Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Cần thời gian để coi COVID-19 là 'bệnh đặc hữu'

Thông tin Covid-19
07/03/2022 17:05
Hà Minh
aa
Theo Bộ Y tế, đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 là đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước của virus SARS-CoV-2. Tại Việt Nam dịch đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”, cần thêm thời gian để coi COVID-19 là “bệnh đặc hữu”.


Bộ Y tế cho biết, “bệnh lưu hành” được một số chuyên gia gọi là “bệnh đặc hữu”. Đây là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lí hoặc nhóm quần thể dân số nhất định. “Bệnh lưu hành” có 4 tiêu chí, gồm: có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Số ca COVID-19 nặng, nguy kịch đang tăng. Ảnh: Thái Hà

Số ca COVID-19 nặng, nguy kịch đang tăng. Ảnh: Thái Hà

Chưa có tính ổn định

Hiện nay, các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành”. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của WHO, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) để nhận định đối với bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Theo đó, trong nước, virus SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố và số trường hợp nhiễm virus này cũng được ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố. Tuy vậy, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”. Tỉ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỉ lệ mắc cao trước đó và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Bộ Y tế đặc biệt lưu ý, số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong hàng đầu trước đây như sởi, dại, sốt xuất huyết (trung bình 7 ngày qua là 96 ca COVID-19 tử vong/ngày). Cùng với đó, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ. Ví dụ như biến chủng Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến chủng này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm. Do đó tỉ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Bộ Y tế khẳng định với những yếu tố trên, hiện Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành” và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch COVID-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành” khi thời điểm thích hợp.

Dự báo còn 1-2 làn sóng dịch

Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (ĐH Y dược TPHCM) nhận định: “Tôi cho rằng tình hình dịch hiện tại của Việt Nam chưa thể tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, cần thêm thời gian để đánh giá. Tôi và một số chuyên gia dịch tễ cùng có chung dự báo còn ít nhất một làn sóng dịch nữa với biến chủng Omicron và nếu có biến chủng nào khác nữa thì vẫn có khả năng thêm làn sóng nữa. Sau làn sóng dịch tới thì tình hình dịch tại Việt Nam mới tương đối ổn định”.

Nói về lí do xuất hiện thêm làn sóng dịch do chủng Omicron, PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích: “Chúng tôi thực hiện mô hình hóa để xem sự lây lan của dịch. Trong dịch tễ khi dịch bệnh tăng lên đến mức nào đó nó sẽ giảm xuống. Nếu giảm xuống vẫn còn người trong cộng đồng chưa mắc thì vẫn còn có người tiếp tục nhiễm, cộng với số người có miễn dịch do tiêm chủng giảm dần theo thời gian sẽ tạo ra những người nhạy cảm tiếp. Khối cảm thụ ngày càng tăng lên tạo nên làn sóng dịch tiếp theo trong thời gian tới”.

Về mức độ miễn dịch cộng đồng tại Việt Nam hiện nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng: “Đến giờ chúng ta vẫn chưa có được hoàn toàn miễn dịch cộng đồng. Để đạt đến mức coi là bệnh đặc hữu thì hầu như toàn bộ người dân phải nhiễm bệnh. Còn hiện tiêm chủng của chúng ta, đặc biệt là với virus SARS-CoV-2 thì miễn dịch rất không bền, cho dù tiêm 2 mũi, 3 mũi vẫn chỉ bền vững trong 3 tháng, sau đó vẫn mắc, dù mắc không nặng. Miễn dịch cộng đồng chỉ tương đối an tâm ở thời điểm hiện tại với một số địa phương nhưng không bền vững do thời gian khiến kháng thể suy giảm, biến thể mới xuất hiện. Ví dụ ổn định với biến chủng Delta nhưng lại xuất hiện biến chủng Omicron nên miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ. Nếu trở thành bệnh đặc hữu vẫn khuyến khích người dân tuân thủ 5K. Có điều không thành quy chế, không chế tài những người không thực hiện”.

TS Dũng cho biết thêm, hiện Mỹ chưa coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, mà chỉ coi đó là kế hoạch quốc gia để ổn định cuộc sống. Một số nước ở châu Âu đã coi COVID-19 thành bệnh bình thường vì họ đã tiêm chủng và có hệ thống y tế tốt hơn Việt Nam.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Niềm vui khi nước sạch về với buôn làng

Niềm vui khi nước sạch về với buôn làng

Chúng tôi tới xã Đất Bằng vào một ngày cuối thu khi bà con đang hân hoan đón nước sạch về buôn làng. Ông La O Á - Trưởng buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia lai) chia sẻ, trước kia mình đi theo suối để lấy nước, năm nào khô hạn sẽ không có nước. Giờ nước sạch về tận nhà, giúp đời sống của người dân thay đổi rất nhiều…
Tổng kiểm tra xe kinh doanh vận tải khách hợp đồng trên cả nước

Tổng kiểm tra xe kinh doanh vận tải khách hợp đồng trên cả nước

Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.
Bạc Liêu: Phát hiện 25 ca mắc mới COVID-19

Bạc Liêu: Phát hiện 25 ca mắc mới COVID-19

Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người cần tiêm và trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh trong quý II/2022.
Những “sắc thái” mới trong cuộc chiến chống COVID-19

Những “sắc thái” mới trong cuộc chiến chống COVID-19

Trung Quốc vẫn đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngược lại, nhiều nước tiếp tục nới lỏng các quy định chống dịch để đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường bất chấp số ca nhiễm tăng cao và đây là điều khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại.
Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Mỹ, Ấn Độ, Brazil vẫn dẫn đầu về các ca nhiễm và tử vong do COVID-19

Mỹ, Ấn Độ, Brazil vẫn dẫn đầu về các ca nhiễm và tử vong do COVID-19

Số ca mắc ở Mỹ (83.037.059 ca) cao gấp đôi ở Ấn Độ (43.075.864 ca) tuy nhiên số ca tử vong ở Ấn Độ chỉ bằng một nửa ở Mỹ.
Tạm dừng khai báo y tế đối với người nhập cảnh từ 0h ngày 27/4

Tạm dừng khai báo y tế đối với người nhập cảnh từ 0h ngày 27/4

Bộ Y tế vừa có Văn bản hoả tốc gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19.
100% xã, phường, thị trấn của Hà Nam trở về "vùng xanh"

100% xã, phường, thị trấn của Hà Nam trở về "vùng xanh"

Tất cả 109 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Nam ở cấp độ 1 (màu xanh). Ngày 24/4, toàn tỉnh Hà Nam chỉ ghi nhận 87 trường hợp mắc mới COVID-19.
Vẫn chưa thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Vẫn chưa thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Dù tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến tích cực nhưng theo đại diện Sở Y tế, các biến chủng mới vẫn có thể xuất hiện mang theo những nguy cơ bùng dịch.
Nghệ An: Tiếp nhận 34.000 liều vắc-xin Moderna phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

Nghệ An: Tiếp nhận 34.000 liều vắc-xin Moderna phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

Trong năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An phấn đấu hoàn thành tiêm chủng cho nhóm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đảm bảo bao phủ miễn dịch cộng đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.