo sau vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.