Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 38 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 38°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Cần tháo “vòng kim cô” cho Thành phố Hồ Chí Minh

Pháp luật hình sự
18/02/2019 12:10
Huỳnh Thế Du
aa
Một cơ chế tự chủ gắn với việc tập trung nguồn lực cần thiết để TPHCM có thể phát triển là việc cần làm ngay.


Trong bài viết “Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh?” cho Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” của Tuần Việt Nam/báo VietNamNet, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung đã đặt ra những vấn đề rất thẳng thắn. Đúng là TPHCM phố đang có những vấn đề rất lớn.

Tuy nhiên, nhìn theo chiều dài phát triển và so sánh với các đô thị khác, nhất là 12 đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực sẽ thấy trục trặc của TPHCM chủ yếu là hệ quả của “vòng kim cô cơ chế”, xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược phát triển quốc gia cùng với cách nhìn nhận về vai trò của đô thị lớn và có tiềm năng nhất nước này.

Khác với Trung Quốc và các nền kinh tế thành công ở châu Á, Chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam đã không đặt ưu tiên cần thiết cho TPHCM nói riêng, các đô thị trung tâm nói chung. Cách nhìn chính thống và nhiều chính sách đang kéo TPHCM phải chờ.

Hệ quả, TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung đang ngày một thất thế so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, khoảng cách với Trung Quốc ngày một xa hơn, trong khi chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn để giảm thiểu sức hút không mong đợi từ quốc gia này.

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua (PPP) vào năm 1990 của Việt Nam và Trung Quốc lần lượt là 987 đô-la và 939 đô-la Mỹ; nhưng đến năm 2017, hai con số lần lượt là 16.807 đô-la và 6.776 đô-la. Năm 1990, hai nước tương đương, nhưng đến năm 2017, Trung Quốc đã cao hơn 2,5 lần (Hình 1). Đáng ra, Việt Nam đã có thể tăng trưởng cao hơn do quy mô nền kinh tế nhỏ hơn có thể tạo quán tính nhanh hơn.

Bài viết không nhắc lại những vấn đề Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung đã nêu và tác giả đồng tình mà xoáy vào “vòng kim cô cơ chế” mà Trung ương cần tháo bỏ để TPHCM có thể vươn lên nhằm góp phần gia tăng sức cạnh tranh quốc gia, sớm đưa Việt Nam đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh.

Kinh tế Việt Nam tụt hậu là rất rõ ràng. Tính toán của tác giả.
Kinh tế Việt Nam tụt hậu là rất rõ ràng. Tính toán của tác giả.

Đi trước về sau

Trước đây, khi Bangkok chưa được biết nhiều, Sài Gòn - TPHCM đã là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, nhưng đầu thập niên 1990 đã tụt hậu khoảng 20 năm và đến giờ...vẫn vậy. Thậm chí, khoảng cách với các đô thị dẫn đầu trong khu vực ngày một xa hơn.

Đáng quan tâm hơn, khoảng cách so với các đô thị lớn của Trung Quốc, điển hình là Thượng Hải đã doãng ra rất nhiều, cho dù nền tảng của kinh tế thị trường của TPHCM vào cuối thập niên 1980 đã ngang ngửa và TPHCM còn có những đột phá hay bước đi sáng tạo hơn.

Trong 10 năm trước Đổi Mới, khi cả nước không biết phải làm thế nào và trục trặc của mô hình kinh tế kế hoạch ngày một trầm trọng hơn, TPHCM đã tiên phong trong rất nhiều sáng kiến phá rào, tháo gỡ các khó khăn và dẫn đến Đổi Mới.

Khi Đổi Mới, là nền tảng cho kinh tế thị trường ở Việt Nam, thời kỳ được bung ra cũng là lúc các ý tưởng hay, táo bạo đã nở rộ. TPHCM trở thành tâm điểm của Đổi Mới. Như chàng trai được vươn mình, rất nhiều ý tưởng đột phá đã được triển khai như: phát triển khu công nghiệp, đô thị mới, huy động vốn và đầu tư theo mô hình đối tác công tư, phát triển kinh tế tư nhân, hình thành thị trường chứng khoán...

Thượng Hải, thực ra, không có được may mắn lúc khởi đầu như TPHCM. Trung Quốc bắt đầu mở cửa từ cuối thập niên 1970, nhưng Thượng Hải chỉ được cho một số cơ chế nhỏ giọt cho đến khi Đặng Tiểu Bình nhận ra tầm quan trọng của thành phố này nói riêng, các đô thị nói chung vào đầu thập niên 1990.

Kể từ đó, đó Trung Quốc đã xác định chiến lược tập trung vào các đô thị trung tâm để biến chúng thành các mũi nhọn cho sự phát triển quốc gia cùng với các địa phương có lợi thế ở duyên hải. Nhân tài vật lực đã được tập trung vào đây để tạo ra sự thần kỳ Trung Quốc.

Giống như Hàn Quốc đã định hướng cho Seoul và thành công trước đó, Thượng Hải được xây dựng để trở thành thành phố cạnh tranh toàn cầu, trung tâm tài chính và thương mại đẳng cấp thế giới. Môi trường và cách thức kinh doanh tiên tiến, những chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp đến kinh doanh, người giỏi đến làm việc, người giàu đến ở được thực thi.

Quyết tâm này được thể hiện rất rõ ở mức chi ngân sách của Thượng Hải khoảng 10% GRDP từ đầu thập niên 1990 đã tăng lên hơn 21% hiện nay. Kết quả, đến nay, mục tiêu với Thượng Hải đã thành hiện thực.

Đáng tiếc thay, TPHCM đã không được như Thượng Hải. Cho dù lúc đầu có không gian lớn hơn và việc trở thành một đô thị có vị trí trong khu vực cũng được nhắc đến, nhưng các chính sách và cách làm trên thực tế dường như ngược lại.

Ngập nước và kẹt xe đã trở thành chuyện thường ngày ở Thành phố.
Ngập nước và kẹt xe đã trở thành chuyện thường ngày ở Thành phố.

Các cơ chế để đẩy mạnh các sáng kiến của Thành phố đã không được Trung ương bật đèn xanh và tiếp sức như Thượng Hải có được. Thay vào đó, Thành phố ngày càng bị quản chặt hơn và phải san sẻ nguồn thu ngân sách cho cả nước nhiều hơn. Cái nôi của kinh tế thị trường đã bị sứt mẻ khá nhiều do chiến dịch cải tạo công thương nghiệp trong cuối thập niên 1970. Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục bị bầm dập vào giữa thập niên 1990 khi các vụ án kinh tế bị hình sự hoá và xử rất nặng. Nỗi sợ bị cải tạo, bị xử luôn đè nặng lên những doanh nhân ở Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.

Chiếm khoảng 9,5% dân số và đóng góp khoảng 27,5% tổng thu ngân sách, nhưng TPHCM chỉ được sử dụng khoảng 5% chi ngân sách cả nước cho duy trì và phát triển. Bình quân mỗi người dân Thành phố đóng góp vào ngân sách cả nước cao gần gấp 3 lần bình quân của cả nước (27,5 %/9,5% = 2,9), chi ngân sách chỉ bằng 53% bình quân của cả nước. Nếu tính dân số trên thực tế khoảng 14% thì con số còn thấp hơn rất nhiều. Khi tính toán theo số chi tại các địa phương và dân số thực tế thì TPHCM bằng chưa đến 80% bình quân của cả nước.

Đầu thập niên 1980, TPHCM được giữ lại hơn 40% nguồn thu ngân sách, đến đầu thập niên 1990 dao động quanh 30%, và đến nay chỉ có hơn 20% (tỷ lệ các khoản phân chia chỉ còn 18% và chỉ cần được 35% như Hà Nội thì mọi chuyện có lẽ đã rất khác). Chi ngân sách trong những năm gần đây của Thành phố chỉ khoảng 7-8% GRDP, tương đương ⅓ Thượng Hải, Bắc Kinh hay Hồng Kông và ½ Hà Nội hay Singapore.

Những con số nêu trên cho thấy sự mất cân đối tài chính công nghiêm trọng của TPHCM. Mối tương quan tài chính công này rõ ràng không thể là cơ sở cho sự phát triển bền vững của TPHCM; và, đương nhiên, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh và cơ hội đi đến thịnh vượng của cả Việt Nam.

Sự thất thế của TPHCM so với các đối thủ cạnh tranh thấy rất rõ. Ví dụ, chỉ trong hơn hai thập kỷ, Thượng Hải đã xây dựng được hơn 600 km tàu điện ngầm; trong khi đến năm 2020, may ra Thành phố mới có được 20km đầu tiên. Giả sử trong cái áo cơ chế hiện tại Thành phố có thể nỗ lực gấp đôi, thậm chí gấp ba thì kết quả cũng chẳng đáng là bao. Điều này cho thấy cái bó của tư duy, của chiến lược quốc gia ảnh hưởng như thế nào.

Nếu TPHCM được chi tiêu một tỷ phần ngân sách so với GRDP tương đương Hà Nội trong hai thập niên qua, thì nguồn vốn có thêm đủ để xây cả hệ thống tàu điện ngầm và một số hạ tầng thiết yếu khác. Nếu táo bạo như Thượng Hải (chi ngân sách bình quân của Trung Quốc chỉ khoảng 23% GDP so với 30% của Việt Nam), thì Thành phố đã rất phát triển rồi.

Nói rộng ra cả vùng TPHCM, trong giai đoạn 2004-2016, chi ngân sách so với GRDP chỉ có 8,2%, so với 19,3% của vùng Hà Nội và 30% của cả nước. Phân tích định lượng của tác giả cho thấy, trong giai đoạn 2004-2016, chi ngân sách/người của vùng đông nam Bộ thấp nhất cả nước, kế đến là Đồng bằng sông Cửu Long. Đóng góp đến 43% nguồn thu ngân sách và 38% GDP của cả nước, nhưng vùng TPHCM chỉ được giữ lại 28,7% nguồn thu. Nếu có được tỷ lệ 62,8% như vùng Hà Nội thì mọi chuyện đã rất khác.

Hơn thế, nhu cầu về CSHT rất lớn, nhất là giao thông nhưng cả vùng cũng được đầu tư rất khiêm tốn. Ví dụ, trong khoảng 800 km đường cao tốc đã được xây thì cả vùng chỉ được khoảng 100 km. Điều này cũng cho thấy cái khó trong liên kết vùng vì mỗi địa phương chưa lo nổi cho mình với các nhu cầu thiết yếu. Có thực mới vực được đạo.

Tư tưởng e ngại sự chệch hướng, Thành phố vượt tầm kiểm soát của Trung ương dường như mạnh hơn cách nhìn để cho Thành phố vươn vai. Quán tính từ đầu thập niên 1980 với Nghị quyết 01 nổi tiếng dường như vẫn vậy. Trung ương đã kỷ luật và yêu cầu Thành phố dừng phá rào để theo định hướng cũ thay vì nhìn vào những mặt tích cực để hậu thuẫn Thành phố tiếp tục tiến lên. Hậu quả, vài năm sau cả nước gặp trục trặc dẫn đến Đổi Mới mà thực chất là triển khai những gì mà Thành phố đã bị phê bình và yêu cầu dừng trước đó.

Cái khó bó cái khôn

Lật lại những tài liệu lịch sử và tiếp xúc với đội ngũ lãnh đạo và người dân sẽ thấy sự khát khao vươn lên của TPHCM. Bao giờ TPHCM sẽ lại là “Hòn ngọc Viễn Đông” hay cái gì đó tương tự là trăn trở của rất nhiều người. Những trao đổi, những dự định đã được bàn thảo và ướm thử, nhất là trong những năm gần đây khi mà mọi thứ ngày một khó khăn hơn.

TPHCM vẫn đầy khát khao vươn lên thành Hòn ngọc Viễn đông, như nó vốn là.
TPHCM vẫn đầy khát khao vươn lên thành Hòn ngọc Viễn đông, như nó vốn là.

Khi chuẩn bị Đại hội X của Đảng bộ Thành phố, đã có một đánh giá chiến lược so sánh TPHCM với 12 đối thủ trong khu vực. Những cách tiếp cận hiện đại như: lấy cái neo hay mốc so sánh là 12 thành phố này, tiếp cận cụm ngành cho phát triển kinh tế, đô thị nén gắn với giao thông công cộng, tạo cơ chế động lực để có nhiều cán bộ dám nghĩ dám làm ... đã được thảo luận.

Tuy nhiên, những ý tưởng có thể đưa vào Nghị quyết để sau đó triển khai là rất khiêm tốn do cái áo cơ chế bó buộc. Ví dụ, đột phá thứ bảy về chỉnh trang và phát triển đô thị ẩn đằng sau đó là những dự định về cách làm mới trong phát triển đô thị, cơ chế vận hành chính quyền đô thị... Trong khi, 6 đột phá kế thừa từ các nhiệm kỳ trước, thực ra là những khó khăn phải giải quyết của Thành phố do vướng cái áo cơ chế nên ngày càng khó hơn mà thôi.

Cơ chế đặc thù là điều mong mỏi của TPHCM từ rất nhiều năm. Điều này đã được xúc tiến sau Đại hội X và đặc biệt đẩy mạnh vào năm 2018 với cách làm gõ cửa trực tiếp rất nhiều các cơ quan Trung ương và lãnh đạo quốc gia.

Việc Trung ương cho cơ chế theo Nghị quyết 54 của Quốc hội để Thành phố thí điểm một số cơ chế đặc thù cũng như quyết định nguồn vốn cho hai tuyến Metro gần đây là những tín hiệu tích cực về một cách tiếp cận mang tính chiến lược hơn đối với TPHCM. Tuy nhiên, các không gian chính sách mà Thành phố được cho phần nhiều là gỡ bí, trong khi những nhân tố mở lối hay đột phá không nhiều.

Thời gian mà Thành phố phải chạy về Trung ương đa phần là để giải quyết những vấn đề sự vụ chứ không nhiều những bàn thảo hay chủ trương về các vấn đề chiến lược mang tầm phát triển dài hạn của Thành phố. Cái khó, quả là, đã bó cái khôn.

Trong cái áo cơ chế chật hẹp như vậy, TPHCM vẫn triển khai những việc có thể làm như chuẩn bị xây dựng trung tâm tài chính ở Thủ Thiêm cho dù đã bị dội nước lạnh từ chủ trương sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khoán quốc gia và trung tâm sẽ đặt tại Hà Nội. Có thể hiểu là các giao dịch chủ yếu vẫn ở TPHCM, nhưng tác động tâm lý rất lớn.

Phát triển đô thị sáng tạo ở phía đông gắn với tầm nhìn thành phố thông minh và xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung là những việc mà Thành phố đã và đang triển khai.

Tuy nhiên, khả năng thành công của những ý tưởng nêu trên phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược và định hướng dài hạn của Trung ương đối với TPHCM nói riêng, chiến lược phát triển quốc gia nói chung.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung đã chỉ ra rất rõ cái khó và thực tế của Thành phố. Ví dụ, các cấu phần về đổi mới mô hình tăng trưởng đã thực hiện xong mà gần như không thấy tác động. Đúng là như vậy vì đây chỉ là các vấn đề mang tính kỹ thuật hay sự bức thiết của cuộc sống, trong khi cái van tắc nghẽn đang nằm ở vấn đề chiến lược. Cái áo cơ chế đang quá chật và bó buộc.

Lời kết

Những phân tích nêu trên cho thấy, điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển của TPHCM chính là cái vòng kim cô cơ chế, định hướng phát triển quốc gia đối với các đô thị trung tâm nói chung, TPHCM nói riêng.

Cuộc cạnh tranh toàn cầu trong thời đại thế giới mở hiện nay là cuộc cạnh tranh giữa các đô thị lớn để thu hút doanh nghiệp, người giỏi và người giàu. Việt Nam muốn tồn tại thì ít nhất phải giữ được doanh nghiệp người giỏi, người giàu của mình chứ không thể để tình trạng khởi nghiệp phải chạy sang Singapore như trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đội ngũ tài năng của Việt Nam lũ lượt đội nón ra đi tìm miền đất hứa nơi khác.

Khát vọng Việt Nam như trong lời chúc năm mới cùng với bài viết quan trọng trước thềm năm mới Kỷ Hợi của Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng và bài viết đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ có thể thành hiện thực khi chúng ta giữ được chất xám và phát huy các tiềm lực quốc gia. TPHCM cùng với Hà Nội là hai nơi quan trọng nhất cho việc này.

Với ý nghĩa như vậy, giờ đây là lúc lãnh đạo quốc gia cần có những quyết sách quan trọng để những nơi có tiềm năng có thể phát huy một cách tốt nhất nhằm đưa Việt Nam sớm đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh.

Một cơ chế tự chủ gắn với việc tập trung nguồn lực cần thiết để TPHCM có thể phát triển là việc cần làm ngay.

bài liên quan
Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.
TP.HCM: Dự kiến bắn pháo hoa tại 16 điểm dịp lễ 30/4

TP.HCM: Dự kiến bắn pháo hoa tại 16 điểm dịp lễ 30/4

TP.HCM dự kiến bắn pháo hoa tại 16 điểm (1 điểm tầm cao, 15 điểm tầm thấp) mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).
Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành rà soát, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo có hiệu lực thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) từ 01/7.
Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Cụ thể, dự án kéo dài đến nay đã hơn 20 năm, do chưa hoàn tất công tác bồi thường thu hồi đất, chưa biết ngày triển khai thực hiện hoàn thành dự án.
Thực hiện tinh giản biên chế thì dùng kinh phí theo Thông tư nào?

Thực hiện tinh giản biên chế thì dùng kinh phí theo Thông tư nào?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nắng nóng kéo dài, Miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Nắng nóng kéo dài, Miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Theo Cục điều tiết điện lực, trong tuần từ 15-21/4/2024 nắng nóng diễn ra tại các miền trên cả nước, nhu cầu phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao.
Hà Tĩnh: Xử lý 9 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập

Hà Tĩnh: Xử lý 9 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập

Sở Y tế Hà Tĩnh phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 9 cơ sở, trong đó phạt tiền: 7 cơ sở; Đình chỉ hoạt động 2 cơ sở do chưa đảm bảo điều kiện để thực hiện khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế theo quy định.
Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Vietnam Dairy là triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa duy nhất do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Việt Nam.
Tin bài khác
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.