Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Bảo vệ trẻ em khỏi áp lực truyền thông - khó hay dễ?

Pháp luật hình sự
21/02/2020 13:30
Hồng Minh
aa
Trong thời đại thông tin như hiện nay, khó có vụ việc nào có thể giữ bí mật hoặc bị bưng bít lâu dài.


Các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những mặt tích cực thì sự công khai các vụ việc này (dù rằng do vô tình hay hữu ý) của truyền thông cũng khiến cho người trong cuộc (trong đó có trẻ em) bị ảnh hưởng lớn về tâm lý, thể chất…

Trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ.

Trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ.

Gần đây nhất, vụ án đường dây học sinh trung học bị dụ dỗ bán trinh ở Ba Vì (Hà Nội) nhận được sự chú ý từ phía báo chí. Rất nhiều bài báo liên tục đưa tin, thậm chí có nhiều bài báo còn đăng những thông tin rất chi tiết và cụ thể về trường lớp, tỉnh, thành của những học sinh này.

Bên cạnh mặt tích cực là mong muốn các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc, thực thi công lý để bảo vệ trẻ em thì vô hình trung những bài báo này cũng đã để lộ những thông tin bí mật đời tư của các em, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tuổi thơ của trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ

Cách đây mấy năm, tại Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TP HCM tổ chức, các đại biểu tham dự đã nêu ra con số đáng lo ngại.

Theo đó, kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội (Codes) trên 5 tờ báo mạng điện tử được xếp vào top 50 trang web được truy cập hàng đầu Việt Nam trong năm 2012 cho thấy, có 548 bài báo có nội dung không bảo đảm sự riêng tư của trẻ em.

Trong đó có nhiều bài (68%) được đăng tải lại nguyên văn trên các trang mạng khác (báo chí, truyền thông, mạng xã hội…) với số lượng lên đến 2.692 lượt. Trong đó, có 62% số bài báo mô tả một cách chi tiết hoặc mô tả chi tiết cùng với bình luận về trẻ em liên quan. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ bài viết cao nhất (47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành/bạo lực (23%) và nhân đạo - từ thiện (11%)…

Nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay ở nước ta có thể thấy, phần lớn tin tức chủ lưu trên truyền thông là thông tin về người lớn và dành cho người lớn. Những vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em, trẻ em là nạn nhân của xung đột gia đình, lạm dụng/xâm hại tình dục, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ mồ côi, trẻ em bị ruồng bỏ… có thể trở thành những tin nóng trên trang nhất, song mục đích chính của thông tin này là nhằm tác động đến người lớn, trực tiếp đến các tổ chức xã hội, thậm chí là các nhà hoạch định chính sách… nhiều hơn là để bày tỏ quan điểm của các em về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

Trong khi đó, theo nhà nhân học văn hóa Karin Norman – tác giả cuốn sách về những khái niệm văn hóa tuổi thơ viết cho Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, tuổi thơ của trẻ em không phải là một trạng thái sinh học mà là một cấu trúc xã hội và văn hóa. Chính vì vậy, trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ. Và một trong những phương tiện có thể bảo vệ, giáo dục hữu hiệu cho trẻ em là báo chí.

Do đó, báo chí – truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện trên 3 phương diện: trẻ em là đối tượng phản ánh của truyền thông; là công chúng, đối tượng thụ hưởng và chịu sự tác động của truyền thông; đồng thời, là những người tham gia vào hoạt động truyền thông để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình.

Đừng phá đi cuộc sống yên lành của trẻ

Thực tế có thể thấy, một bài báo nhỏ có thể ngăn chặn được cả một tội ác to lớn, nhưng chỉ một dòng thông tin, một tấm ảnh nhỏ trên báo chí cũng có thể phá đi cuộc sống yên lành của một đứa trẻ. Và đây cũng chính là vấn đề được các đại biểu tham dự buổi tọa đàm “Mua dâm trẻ vị thành niên – Góc nhìn truyền thông báo chí” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức trung tuần tháng 2/2020 quan tâm.

Nhắc lại một vụ án mua dâm vị thành niên xảy ra đã lâu, bà Nguyễn Vân Anh - chuyên gia giới, Giám đốc Trung tâm CSAGA - kể lại: “Tôi rất nhớ vụ án đó vì có một tờ báo khi đó miêu tả nạn nhân đã nhấn mạnh chi tiết em đi đôi giày đỏ, mặc chiếc áo khoác sặc sỡ, em trông lớn hơn tuổi 13 của mình. Điều này có vẻ như ngầm ý cho rằng em rất ăn chơi, chứ cũng không ngoan ngoãn gì. Trong khi đó, khi nói về thủ phạm thì dẫn chứng ý kiến của ông hàng xóm thủ phạm là người tốt, luôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân tại khu phố… Đây phải chăng có phải là đổ lỗi cho nạn nhân, làm sao chúng ta có thể nói về nạn nhân như vậy, nhất là nạn nhân đó lại là trẻ em?”.

Cũng theo bà Nguyễn Vân Anh, vẫn biết rằng, về thực chất, những tin tức đó được đưa lên mặt báo, trước hết, vì mục đích thông tin, lên án những kẻ xâm hại trẻ em và xa hơn là để răn đe những kẻ nào có ý định xâm hại trẻ, để những người có con cái đề phòng những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, để cụ thể hóa thông tin, nhà báo đã vô tình tiết lộ địa chỉ cụ thể của nạn nhân (ví dụ như địa chỉ của thủ phạm, nhưng thủ phạm lại là cha/cha dượng của nạn nhân).

Cách thức duy nhất mà các nhà báo dùng để hạn chế những thông tin cá nhân của các em là viết tắt tên, đổi tên hoặc giấu tên… Tuy nhiên, việc giấu tên chẳng có ý nghĩa gì khi địa chỉ của các em được đưa chính xác đến từng số nhà, tổ dân phố, trường, lớp học… Thực tế cho thấy, ở một địa phương nhỏ, một ngôi trường nhỏ, không khó để tất cả những người xung quanh nhận ra nhân vật trong bài viết là ai.

Và, sau khi thông tin được đăng tải tràn lan trên báo chí, câu chuyện sẽ nhanh chóng được thêm thắt, thêu dệt, rồi lan rộng và ngay lập tức, chính các em sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự hiếu kỳ, thương hại, thậm chí là dè bỉu, bàn tán của những người xung quanh…

"Mặt khác, trong một xã hội người ta vẫn còn quan niệm về dùng gái trinh giải đen, quá coi trọng chữ trinh của người phụ nữ, dùng chữ trinh để đánh giá đạo đức của một con người thì dù ít, dù nhiều truyền thông cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và sự ảnh hưởng đó thể hiện ở cách truyền thông đưa thông tin với những cụm từ như: “mất một đời con gái”, “mất đời con gái em sẽ sống sao" - bà Vân Anh nhấn mạnh - "Điều này khiến các nạn nhân tự ti hơn rất nhiều. Truyền thông không đổ lỗi cho nạn nhân nhưng cách truyền thông miêu tả nạn nhân, miêu tả tội phạm, cách bình luận như vậy, đã tạo nên trong suy nghĩ người đọc quan niệm đổ lỗi cho nạn nhân”.

Ở góc độ là người đã từng làm việc lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, nhà báo Lê Nghiêm - nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) - đặt ra vấn đề trách nhiệm của một số bên khi mà cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các nhà báo khi đưa tin về vụ việc.

Theo ông Lê Nghiêm, các nhà báo có ý thức bảo vệ nhưng vẫn còn sơ hở có thể để lộ lọt thông tin của các nạn nhân. Cách đưa tin giật gân hút được rất nhiều người xem, nhưng định hướng người ta đến các thứ không lành mạnh đó là chỉ tò mò muốn xem đời tư của các nạn nhân này, những chuyện này nó lạ lùng như nào.

"Trong khi đó Luật Báo chí, Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em… đều có những quy định về vấn đề xâm hại bí mật đời tư cá nhân nói chung và của trẻ em nói riêng. Cần phải hiểu đây là trách nhiệm của nhiều bên và theo đúng luật khi gia đình, người giám hộ đồng ý cung cấp thì nhà báo mới được tiếp cận tác nghiệp. Và khi tác nghiệp cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em" - ông Lê Nghiêm nêu quan điểm - "Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã có ý thức trong việc này, tuy nhiên làm chưa hết trách nhiệm (che mặt, giấu tên nhưng vẫn phát băng ghi âm giọng nói), nên rút kinh nghiệm”

Lưu ý đến chi tiết “băng ghi âm giọng nói”, Luật sư Nguyễn Văn Tú – Công ty Luật Fanci cho rằng, giọng nói và trang phục cũng là thông tin cá nhân giúp cộng đồng nhận diện được nạn nhân, chính vì thế việc để lộ những khía cạnh này trên truyền thông cũng là vi phạm.

Khi một người sở hữu thông tin, bí mật thì chỉ người đó mới có quyền cung cấp, bố mẹ, người đại diện cũng không được ép nếu việc cung cấp thông tin gây bất lợi cho người được đại diện. Quyền lợi về mặt thông tin rất khó định lượng là có lợi hay không có lợi”, theo Luật sư Tú.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:

“Trong môi trường truyền thông hiện nay, nhà báo không nên coi trẻ em như “miếng mồi” ngon để khai thác thông tin, hình ảnh một cách vô tội vạ, họ đưa tin theo dụng ý của mình mà không quan tâm đến việc thông tin đó ảnh hưởng, làm tổn thương các em như thế nào”.

Luật sư Nguyễn Văn Tú:

“Bảo vệ bí mật đời tư là quyền được bảo vệ tối đa của mỗi cá nhân, nhưng hiện nay nhiều người vẫn phớt lờ luật phát, vì quyền lợi của mình mà bỏ qua quyền lợi của người khác. Họ đã ngang nhiên “nới” quy định của pháp luật, quy phạm của đạo đức để xâm hại quyền lợi người khác.

ls_nguyen_van_tu_sqlf

Từ đây, một câu hỏi đặt ra là giải pháp nào để báo chí vấn đảm bảo nhiệm vụ truyền thông mà vẫn không vi phạm pháp luật, đạt được hiệu quả giáo dục, răn đe? Đơn cử như vụ mua dâm trẻ vị thành niên ở Ba Vì, phải định nghĩa thế nào là tin tốt nhằm phát hiện ngăn chặn vụ việc. Như vậy, truyền thông cần có ý thức dùng thông tin đến đâu để đạt hiệu quả truyền thông và giáo dục vì nếu không làm được vậy thì khó nói rằng đạo đức làm báo đã được thực hiện nghiêm chỉnh”.

Nhà báo Lê Nghiêm:

“Để thực hiện tốt việc bảo vệ bí mật cá nhân của nạn nhân bị bạo lực tình dục, những đối tượng dễ bị tổn thương, cần cụ thể hóa những hướng dẫn thực thi văn bản pháp luật, định nghĩa như thế nào là bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.

nha_bao_le_nghiem_urhq

Các cơ quan nhà nước là nơi nắm thông tin của người dân, các cơ quan điều tra phải có trách nhiệm nghiêm ngặt về bảo vệ bí mật đời tư. Báo chí bên cạnh các quy định về luật pháp còn có quy định về đạo đức nghề nghiệp. Các tòa soạn cần phải quán triệt nâng cao tiêu chuẩn về đạo đức nghề báo trong những trường hợp này”.

Nhà báo Phạm Gia Hiền:

“Báo chí đã quá theo đuổi những thông tin mang tính “câu view” (lượng theo dõi), trong khi đó những thông tin về giáo dục pháp luật hay là những kỹ năng cơ bản để giúp trẻ em phòng vệ, nhận thức ra mình có bị gài bẫy hay không lại quá ít”.

bài liên quan
Các chuyên gia cảnh báo cha mẹ bảo vệ con khỏi nạn xâm hại trên "An ninh toàn cảnh"

Các chuyên gia cảnh báo cha mẹ bảo vệ con khỏi nạn xâm hại trên "An ninh toàn cảnh"

Các chuyên gia tội phạm đã phân tích biểu hiện hành vi của những kẻ “yêu râu xanh” và những điều phụ huynh cần ghi nhớ để con cái mình không bao giờ là nạn nhân của những kẻ xâm hại trên chuyên mục Nhận diện tội phạm chương trình An ninh toàn cảnh phát sóng trưa 17/3.
Gần 4 nghìn vụ xâm hại trẻ em được phát hiện trong 2 năm qua

Gần 4 nghìn vụ xâm hại trẻ em được phát hiện trong 2 năm qua

2 năm qua, phát hiện 3.748 số vụ xâm hại trẻ em với 4.354 đối tượng, xâm hại gần 4.000 trẻ em.
Phụ nữ không phải là món hàng và pháp luật không phải là đề ra cho có!

Phụ nữ không phải là món hàng và pháp luật không phải là đề ra cho có!

Mọi hành vi xâm hại sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm người phụ nữ đều phải được xử lý, bằng các quy định nghiêm khắc của pháp luật...
Đau lòng khi trẻ là nơi “trút bức xúc” của người lớn

Đau lòng khi trẻ là nơi “trút bức xúc” của người lớn

Thời gian qua, tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Điều đáng nói, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19, các đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân, người quen, thậm chí là người nhà của nạn nhân.
Điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu

Điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu xác lập chuyên án để mở rộng xác minh, điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu đối với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, xâm hại trẻ em, ma túy, “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao, khai thác cát sỏi, chặt phá rừng, vi phạm môi trường, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chổng dịch COVID-19...
Điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu

Điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu xác lập chuyên án để mở rộng xác minh, điều tra triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu đối với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, xâm hại trẻ em, ma túy, “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao, khai thác cát sỏi, chặt phá rừng, vi phạm môi trường, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chổng dịch COVID-19...
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Lực lượng chức năng vừa tạm giữ hình sự 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội).
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Một đường dây tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Thuận triệt phá, bắt giữ 5 đối tượng.
Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án “In, mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” xảy ra từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Một nữ sinh học lớp 7 bị một người đàn ông hành hung, tát liên tục, sự việc được quay lại và đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Tại cơ quan Công an, Huynh và Duy khai nhận đã bán ma túy cùng nhau, các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm rồi đem bán.
Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Trong tuần qua, các tổ công tác 141 đã kịp thời ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phát hiện 16 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ 17 đối tượng.
Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt khẩn cấp 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản.
Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 đối tượng Phạm Hải Đăng và Nguyễn Đăng Tài để điều tra về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Nhập lậu bò từ Lào về Việt Nam, một đối tượng bị bắt giữ

Nhập lậu bò từ Lào về Việt Nam, một đối tượng bị bắt giữ

Nguyễn Hùng Sơn bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang vận chuyển 17 con bò không có giấy tờ theo quy định từ Lào sang Việt Nam qua Cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn - Nghệ An).
Đồng Nai: Khởi tố 1 nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển 16kg ma tuý

Đồng Nai: Khởi tố 1 nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển 16kg ma tuý

Ngày 22/3, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 3 đối tượng để làm rõ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY