Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Châu Âu và những thách thức năm 2018

Pháp luật 4 phương
17/01/2018 11:46
Minh Trà
aa
Những rối ren về chính trị, ngoại giao và kinh tế tại châu Âu trong năm 2017 được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2018 và có thể dẫn đến những nguy cơ không nhỏ đối với lục địa già.


Sau Brexit, châu Âu giờ đây đáng đứng trước nguy cơ chia rẽ
Sau Brexit, châu Âu giờ đây đáng đứng trước nguy cơ chia rẽ

Tuy các nước Đông và Trung Âu đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ cách đây 2 thập kỷ, nhưng hiện nay, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Czech lại thẳng thừng bác bỏ những điều mà họ coi là sự áp đặt của EU. Theo nhận định của các nhà phân tích, tình trạng “mất an ninh” này sẽ không tái hiện một cuộc chiến tranh lạnh mới với hai khối đối đầu như trước kia. Tuy nhiên, điều đó "đánh thức" những mâu thuẫn cũ mà người ta tưởng chừng như đã bị dập tắt.

Tái chia rẽ Đông-Tây

Cách hiểu khác nhau giữa Tây và Đông Âu không phải mới chỉ xuất hiện gần đây. Đối với Tây Âu, dự án hội nhập châu Âu là một lộ trình xóa nhòa ranh giới quốc gia và lịch sử: xây dựng châu Âu chung sống trong hòa bình, các nước tự nguyện từ bỏ chủ quyền để đề cao EU. Tuy nhiên, Đông và Trung Âu muốn tìm lại bản sắc và lịch sử của quốc gia, những yếu tố đã bị xóa nhòa trong thời kỳ trước. Do đó, thật dễ hiểu khi họ mâu thuẫn với những ý tưởng liên kết của phía Tây. Một yếu tố khác tập hợp những nước Đông Âu lại với nhau là thái độ phản ứng với làn sóng nhập cư, từ chối chấp nhận người tị nạn, phần lớn đến từ các nước Hồi giáo, mà EU phân bổ cho họ.

Ba Lan cùng một số nước khác trong khu vực, ví dụ như Cộng hòa Czech, vốn không sử dụng đồng euro, tỏ ra lo ngại khi thấy các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) quyết định hội nhập nhanh chóng, sâu rộng và bỏ qua các nước không nằm trong khối này. Những quốc gia Đông và Trung Âu này lo ngại tới một thời điểm nào đó, điều này sẽ mang lại hệ lụy tất yếu là sự suy giảm sức mạnh của cả cộng đồng kéo theo nguy cơ làm tăng xu hướng tan rã, gây thiệt hại cho chính các thành tựu mà EU đã đạt được như Khối tự do đi lại Schengen hay 4 nội dung tự do của thị trường chung là tự do đi lại, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn. Theo những nước này, EU một lần nữa phải trở thành cộng đồng của tự do và đoàn kết hơn là tạo ra những giới hạn và chia rẽ, cụ thể là tuân theo mô hình một cộng đồng gồm nhiều quốc gia tự do và bình đẳng.

Bất ổn chính trị

Sau hàng loạt cú sốc chính trị trong năm 2017, những vấn đề mà Đức, Italy hay Tây Ban Nha đang đối mặt khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn về việc liệu châu Âu có thoát khỏi những bất ổn chính trị hay không.

Trước hết là các cuộc bầu cử tại Đức. Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức có vai trò then chốt trong việc đưa ra những quyết định tác động tới cả EU. Giới chuyên môn cho rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có “lập trường cứng rắn hơn trong nhiều vấn đề” bởi bà Merkel phải cân bằng giữa những gì cần phải làm và những gì mà bà cho là đúng để giúp Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) duy trì sự ủng hộ của cử tri. Điều này có thể đồng nghĩa với một chính sách “bớt thực dụng hơn và thiên về hướng đại chúng hơn”. Đây có thể là một tin không mấy tốt lành nếu một quốc gia kém phát triển tại châu Âu rơi vào khủng hoảng và buộc phải rời khỏi EU bởi Đức sẽ không còn linh hoạt hay “bao dung” như trước.

Thứ hai là sự kiện Anh rời khỏi EU hay còn gọi là Brexit. Bế tắc tại Đức có thể khiến các cuộc đàm phán về Brexit bị trì hoãn đáng kể, và nhiều khả năng tiến trình này sẽ phải kéo từ tháng 12/2017 sang tới tận tháng 3/2018 do bà Merkel nhiều khả năng sẽ phải “chiến đấu” trong một cuộc bầu cử khác ở trong nước. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa một bên là EU tỏ ra khá cứng rắn và đang tìm cách hướng mọi chuyện theo mục tiêu của họ trong khi bên kia là Anh càng đến gần mục tiêu của EU thì sẽ càng bất lợi cũng sẽ khiến cho tiến trình đàm phán Brexit gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đến là tình hình phức tạp ở Tây Ban Nha và Italy. Cuộc khủng hoảng về nền độc lập tại Catalunya (Tây Ban Nha) có thể trở thành mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Brexit, và khu vực cũng cần phải cảnh giác trước “một cuộc bầu cử tương tự ở Italy”. Trong khi đó, Italy lại đang phải đối mặt với những trắc trở về kinh tế. Mặc dù các nền kinh tế Eurozone tiếp tục khởi sắc nhưng một mình Italy đang tụt lại phía sau khá xa bởi quốc gia này vẫn chưa hồi phục như trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

PESCO hoạt động không hiệu quả

EU đã có một bước tiến cụ thể hướng tới việc củng cố quan hệ giữa lực lượng quân đội các nước khi ký kết Thỏa thuận hợp tác Cấu trúc Thường trực về Quốc phòng (PESCO). Tuy nhiên, dù nhiều quan chức châu Âu tỏ ra rất lạc quan về sự kiện này thì giới chuyên gia lại cho rằng thỏa thuận này còn lâu mới có thể được xem là lực đẩy cho việc thành lập “quân đội EU” hay thậm chí là củng cố an ninh cho châu Âu.

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động buộc châu Âu phải tăng cường hội nhập quốc phòng. Liên tiếp các vụ tấn công khủng bố trên lãnh thổ châu Âu trong những năm gần đây cho thấy an ninh khu vực còn quá nhiều kẽ hở và lỏng lẻo. Việc châu Âu không thể kiểm soát được hết những người vào lãnh thổ của mình trong giai đoạn cao trào của cuộc khủng hoảng người di cư vào năm 2015-2016 thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh. Tuy nhiên, việc thiếu Anh trong hiệp ước này (do sự kiện Brexit) cũng là một tổn thất lớn bởi Anh vốn được xem là nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc Pháp trở thành lực lượng quân sự quan trọng nhất của châu Âu và sự vắng mặt của Anh đẩy Pháp vào khó khăn khi phải chia sẻ gánh nặng quân sự với các đồng minh khác ở châu Âu.

Giới quan sát nhận định việc hình thành một đội quân chung của toàn châu Âu vẫn là mục tiêu xa vời. PESCO “thực sự là một cơ chế đáng để xây dựng và thúc đẩy để giúp quân đội các nước châu Âu dễ dàng phối hợp hơn, song nó thực sự sẽ không đóng góp nhiều vào việc mở ra các hướng hợp tác mới”. Nói cách khác, PESCO là cơ chế được nhiều nhà phân tích và chuyên gia xem là mang tính hình thức và quá tham vọng.

Mục tiêu lớn đầu tiên của PESCO là giúp quân đội châu Âu sẵn sàng phối hợp tác chiến cùng nhau trong các chiến dịch chung khi cần thiết và hội nhập sâu hơn khi có thể. Thực tế điều này đã diễn ra ở quy mô nhỏ với số lượng ít trong một vài chiến dịch nhất định.

Lãnh đạo các thể chế cùng các nước thành viên phải giải thích cho người dân lý do vì sao họ cần một châu Âu hội nhập sâu rộng hơn trên khía cạnh an ninh và quốc phòng, nếu không PESCO khó có thể thực sự vận hành hiệu quả. Mục tiêu lớn thứ hai của PESCO là để các nước giảm thiểu chi phí mua sắm các trang thiết bị và khí tài quân sự, bởi hiện nay 28 nước thành viên EU có 28 nhà cung cấp hoàn toàn khác nhau.

Một trong những lý do để thúc đẩy PESCO là việc vào năm ngoái các nước thành viên đã nhất trí duy trì quỹ quốc phòng thường niên ở mức 6,5 tỷ USD để tránh chồng chéo và khiến chi phí mua sắm quốc phòng tăng vọt. Mặc dù vậy, không nhiều người kỳ vọng vào khả năng PESCO sẽ đem đến những thay đổi đáng kể, bởi các nhà sản xuất vũ khí nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia...

bài liên quan
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Đề xuất điều chỉnh thiết kế Vành đai 3 để bổ sung các tuyến đường kết nối

Đề xuất điều chỉnh thiết kế Vành đai 3 để bổ sung các tuyến đường kết nối

Việc điều chỉnh thiết kế nhằm triển khai hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công và nhánh nối đường Xa lộ Hà Nội đến nút giao Gò Công trên Vành đai 3.
Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh phải là cao tốc đạt chuẩn

Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh phải là cao tốc đạt chuẩn

Dự án Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh cần được đầu tư theo chuẩn cao tốc và sớm triển khai để mở ra cơ hội phát triển vùng Đông Nam Bộ.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY