Chủ nhật 05/05/2024 06:42

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Tận tâm hoàn thành trách nhiệm

Pháp luật hình sự
01/04/2016 13:51
Hồng Thúy
aa
Tâm sự của người đứng đầu ngành Tư pháp khi Chính phủ, Quốc hội vẫn “nợ” người dân Dự án Luật Biểu tình.. Trong buổi họp Quốc hội ngày 30/3.


Tin nên đọc

“Nút thắt” về thể chế đang dần được tháo gỡ.

Đại hội Đảng XI chỉ rõ thể chế là một trong những “nút thắt” cản trở sự phát triển của đất nước. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Đảng, Quốc hội và Chính phủ xác định trong nhiệm kỳ 2011-2016 là xây dựng và hoàn thiện thể chế. Nay nhìn lại, Bộ trưởng đánh giá thế nào về công tác xây dựng thể chế trong nhiệm kỳ qua?

Nhà báo nói đúng, vì là “nút thắt” cản trở sự phát triển của đất nước nên xây dựng và hoàn thiện thể chế với trọng tâm là tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế thị trường đồng bộ với đổi mới chính trị đã được Nghị quyết Đại hội Đảng XI xác định là một trong ba đột phá chiến lược và được đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong Chương trình lập pháp của Quốc hội khóa XIII cũng như Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Với quyết tâm chính trị cao, trong suốt thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã tập trung nhiều nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ lập hiến, lập pháp và đạt được kết quả nổi bật, hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế như Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội và Chính phủ đã khẳng định.

Dấu ấn sâu đậm nhất của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII là việc thông qua Hiến pháp năm 2013 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Một số giá trị cốt lõi đúc kết từ gần 70 năm xây dựng, bảo vệ đất nước và gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới được kế thừa, bổ sung, làm sâu sắc hơn và khẳng định tại Hiến pháp năm 2013 như nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực của Nhà nước pháp quyền, nguyên tắc tuân thủ tính tối thượng của Hiến pháp…

Chỉ trong gần hai năm rưỡi qua, Quốc hội đã thông qua hơn 70 luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp, trong đó có những luật, bộ luật lớn làm nên ba trụ cột chính của hệ thống pháp luật là thể chế kinh tế thị trường, thể chế Nhà nước pháp quyền và đặc biệt là một số thể chế về các quyền con người lần đầu tiên được ban hành.

Chính tinh thần và các giá trị cốt lõi của Hiến pháp được cụ thể hóa trong các luật, bộ luật này sẽ góp phần tháo gỡ một bước quan trọng “nút thắt” thể chế đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường.

Nhưng thưa Bộ trưởng, phải chăng “nút thắt” thể chế vẫn còn nên tại Đại hội Đảng XII vừa qua, yêu cầu về đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị vẫn tiếp tục được đặt ra? Theo Bộ trưởng, phải làm gì tiếp trong nhiệm kỳ tới để chúng ta có thể cởi “nút thắt” đó một cách hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển và hội nhập?

Đúng vậy, số lượng 100 luật, 10 pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ban hành đã làm nên kỳ tích về khối lượng luật, pháp lệnh lớn nhất được thông qua trong một nhiệm kỳ so với 12 khóa trước của Quốc hội, phản ánh bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Quốc hội.

Bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận về những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật nói chung, chất lượng của những văn bản mới được thông qua nói riêng.

Có những đạo luật lớn, rất quan trọng như Bộ luật Hình sự, Chính phủ đã đề nghị cho lùi một kỳ họp, đến kỳ họp cuối cùng này mới thông qua để có thời gian chỉnh lý kỹ về kỹ thuật, nhưng vẫn được thông qua thì cũng khó mà nói rằng chất lượng đã hoàn hảo.

Tôi cũng không nhắc lại những gì đã được đề cập đến trong Báo cáo tổng kết và đã được nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu tại Hội trường, chỉ xin trao đổi ngắn gọn về câu hỏi của phóng viên liên quan đến “nút thắt” thể chế cần tiếp tục tháo gỡ, trong đó có vấn đề đổi mới đồng bộ giữa kinh tế với chính trị.

Vâng, “nút thắt” đó vẫn còn, tôi xin nêu một số nội dung quan trọng có tính phổ quát của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được nghiên cứu kỹ trong quá trình chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp, đã được đưa vào dự thảo Hiến pháp lấy ý kiến nhân dân, nhưng rồi không được quy định hay sửa đổi trong bản Hiến pháp được thông qua.

Đó là thiết chế bảo vệ Hiến pháp chưa được ghi nhận trong khi Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta lại quy định “việc toàn dân phải bảo vệ Hiến pháp”; đó là tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền chứ không theo đơn vị hành chính và việc thành lập Hội đồng Tư pháp Quốc gia độc lập với Tòa án Tối cao để chịu trách nhiệm về các vấn đề tổ chức, nhân sự và tài chính của hệ thống tòa án, đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án đã được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta, đảm bảo sự không lệ thuộc lẫn nhau giữa các tòa án và giữa tòa án với các cấp chính quyền địa phương.

Hoặc như Hiến pháp đã mở ra nguyên tắc tổ chức các cấp chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và giao cho luật quy định cụ thể.

Tuy nhiên, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và một số luật liên quan lại chưa làm được điều đó, dẫn đến chưa khắc phục, tháo gỡ được một trong những “nút thắt” thể chế lớn, đó là mô hình tổ chức chính quyền, và từ đó là cách thức điều hành, quản lý của chính quyền địa phương chưa thực sự phù hợp với những đòi hỏi đặc thù của mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa bàn nông thôn, hải đảo, miền núi hay đô thị, nhất là những đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP HCM…

Những điều này đã và sẽ còn là sự vênh giữa đổi mới chính trị và kinh tế, là rào cản thể chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung. Làm gì và làm như thế nào để tháo gỡ “nút thắt” thể chế một cách hiệu quả hơn là câu hỏi rất lớn và khó, là thách thức dài lâu đối với công tác lập pháp của chúng ta, và có lẽ không chỉ của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ khóa tới.

Câu trả lời, theo tôi, phải ở cả 3 tầng có liên quan chặt chẽ với nhau - trước tiên là tư duy lập pháp, tư duy làm chính sách pháp luật dựa trên bằng chứng thực tiễn, mang tính hệ thống, nhất quán dựa trên nền tảng là các nguyên tắc hiến định; sau đó là đến việc tuân thủ nghiêm quy trình và kỹ thuật lập pháp đã được đổi mới khá căn bản theo hướng dân chủ hơn, minh bạch hơn, kiểm soát chặt chẽ giữa các công đoạn và trách nhiệm giải trình nghiêm ngặt hơn từ phía các cơ quan nhà nước; cuối cùng là việc tổ chức thi hành và bảo đảm các điều kiện thi hành hiệu quả các luật đã được thông qua, lắng nghe và kiểm chứng tác động của các chính sách pháp luật đến phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Có điều gì Bộ trưởng còn cảm thấy băn khoăn, luyến tiếc trong việc xây dựng thể chế nhiệm kỳ qua?

Quá trình xây dựng các luật, pháp lệnh triển khai Hiến pháp năm 2013 là một quá trình không hề dễ dàng, suôn sẻ, nó thực sự là một cuộc đấu tranh đầy trăn trở, dai dẳng giữa cái cũ và cái mới cả trong tư duy lẫn trong kỹ năng lập pháp ở ngay trong mỗi Ban soạn thảo, Hội đồng Tư vấn hoặc ở mỗi giai đoạn thẩm định, thẩm tra, thảo luận cho ý kiến, chỉnh lý tiếp thu, giải trình, thậm chí đến cả phiên họp thông qua luật mà mục đích chỉ là để hiểu cho đúng, cho thống nhất và thể hiện đầy đủ, nhất quán, đồng bộ các nguyên tắc, các quy định và tinh thần của Hiến pháp trong các dự án luật, pháp lệnh được thông qua.

Có những việc chủ trương đã rõ, đã có nghị quyết của Trung ương hay Bộ Chính trị, Hiến pháp cũng đã đặt các nguyên tắc nền tảng, từ việc đại sự như tôi đã nói ở trên về xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, quản lý tòa án địa phương về mặt tổ chức, ngân sách đến những câu chuyện tưởng như nhỏ nhưng vô cùng quan trọng đối với người dân và đất nước.

Chẳng hạn, chúng ta đã rất kỳ vọng vào thiết chế Hội đồng Bầu cử Quốc gia khi lần đầu tiên được quy định tại Hiến pháp năm 2013, thế nhưng các quy định cụ thể về thiết chế này trong Luật Bầu cử thì lại không có gì mới so với trước đây.

Hay như khi Dự án Luật Đăng ký tài sản được trình lên thì Quốc hội không thông qua vì đụng chạm đến chức năng, quyền hạn của nhiều ngành. Vì vậy, đây vẫn là món “nợ” của tôi với nhân dân…

Hy vọng Luật Biểu tình sớm được thông qua.

Vâng, Bộ trưởng vừa nhắc đến nợ thể chế, xin Bộ trưởng cho biết ý kiến cá nhân về việc Chính phủ, Quốc hội khóa XIII vẫn “nợ” người dân Dự án Luật Biểu tình mặc dù Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền biểu tình.

Đúng vậy, quyền biểu tình không những là một trong các quyền hiến định của công dân từ nhiều năm nay nhưng chưa được cụ thể hóa bằng luật.

Mặt khác, đây cũng là một thực tiễn xảy ra ngày một nhiều trong đời sống xã hội cần được điều chỉnh bằng luật.

Dự án Luật Biểu tình đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 của Quốc hội khóa XIII và dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 11.

Chính phủ đã phân công và chỉ đạo sát sao cơ quan chủ trì soạn thảo tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản dưới luật hiện hành liên quan đến quyền biểu tình, sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu pháp luật về biểu tình của một số nước, tổ chức khảo sát tại một số địa phương trọng điểm, xây dựng Dự thảo Luật, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Qua thảo luận tại phiên họp, Chính phủ nhận thấy đây là luật mới, phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là khác nhau trong nhận thức về quyền biểu tình và giới hạn thực hiện quyền biểu tình theo đúng nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân đã được quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

Dự án Luật, một mặt phải ghi nhận quyền và xác định các biện pháp cụ thể, khả thi để người dân thực hiện quyền biểu tình trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và chủ trương mở rộng dân chủ ở nước ta hiện nay; mặt khác phải bảo đảm quyền biểu tình được thực hiện trên cơ sở tôn trọng trật tự công, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng quyền biểu tình để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

So với những yêu cầu trên, Chính phủ nhận thấy Dự án Luật cần phải được chỉnh lý thêm. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện thêm Dự án Luật Biểu tình.

Đây cũng là cơ hội để các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, nâng cao chất lượng của Dự án Luật.

Hy vọng trong thời gian tới, với sự nỗ lực của cơ quan chủ trì soạn thảo, sự tham gia tích cực của người dân, Dự án Luật sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn và sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

bài liên quan
Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.
Nâng cao nhận thức về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Nâng cao nhận thức về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Ngày 3/5, Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh.
Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Hôm nay Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự

Hôm nay Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự

Hôm nay ngày 02/5, Quốc hội họp bất thường lần thứ 7, khoá XV.
Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Lucky House bị xử phạt

Lucky House bị xử phạt

Theo đó, Công ty CP Dịch vụ Đầu tư Lucky House đã bị xử phạt vì công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định.
INFOGRAPHICS - Các gói hỗ trợ về thuế năm 2024 mà bạn cần biết

INFOGRAPHICS - Các gói hỗ trợ về thuế năm 2024 mà bạn cần biết

Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất...
Vì sao Công ty CP Tổng thầu Cơ khí và Xây dựng Đông Bắc bị chấm dứt hợp đồng?

Vì sao Công ty CP Tổng thầu Cơ khí và Xây dựng Đông Bắc bị chấm dứt hợp đồng?

Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin đã quyết định chấm dứt hợp đồng thi công đối với Công ty CP Tổng thầu Cơ khí và Xây dựng Đông Bắc.
Tin bài khác
Quảng Ninh: Công an TP Cẩm Phả liên tiếp bắt 3 vụ, tạm giữ 4 đối tượng phạm tội về ma túy

Quảng Ninh: Công an TP Cẩm Phả liên tiếp bắt 3 vụ, tạm giữ 4 đối tượng phạm tội về ma túy

Trong 2 ngày 26 và 29/4, Công an TP Cẩm Phả liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 vụ, nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong đó có 04 đối tượng bị xử lý hình sự, tang vật thu giữ gồm 20 viên nén và 03 túi nilon chứa chất tinh thể màu trắng; 02 điện thoại di động, 01 túi ma túy loại cần sa, 01 xe ô tô và nhiều tang vật có liên quan.
Nghệ An: Bắt "ông trùm" đường dây ma túy liên tỉnh

Nghệ An: Bắt "ông trùm" đường dây ma túy liên tỉnh

Khám xét tại chỗ ở của đối tượng Ngân Văn Pịt, Ban chuyên án thu giữ thêm 6.000 viên ma túy tổng hợp và một số tang vật liên quan.
Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả quy mô lớn

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả quy mô lớn

Ngày 2/5, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an thị xã Nghi Sơn vừa đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa chén mang nhãn hiệu của Thái Lan.
Lai Châu: Bắt đối tượng tàng trữ gần 100g ma tuý

Lai Châu: Bắt đối tượng tàng trữ gần 100g ma tuý

Lực lượng chức năng công an tỉnh Lai Châu vừa phát hiện bắt quả tang đối tượng Giàng Thị Cở, sinh năm 1976, trú tại bản Tà Tổng, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Phú Thọ: Khởi tố kẻ chống trả công an bằng súng côn ổ xoay

Phú Thọ: Khởi tố kẻ chống trả công an bằng súng côn ổ xoay

Đối tượng Lý Văn Vũ đã có hành vi dùng súng chống trả lại lực lượng Công an tại xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Yên Lập đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lý Văn Vũ về tội “Đe dọa giết người” và chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ để điều tra, xử lý theo quy định.
Bắt đối tượng chuyên phá container trộm cắp tài sản

Bắt đối tượng chuyên phá container trộm cắp tài sản

Tại cơ quan công an, Linh khai do cần tiền tiêu xài cá nhân nên đã sử dụng xe máy đi từ thị xã Hoàng Mai ra thị xã Nghi Sơn để tìm kiếm trộm cắp tài sản...
Bắt hai đối tượng xây nhà trên đất nông nghiệp khi bị cưỡng chế còn chống đối lực lượng chức năng

Bắt hai đối tượng xây nhà trên đất nông nghiệp khi bị cưỡng chế còn chống đối lực lượng chức năng

Công an TP Hà Nội cho biết Công an huyện Phú Xuyên vừa khởi tố 2 đối tượng gây rối tại UBND xã Minh Tân (Phú Xuyên).
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng giả danh Công an lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng giả danh Công an lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Xuất thân từ một người làm nghề sửa chữa điện máy, Nguyễn Văn Quang đã giả danh thành Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác với số tiền hơn 240 triệu đồng.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 chết

Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 chết

Tối 1/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 42/CĐ-TTg về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.