Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Chuyên gia: Cần làm rõ quỹ đất trong quy hoạch đô thị ven sông Hồng

Thương trường
24/09/2021 08:00
Hùng Võ (Vietnam+)
aa
Để giúp Hà Nội sớm trở thành đô thị ven sông đáng sống bậc nhất thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần giải quyết vướng mắc bấy lâu nay về vấn đề trị thủy, dòng chảy, giải quyết quỹ đất...


Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo nhận định của giới chuyên gia, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ là một trong những động lực thu hút đầu tư, đưa Hà Nội sớm có tên trong danh sách những thành phố ven sông đáng sống nhất khu vực và cả trên thế giới.

Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc cần giải quyết vướng mắc bấy lâu nay về vấn đề trị thủy, dòng chảy, phân bổ hợp lý quỹ đất để thúc đẩy tiến trình hiện thực hóa “giấc mơ” đô thị ven sông Hồng.

Trăn trở sau những lần “lỗi hẹn”

Nhấn mạnh tầm quan trọng của đô thị ven sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định đây là trăn trở, là ấp ủ của nhiều nhà quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

“Nói đây là một giấc mơ, bởi đã nhiều lần chúng ta bàn tới quy hoạch sông Hồng. Thậm chí là đưa vào thí điểm nhưng chưa hiện thực được. Mỗi lần chúng ta băn khoăn thì đều dừng dự án lại. Trong khi đó, với quy hoạch ven sông Hồng, số lượng dân ngoài bãi sông Hồng vẫn đang tăng lên khi chúng ta chờ sửa đổi quy hoạch. Nguồn lực sẽ thu hẹp mỗi lần như vậy,” ông Chiến nhấn mạnh.

Nhắc lại lần lập quy hoạch từ năm 2005, với sự tham gia của các chuyên gia Hàn Quốc, ông Chiến cho biết thành phố Hà Nội đã có nghiên cứu tổng thể quy hoạch sông Hồng, nhưng thời điểm 2005-2007, Hà Nội chưa mở rộng.

Về cơ sở pháp lý thời điểm đó, ông Chiến cho biết mới có Luật Đê điều vừa ban hành thay thế cho Pháp lệnh đê điều trước đây. Cùng với đó là Quyết định 92 phê duyệt tổng thể hệ thống đê có lũ sông Hồng và sông Thái Bình - đây là các căn cứ pháp lý, là mấu chốt cơ sở pháp luật quan trọng để nghiên cứu quy hoạch này.

Đặc biệt, theo ông Chiến, nghiên cứu quy hoạch khi đó cũng “ngại” về số dân cư ngoài bãi lên tới khoảng hơn 20 vạn dân. Đây là con số lớn, do đó quy hoạch sẽ tác động tới vấn đề an sinh. Do đó, Nhà nước đã rất cẩn trọng, lấy ý kiến người dân 2 lần, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa, cơ bản đồng tình với quy hoạch.

Cũng theo ông Chiến, tới năm 2008, Hà Nội được mở rộng và Nhà nước mong muốn lồng ghép quy hoạch ven sông hồng vào quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Tới tháng 7/2011, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội sau khi đã mở rộng, trong đó có lồng ghép nghiên cứu quy hoạch ven sông Hồng.

“Vậy đến nay, khi chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu quy hoạch cơ bản thì phù hợp hay không phù hợp với định hướng của Quyết định 1259/QĐ-TTG về quy hoạch chung Thủ đô đã phê duyệt và làm thế nào hiện thực hoá giấc mơ ven sông Hồng này?” ông Chiến đặt câu hỏi.

Ông Chiến cho rằng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Quyết định 1259 về quy hoạch chung Thủ đô phải được điều chỉnh để lấy căn cứ, chỗ dựa điều chỉnh quy hoạch phân khu. Nhưng trong bối cảnh này không thể chờ điều chỉnh xong Quy hoạch của Quyết định 1259/QĐ-TTG sửa đổi mới điều chỉnh quy hoạch chung, sau đó mới điều chỉnh quy hoạch phân khu sông hồng này.

“Do vậy, chúng ta phải sửa đổi song song, sau đó lồng ghép điều chỉnh phù hợp. Các cơ quan Trung ương và Hà Nội phải phối hợp để thực hiện nhanh việc phê duyệt quy hoạch này. Nếu hôm nay cứ chần chừ thì quỹ đất ngày mai có còn để thực hiện giấc mơ hay không, hay chỉ như là giấc mơ thôi?,” ông Chiến trăn trở.

Khi nào đô thị ven sông được thực hiện?

Đồng quan điểm, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết nhìn lại quá trình quy hoạch và phát triển của Thủ đô, có thể thấy những hướng phát triển đúng đắn. Mặt khác, quy hoạch chung hiện tại cũng xác định sẽ có 2 đại lộ 6 làn xe chạy song song với 2 bờ sông Hồng ở bờ Bắc và bờ Nam. Riêng điều kiện này đã nâng tầm hấp dẫn cho bất động sản ven bờ sông Hồng.

“Đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng hiện tại xác định quỹ đất lên tới 11.000 hécta sẽ là giải pháp lớn về quỹ đất xây dựng nhà ở cho người dân,” ông Chính chia sẻ.

Tuy vậy, ông Chính cũng lưu ý rằng hiện tại quy hoạch sông Hồng đã bị vướng mắc quá lâu về vấn đề trị thủy, dòng chảy của sông. Vì thế đã đến lúc, các đơn vị lập quy hoạch cần giải quyết vướng mắc này để đẩy nhanh sự phát triển của đô thị ven sông Hồng.

Trong khi đó, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết sau hơn sáu thập niên (từ khi Thủ đô được giải phóng) xây dựng và phát triển, Hà Nội ngày hôm nay đã mở rộng gấp 3,6 lần so với trước năm 2008, với diện tích lên đến hơn 3.300 km2, dân số gần 8 triệu người.

Từ sự mở rộng trên, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng không chỉ có sức hấp dẫn, còn là đồ án có tính “lịch sử.” Tuy nhiên, làm thế nào để có thể khai thác được quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, tạo ra không gian xanh, vành đai xanh cho Thủ đô là vấn đề cần tính toán kỹ lưỡng.

Ông Tùng cũng cho biết chiều dài sông Hồng chạy qua Hà Nội không nhiều, nhưng thượng nguồn sông nằm ở địa phận Trung Quốc có tới 19 đập, do đó vấn đề phòng chống lũ cũng chính là rào cản với việc phát triển đô thị ven sông.

Góp thêm ý kiến, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay mặc dù Quyết định số 257/QĐ-TTg cho chúng ta huy động nguồn lực từ nhiều hình thức xã hội hóa, nhưng dù hình thức nào thì muốn hấp dẫn được nhà đầu tư, các nhà làm quy hoạch phải chỉ rõ được quỹ đất./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-can-lam-ro-quy-dat-trong-quy-hoach-do-thi-ven-song-hong/742633.vnp

bài liên quan
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Tạo diện mạo mới cho Thủ đô

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Tạo diện mạo mới cho Thủ đô

Có lẽ chưa một đồ án quy hoạch phân khu nào trên địa bàn Hà Nội lại có sức thu hút dư luận đặc biệt như Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Việc Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được lập và dự kiến được phê duyệt vào cuối năm 2021 sẽ là cơ sở và cơ hội để khai thác hiệu quả tiềm năng khu vực, hình thành diện mạo mới cho Thủ đô...
Toà án huyện Phú Xuyên chấp nhận yêu cầu của các bên nhưng không phân chia tài sản thừa kế!

Toà án huyện Phú Xuyên chấp nhận yêu cầu của các bên nhưng không phân chia tài sản thừa kế!

Bản di chúc của cụ Khoa và cụ Mỹ lập ngày 12/12/2000 được TAND huyện Phú Xuyên công nhận vì bản di chúc này đúng với quy định của pháp luật, giao cho ông Tạ Văn Hứa tiếp tục quản lý theo di chúc và không công nhận bản di chúc do cụ Mỹ lập năm 2007 vì không đúng quy định của pháp luật.
Toà án huyện Phú Xuyên chấp nhận yêu cầu của các bên nhưng không phân chia tài sản thừa kế!

Toà án huyện Phú Xuyên chấp nhận yêu cầu của các bên nhưng không phân chia tài sản thừa kế!

Bản di chúc của cụ Khoa và cụ Mỹ lập ngày 12/12/2000 được TAND huyện Phú Xuyên công nhận vì bản di chúc này đúng với quy định của pháp luật, giao cho ông Tạ Văn Hứa tiếp tục quản lý theo di chúc và không công nhận bản di chúc do cụ Mỹ lập năm 2007 vì không đúng quy định của pháp luật.
Giải quyết vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lực lượng công an cấp xã

Giải quyết vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lực lượng công an cấp xã

Theo quy định, nếu các chức danh đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Lưu ý “thủy, hỏa, đạo, tặc”

Lưu ý “thủy, hỏa, đạo, tặc”

Với việc Hà Nội thống nhất trình các bộ, ngành liên quan đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000, để tiến tới phê duyệt, ban hành quy hoạch, các chuyên gia vui mừng nhưng còn băn khoăn khi đồ án chưa có đánh giá tác động môi trường.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Cần tích hợp xử lý chất thải rắn

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Cần tích hợp xử lý chất thải rắn

TP Hà Nội đang triển khai công tác xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 tại Quyết định số 609/QĐ-TTg (gọi tắt là Quy hoạch 609).
Mới nhất
Đọc nhiều
Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Liên quan đến việc ông Lường Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ký Quyết định “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” thay vì phải ra Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC)” đối với ông Chang A Cháng.
Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Ngày 25/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.