Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 37 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 35 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 37°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 35°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

5 ngôi đền thiêng bậc nhất xứ Nghệ không thể bỏ qua

Văn hóa
08/02/2017 11:15
Thanh Quỳnh
aa
Không chỉ mang đến cho du khách những phút giây thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình và lối kiến trúc độc đáo, 5 ngôi đền dưới đây còn nổi tiếng linh thiêng và là điểm tựa về tín ngưỡng, tâm linh cho người dân xứ Nghệ.


Tin nên đọc

Đền Cờn

Đền Cờn tọa lạc tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần. Đền Cờn trong thờ Tứ vị thánh nương - quốc gia Nam Hải đại càn thánh nương.

Các thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu.

Đây là những nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân chúng làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy.

Toàn cảnh Đền Cờn. Ảnh: Hồ Đình Chiến.
Toàn cảnh Đền Cờn. Ảnh: Hồ Đình Chiến.

Di tích đền Cờn gồm Đền Cờn trong và Đền Cờn ngoài. Đền Cờn ngoài, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu...

Các vị thần này trước được thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng. Hai đền cách nhau gần 1km.

Về sự tích của ngôi đền được người dân trong vùng kể lại rằng: vào năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu - trung thần nhà Nam Tống - đem Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông.

Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối, nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra một mùi thơm như lan, như quế lấy làm kỳ lạ. Dân làng chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần khi xuất hành ra khơi đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm.

Du khách thập phương đến với lễ hội Đền Cờn. Ảnh: Hồ Đình Chiến.
Du khách thập phương đến với lễ hội Đền Cờn. Ảnh: Hồ Đình Chiến.

Chính vì sự linh thiêng của ngôi đền mà nhiều người dân thập phương trong ngoài tỉnh thường về đây để dâng hương, cầu nguyện.

Lễ hội đền Cờn diễn được tổ chức ngày 19 - 21/1 âm lịch hàng năm là dịp để người dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến Đền chiêm bái và tưởng nhớ công ơn của Tứ vị thánh nương.

Lễ hội diễn ra rất nhộn nhịp với các hoạt động như: chạy ói, diễn trận thủy chiến giả gắn với truyền thuyết dựng đền, đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng, chèo, chầu văn…

Đền Quả Sơn

Đền Quả Sơn toa lạc tại chân núi Quả, thuộc làng Miếu Đường, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương.

Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là Hoàng tử con trai thứ 8 của Vua Lý Công Uẩn.

Người có công khai dân lập ấp, đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, mở mang ngành nghề phát triển kinh tế nông nghiệp vùng đất Hoan Châu cách đây 1.000 năm.

Đền Quả Sơn nhìn từ chính điện. Ảnh: Thiên Thiên.
Đền Quả Sơn nhìn từ chính điện. Ảnh: Thiên Thiên.

Theo các nhà sử học, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là một trong 9 danh nhân của đất nước Đại Việt.

Với những công lao to lớn, những ân tình sâu nặng của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ dưới chân núi Quả Sơn tại xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương để hằng năm tổ chức lễ hội bày tỏ lòng tri ân với ông.

Trước đây, đền được xây dựng 7 tòa, 42 gian được tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, được nhân dân quanh năm hương khói, thờ phụng. Trải qua những thăng trầm lịch sử với những biến cố của thời gian, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Quả Sơn đã trở thành một điểm đến tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

Năm 1995, đền được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia. Đền có thượng điện, trung điện, hạ điện nối liền với nhau thành chữ công thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang; có tả vu thờ Đông Chinh Vương Lý Lực và hữu vu thờ Dực Thánh Vương là hai danh tướng của Lý Nhật Quang.

Lễ rước tại lễ hội Đền Quả Sơn. Ảnh: Hữu Hoàn
Lễ rước tại lễ hội Đền Quả Sơn. Ảnh: Hữu Hoàn

Lễ hội Đền Quả Sơn được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng hằng năm. Không gian của lễ hội được mở rộng với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, gồm giao lưu bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, vật, đánh cờ, đua thuyền....

Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã nằm ở thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.

Theo nhiều tài liệu ghi lại, đền Bạch Mã được xây dựng từ thời Lê để thờ Phan Đà - vị tướng tài đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh ở thế kỷ XV. Thời điểm đó, Phan Đà đã tập hợp nghĩa quân ngày đêm luyện tập.

Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, sau đó về Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc Minh. Tướng Phan Đà đã đem lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và cùng dân binh xã Võ Liệt hăng hái tham gia nhiều trận chiến đấu tiêu diệt địch.

Toàn cảnh Đền Bạch Mã. Ảnh: Hồ Đình Chiến
Toàn cảnh Đền Bạch Mã. Ảnh: Hồ Đình Chiến

Trong một lần cải trang sang sông nắm tình hình của giặc, Phan Đà ghé vào buổi hát hội do dân làng tổ chức thì bị lộ. Một mình ông tả xung hữu đột với quân thù và bị chém trọng thương. Biết chủ mình lâm nạn, con ngựa chiến trung thành lồng lộn, hý vang trời phá vòng vây bơi qua sông trở về căn cứ và khi về đến căn cứ thì Phan Đà tắt thở.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao to lớn của Phan Đà đã sắc phong cho ông làm “Đô thiên đại đế Bạch Mã Thưởng đẳng phúc thần”, đồng thời cấp tiền, giao cho quan sở tại xây dựng ngôi đền bề thế, tổ chức cúng tế hàng năm để tưởng nhớ ông, mà nhân dân thường gọi là đền Bạch Mã.

Lễ rước trong Lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh; Huy Thư.
Lễ rước trong Lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh; Huy Thư.

Đền Bạch Mã gồm tam quan, nghi môn, thượng điện, trung điện, hạ điện, tả vu, hữu vu. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo, bố cục hài hòa, được chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo.

Trong điện còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật, đồ tế khí quý hiếm làm tăng thêm giá trị lịch sử, tâm linh của đền. Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, đền Bạch Mã đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994.

Bên trong đền Bạch Mã hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm: nhà vàng, nhà bạc, bộ lục lạc bằng đồng (38 cái), tượng chim Phượng sơn son thiếp vàng...

Hằng năm nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ tế vào ngày 9 và 10/2 âm lịch.

Đền Cuông

Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, là ngôi đền thiêng thờ Thục An Dương Vương.

Toàn cảnh Đền Cuông. Ảnh: Hồ Đình Chiến
Toàn cảnh Đền Cuông. Ảnh: Hồ Đình Chiến

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thục Phán - sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi đã đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thục An Dương Vương.

Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 đến năm 208 trước công nguyên).

Năm 208 trước công nguyên, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, nay thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu.

Để tưởng nhớ công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ngài ở Cửa Hiền. Ở đó còn có ngôi mộ của công chúa Mỵ Châu.

Theo truyền thuyết, tuy đã có miếu thờ, nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống, có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ. Nhiều người nghĩ rằng đó chính là linh hồn của vua Thục muốn yên ngự trên sườn núi nên nhân dân đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về đó để thờ phụng.

Du khách thập phương dâng hương tại đền. Ảnh: Thanh Hải
Du khách thập phương dâng hương tại đền. Ảnh: Thanh Hải

Ngày nay, đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là địa điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng. Lễ hội Đền Cuông vào ngày 21-23/2 âm lịch hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở tỉnh Nghệ An, thu hút người dân khắp nơi về tham gia.

Đền Đức Hoàng

Đền Đức Hoàng được xây dựng năm 1505 tại xã Đồng Thành, huyện Yên Thành.

Đền thờ Hoàng Tá Thốn - vị tướng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XIII.

Một góc đền Đức Hoàng.  ảnh: Hồ Đình Chiến
Một góc đền Đức Hoàng. ảnh: Hồ Đình Chiến

Theo sử sách, Hoàng Tá Thốn sinh năm 1254, trong một gia đình làm nghề chài lưới ở thôn Vạn Phần (nay thuộc xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu).

Vốn thông minh, dũng mãnh hơn người và tài võ nghệ, bơi lội nên vào năm 1285, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 2, ông được cử vào đội thủy quân thiện chiến và được phong “Nội gia thư” dưới quyền lãnh đạo của chủ tướng Trần Quốc Tuấn.

Năm 1288, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hoàng Tá Thốn được giao trọng trách thống lĩnh hàng vạn quân thủy và tàu chiến, trận chiến thắng thủy quân ta với chiến thuật lặn sâu đục thuyền giặc, phá tan chiến thuyền của tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trên sông Bạch Đằng đã góp phần to lớn làm nên đại thắng đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi.

Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông đã phong cho Hoàng Tá Thốn chức “Sát Hải Đại Vương” thống lĩnh quân đội phòng giữ vùng duyên hải.

Khi vinh quy bái tổ, thấy cảnh xóm làng tiêu điều, dân tình khổ cực, ông đã đưa dân cư ven biển Vạn Phần lên vùng đất Yên Thành khai hoang, lập làng.

Vào những dịp lễ, tết và rằm, người dân nhiều nơi lại về đây dâng hương cầu nguyện. ảnh: Hồ Đình Chiến
Vào những dịp lễ, tết và rằm, người dân nhiều nơi lại về đây dâng hương cầu nguyện. ảnh: Hồ Đình Chiến

Ông là một vị tướng tài ba, có công với nước với dân nên khi ông mất đi triều đình đã cho lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Đức Hoàng ở Yên Thành hiện là Đền Hoàng cổ kính, thiêng liêng nhất.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, năm 1997 Bộ VHTT đã công nhận đền Đức Hoàng là di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Lễ rước trong lễ hội Đền Đức Hoàng. ảnh: Hồ Các
Lễ rước trong lễ hội Đền Đức Hoàng. ảnh: Hồ Các

Lễ hội đền Đức Hoàng năm nay sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng Giêng và mồng 1, mồng 2 tháng 2 âm lịch (tức từ ngày 8 - 10/3/2016) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa vùng, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến tri ân, thăm viếng.

* Tiêu đề do Pháp Luật Plus đặt

bài liên quan
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Nghệ An tăng cường xử lý xe quá khổ, quá tải

Nghệ An tăng cường xử lý xe quá khổ, quá tải

Gần 100 chủ phương tiện và tài xế bị xử phạt khi cơi nới thành thùng, chở quá khổ quá tải khi chở vật liệu đã bị lực lượng chức năng Nghệ An xử phạt, tước giấy phép lái xe....
Nghệ An: Mưa đá gây thiệt hại nặng tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Nghệ An: Mưa đá gây thiệt hại nặng tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Tối ngày 14/4, thông tin từ chính quyền huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra trận mưa đá, khiến 1 người bị thương và gây thiệt hại đến nhà cửa và hoa màu của người dân.
Nghệ An: Xử lý tài xế dương tính với ma túy khi lái xe ô tô

Nghệ An: Xử lý tài xế dương tính với ma túy khi lái xe ô tô

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với trường hợp điều khiển xe ô tô bị phát hiện dương tính với ma túy.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thi phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Ngày 25/4, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất.
Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Không tố giác tội phạm có phải là đồng phạm với người phạm tội hay không, "Không tố giác tội phạm" và "Đồng phạm" khác nhau như thế nào?
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.