Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Bảo vệ môi trường biển vẫn là bài toán nan giải

Pháp luật hình sự
30/06/2022 06:56
Đỗ Trang
aa
Công tác bảo tồn hệ sinh thái biển và bảo vệ môi trường biển vẫn là bài toán nan giải ở nước ta, bởi việc xác định mức độ ô nhiễm, khả năng ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra trên biển đến nay vẫn còn hạn chế.


Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu đến từ áp lực phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa)

Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu đến từ áp lực phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa)

Nhiều thách thức

Việt Nam đang đứng trước những thách thức về môi trường biển như ô nhiễm nhựa đại dương, nguồn thải lục địa, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu. Tình trạng ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng phát sinh do sức ép tăng trưởng kinh tế, du lịch, khai khoáng và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2019, nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển với tổng dân số khoảng 51 triệu người. Với chiều dài đường bờ biển trên 3.260km, diện tích vùng biển trên 1 triệu km2, hệ thống đô thị ven biển trải dài dọc bờ biển từ Bắc đến Nam, nền kinh tế biển phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành có biển, mang về nguồn lợi vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, chính sự phát triển của kinh tế - xã hội đã tạo ra một áp lực lớn đến môi trường biển Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung khu vực ven biển, không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải khi nhu cầu sử dụng điện, nước) mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, gây ra sự thay đổi cảnh quan ven biển.

Hơn nữa, vấn nạn ô nhiễm môi trường biển đã trở nên nhức nhối trong nhiều năm nay. Các nguồn thải chính được đề cập trong báo cáo gồm nguồn thải từ hoạt động dân cư (sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ); nguồn thải từ hoạt động công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khai thác khoáng sản); nguồn thải từ hàng hải trên biển; nuôi trồng thủy hải sản trên biển; khai thác, thăm dò dầu khí trên biển.

Phần lớn các chất thải từ đất liền tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo thông qua các cửa sông ven biển. Kết quả thống kê cho thấy, có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom (năm 2019); lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122 - 163 triệu m3/ngày. Tình trạng ô nhiễm biển đã được ghi nhận ở nhiều khu du lịch ven biển từ Bắc vào Nam như Cửa Lục, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu...

Bên cạnh đó, các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hành động ngay vì môi trường biển

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ hạn chế hiện nay là chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá toàn diện về thải lượng các chất ô nhiễm trực tiếp xả thải ra môi trường biển, phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích, tính toán thải lượng của một ngành nghề hoặc một hoạt động phát thải ra vùng biển. Việc đo lường tác động của những vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm nhựa đại dương, biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Nói cách khác, bức tranh ô nhiễm biển tại Việt Nam có thể còn nghiêm trọng hơn những số liệu hiện có, đặt ra thách thức và áp lực lớn trong công tác quản lý chất thải trên biển, bảo tồn hệ sinh thái biển và bảo vệ biển ở nước ta.

TS. Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) nhận định: “Công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào bảo tồn những hệ sinh thái trên cạn, vấn đề bảo tồn hệ sinh thái biển và bảo tồn biển đang bị coi nhẹ bởi hai lý do. Một là, Việt Nam còn là nước nghèo nên đầu tư về đa dạng sinh học không thể bằng các nước khác. Trong khi đó, vấn đề đại dương là vấn đề lớn, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều tác động khác nhau như rác thải, ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu, do đó đòi hỏi nỗ lực chung và nguồn đầu tư lớn. Hai là, mặc dù các quan trắc và nghiên cứu về vấn đề biển vẫn được tiến hành nhưng chưa được quan tâm nhiều như các vấn đề trên cạn. Dư luận có thể tranh luận gay gắt về vấn đề buôn bán hổ, tê tê, chim hoang dã… nhưng chỉ ít người nói đến nạn buôn bán lậu các loài thủy sản quý hiếm”.

Vài năm gần đây, vấn đề suy thoái hệ sinh thái biển, rác thải đại dương cùng sự sụt giảm các nguồn lợi đi kèm dần được quan tâm hơn, khi những vấn nạn này đã trở nên quá rõ ràng và không thể chối bỏ.

Dù biển bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất, cung cấp nhiều nguồn tài nguyên dồi dào cho sự sống và sự phát triển kinh tế - xã hội như muối, cá, tôm, dầu mỏ, khí tự nhiên... nhưng biển cả không phải tài nguyên vô tận, vẫn có thể cạn kiệt và suy thoái. Nếu không có những giải pháp, hành động kịp thời, với sự chung tay của toàn thể xã hội để bảo vệ tài nguyên quý giá này thì hậu quả sẽ khó lường. Bảo vệ biển không chỉ là bảo vệ môi trường chung của con người và các loài sinh vật sống trong đó mà còn bảo vệ tương lai của cả nhân loại.

Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng Đại dương xanh” tại 2 điểm cầu là Hà Nội và Khánh Hòa. Chương trình truyền tải thông điệp về vai trò to lớn của biển và đại dương đối với sự sinh tồn của loài người, góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo. Là một quốc gia biển, Việt Nam có khát vọng muôn đời là chinh phục biển, thịnh vượng từ biển và giữ hòa bình cho biển; khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển và quyết tâm phát triển toàn diện kinh tế biển đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo; thể hiện ý chí bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển.

bài liên quan
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào tháng 5 tới, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (dự thảo Luật). Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra mới đây, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm, qua đó khắc phục tình trạng xâm hại môi trường của Thủ đô.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Liên quan vụ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn một tháng không được thu gom rác do chờ ký hợp đồng, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất một số giải pháp giải quyết.
Xu thế

Xu thế 'xanh' tất yếu

Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP đề nghị trình HĐND TP xây dựng nghị quyết về chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi cho cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện. Việc này sẽ được thí điểm tại huyện Cần Giờ trước khi có thể nhân rộng ra toàn TP HCM.
Gần 6.000 vụ vi phạm môi trường được phát hiện

Gần 6.000 vụ vi phạm môi trường được phát hiện

Trong 2 tháng đầu năm 2024, cơ quan chức năng đã phát hiện 5.810 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 5.046 vụ với tổng số tiền phạt là 54,7 tỷ đồng.
Nỗ lực hoàn thành dự án kênh Tham Lương - Bến Cát trong tháng 4/2025

Nỗ lực hoàn thành dự án kênh Tham Lương - Bến Cát trong tháng 4/2025

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu chủ đầu tư lên kế hoạch kỹ lưỡng để đảm bảo tiến độ đến 30/4/2025 đưa công trình vào khai thác.
Quản lý, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành Công Thương

Quản lý, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành Công Thương

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 24/2023/TT-BCT quy định về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có tân Tổng Biên tập

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có tân Tổng Biên tập

Nhà báo Nguyễn Linh Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Ngày 16/4, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an huyện Đơn Dương đã bắt giữ Nguyễn Thanh Hưng (ngụ thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại địa phương.
TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

Trong quý II/2024, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động đón đầu xu hướng và các chương trình kích cầu du lịch.
Tin bài khác
Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Ngày 16/4, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an huyện Đơn Dương đã bắt giữ Nguyễn Thanh Hưng (ngụ thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại địa phương.
Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung tài xế, cướp taxi trong đêm

Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung tài xế, cướp taxi trong đêm

Đối tượng hành hung, cướp taxi vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội tiến hành tạm giữ hình sự.
Hà Giang: Bắt khẩn cấp nam thanh niên lẻn vào đám hiếu trộm hơn 100 triệu đồng tiền phúng viếng

Hà Giang: Bắt khẩn cấp nam thanh niên lẻn vào đám hiếu trộm hơn 100 triệu đồng tiền phúng viếng

Qua đấu tranh khai thác, Tùng đã thừa nhận toàn bộ hành vi trộm cắp tài sản tại đám hiếu ở xã Việt Vinh, công an đã thu giữ hơn 100 triệu đồng và 3 chiếc điện thoại di động.
Tạm giữ hình sự đối tượng dùng dao chém vợ cũ và một người khác bị thương

Tạm giữ hình sự đối tượng dùng dao chém vợ cũ và một người khác bị thương

Công an quận Nam Từ Liêm đã tạm giữ đối tượng Nguyễn Xuân Trường (SN: 1991, HKTT: phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) để điều tra, làm rõ hành vi dùng dao chém vợ cũ và 01 người khác bị thương.
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Đối tượng cộm cán trên địa bàn TP Lai Châu vừa bị lực lượng chức năng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Bắt hai đối tượng cướp giật tại cửa hàng điện thoại ở Vĩnh Phúc

Bắt hai đối tượng cướp giật tại cửa hàng điện thoại ở Vĩnh Phúc

Công an huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bắt được 2 thanh niên cướp điện thoại iPhone tại một cửa hàng di động trên địa bàn.
Hà Nội: Bắt giữ đối tượng mang theo súng quân dụng dạo phố

Hà Nội: Bắt giữ đối tượng mang theo súng quân dụng dạo phố

Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai đã lên mạng xã hội tìm cách đặt mua 01 khẩu súng, 02 viên đạn quân dụng với giá 10 triệu đồng để “phòng thân”.
Bắt 4 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật

Bắt 4 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận, do mâu thuẫn từ trước với anh G nên Trần Minh Hiếu đã rủ các đối tượng đi xe sang xã Hòa Lộc tìm anh G để giải quyết.
CSGT bắt giữ nghi phạm giết người đang trên đường lẩn trốn

CSGT bắt giữ nghi phạm giết người đang trên đường lẩn trốn

Một nghi phạm liên quan đến vụ giết người tại Nam Định đang trên đường bỏ trốn, khi đến địa phận TP Đà Nẵng thì bị lực lượng CSGT bắt giữ.
Công an truy tìm đối tượng chiếm đoạt xe ô tô của một doanh nghiệp

Công an truy tìm đối tượng chiếm đoạt xe ô tô của một doanh nghiệp

Được công ty giao quản lý và sử dụng chiếc ô tô nhãn hiệu Santafe màu đen, nhưng sau đó đối tượng tự ý nghỉ việc, nhưng không bàn giao lại ô tô cho phía công ty.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
chuong trinh thien nguyen song yeu thuong suc manh tu long nhan ai

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Sức mạnh từ lòng nhân ái

Ngày 10/4, Ban Doanh nhân và Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội) và 23 hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân và Pháp luật.Chương trình đầy ý nghĩa đã để lại nhiều cảm xúc, góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” truyền thống của người dân Việt Nam .
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.
bo noi vu dong y hoan doi ngay lam viec dip 304 15 de nghi 5 ngay lien tuc

Bộ Nội vụ đồng ý hoán đổi ngày làm việc dịp 30/4, 1/5 để nghỉ 5 ngày liên tục

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất hoán đổi ngày làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4-1/5.
bao tang ha noi doi moi de thu hut khach du lich

Bảo tàng Hà Nội đổi mới để thu hút khách du lịch

Kho cơ sở của bảo tàng Hà Nội hiện đang lưu giữ hơn 70 nghìn tài liệu, hiện vật với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau. Đây là những di sản văn hoá quý giá là tiềm năng nội lực để bảo tàng tổ chức các cuộc trưng bày, giới thiệu về lịch sự phát triển hàng nghìn năm của Thăng Long Hà Nội, thủ đô văn hiến. Hiện bảo tàng Hà Nội đã thực hiện xong phần nội dung trưng bày, thiết kế kỹ thuật. Hiện đang tiến hành tổ chức thi công trưng bày.