Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Zimbabwe trước thách thức cải cách

Pháp luật 4 phương
22/11/2017 08:04
Hoài Thanh (TH)
aa
Cuộc đảo chính ở Zimbabwe sẽ không đưa tới cải cách ở nước này, theo tạp chí Foreign Affairs.


Tổng thống Robert Mugabe và Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Robert Mugabe và Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe. (Ảnh: Reuters)

Hôm 14/11, quân đội Zimbabwe đã tiến hành cuộc đảo chính, quản thúc Tổng thống Robert Mugabe và phu nhân Grace, tước quyền của một tổng thống lớn tuổi nhất và cũng là một trong những nhà lãnh đạo tệ nhất ở châu Phi.

“Đảo chính cung đình”?

Thế nhưng đây không phải là sự nổi dậy của công chúng chống lại nền độc tài. Thay vào đó, người ta được chứng kiến một cuộc “đảo chính cung đình” ngay trong nội bộ đảng cầm quyền ZANU-PF. Nhà lãnh đạo trong tương lai của Zimbabwe, nhiều khả năng sẽ là cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa hoặc một người thân tín của ông này, sẽ lại tiếp tục nền chuyên chế của Robert Mugabe, dù yếu tố chi phối cá nhân có thể giảm bớt.

Robert Mugabe là Tổng thống duy nhất cho đến nay của Zimbabwe kể từ khi quyền lực thống trị của người da trắng thiểu số chấm dứt vào năm 1980. Sau khi giành được độc lập, nền chính trị của Zimbabwe được tạo dựng xoay quanh những mâu thuẫn sắc tộc, Robert Mugabe liên kết với nhóm sắc tộc Shona, đối thủ của bộ tộc Nbedele.

Quyền sở hữu đất sản xuất khi đó đa phần vẫn nằm trong tay nhóm da trắng thiểu số. Dù được thế giới ca ngợi trong thập kỉ đầu tiên nắm quyền do theo đuổi chính sách hòa hợp sắc tộc với người da trắng, nhưng Robert Mugabe cũng hủy diệt hệ thống quyền lực chính trị của các nhóm đối lập, vi phạm nhân quyền tràn lan và kích động xung đột sắc tộc trong khi theo đuổi tiến trình.

Phá hủy pháp trị

Năm 1993 là điểm thay đổi bước ngoặt trong lịch sử Zimbabwe. Đối diện với phản kháng chính trị ngày một tăng mà Robert Mugabe cho là được nhóm da trắng tài trợ, ông đã cổ vũ giới cựu binh dùng vũ lực chiếm giữ đất đai thuộc quyền sở hữu của dân da trắng mà không cần bồi thường. Phong trào này đã phá hủy những gì còn sót lại của pháp trị, làm suy yếu các thiết chế dân chủ của đất nước.

Sau khi lãng phí nguồn lực trong nông nghiệp, chính sách kinh tế của Mugabe đã ngay lập tức đẩy các ngành khác từng được xem là động lực của nền kinh tế non trẻ lao dốc. Cùng lúc, tình cảnh tiệm cận nạn đói bùng nổ, siêu lạm phát tràn lan đến độ Zimbabwe từng phải áp đặt chính sách lấy đồng USD làm tiền tệ quốc gia.

Nhiều người Zimbabwe tháo chạy ra nước ngoài dưới dạng tị nạn kinh tế và trải khắp châu Phi. Phần lớn những ngành kinh tế chủ chốt, đặc biệt là khai thác kim cương, rơi vào tay các công ty nước ngoài và số chính trị gia thân cận Mubabe. Kể từ năm 2001, Mỹ và Anh đã áp lệnh cấm vận chống Zimbabwe do tình trạng vi phạm nhân quyền, pháp trị; đáp lại, các tuyên bố và chính sách của nhà độc tài càng ngày càng lộ rõ tính chất chống phương Tây.

Bầu cử vẫn được tiến hành trong thời kỳ ông Mugabe nắm quyền. Khi mức độ chống đối gia tăng nhằm vào cá nhân mình, Robert Mugabe tìm cách tăng cường đàn áp và đe nẹt để níu kéo quyền lực.

Ông ban phát bổng lộc cho số tướng lĩnh quân sự nhằm có được sự hậu thuẫn, bao quanh mình luôn là một mạng lưới chóp bu trung thành.

Ở độ tuổi 93, cấp độ chuyên quyền của Robert Mugabe luôn tăng theo thời gian và gần đây lệ thuộc vào bà Grace- phu nhân Mugabe. Can thiệp của phái quân đội vào đêm 14-15/11 vừa qua chính là cuộc đảo chính cung đình trong nội bộ ZANU-PF nhằm loại trừ bà Grace.

Đảng ZANU-PF luôn có xu hướng phân tách dựa trên thủ lĩnh và gần đây nổi lên hai lực lượng: phe thân cận với Mnangagwa (người bị tước quyền Phó Tổng thống hôm 6/11), bao gồm số tướng lĩnh và cựu tướng lĩnh từng đứng lên lật đổ nền thống trị của da trắng thiểu số năm 1980. Đối lập là nhóm có tên gọi G-40, do bà Grace đứng đầu, phần đông là lớp trẻ và thuộc giới dân sự.

Cả bà Grace và ông Mnangagwa đều có tiếng là tàn bạo và không có sự khác biệt về chính sách giữa hai nhóm này. Điểm khác biệt duy nhất chỉ là xác định xem ai sẽ là người kế vị Robert Mugabe khi ông này từ trần hoặc từ chức vì không còn đủ năng lực lãnh đạo.

Quyết định sa thải Mnangagwa của Robert Mugabe cho thấy nhà độc tài quyết định ủng hộ vợ mình. Quân đội liền có bước đi phản kháng, với lý do hành động để diệt trừ “các phần tử tội phạm xung quanh ông Mugabe”. Nhưng giới tướng lĩnh không cho thấy bất kì tín hiệu nào về kế hoạch thay đổi hệ thống kinh tế, chính trị đã được Robert Mugabe tạo lập ở Zimbabwe.

Sự thực là Robert Mugabe đã bị hạ bệ trong một cuộc đảo chính cung đình và điều này có thể sẽ khích lệ các nhóm đối lập khác lên tiếng đòi cải cách. Đó sẽ là thách thức đối với những người kế nhiệm Robert Mugabe...

bài liên quan
Nữ diễn viên Song Yoo Jung tự tử

Nữ diễn viên Song Yoo Jung tự tử

Nữ diễn viên Song Yoo Jung (26 tuổi), từng đóng phim "School 2017" và MV "Goodbye Road" của iKON, qua đời vào ngày 23/1.
Chủ tịch huyền thoại của Real Madrid qua đời vì Covid-19

Chủ tịch huyền thoại của Real Madrid qua đời vì Covid-19

Cựu Chủ tịch Lorenzo Sanz của Real Madrid qua đời sau 3 ngày nhập viện do nhiễm virus corona.
Dưới cành phan đỏ

Dưới cành phan đỏ

Chuyện tâm linh con người muôn hình, muôn vẻ. Người đời nói sống sao thác vậy. Vạn định con người cũng tùy mối nhân duyên.
Bầu Đức với cơn khủng hoảng ở HAGL: Giận mà thương!

Bầu Đức với cơn khủng hoảng ở HAGL: Giận mà thương!

Bầu Đức, với tình yêu bóng đá và sự đầu tư đầy tâm huyết, lẽ ra phải được nhận nhiều hơn những gì đã bỏ ra, thay vì... bẽ bàng như lúc này!
Chuyện thay tướng trong cơn khủng hoảng đỉnh điểm của Real Madrid

Chuyện thay tướng trong cơn khủng hoảng đỉnh điểm của Real Madrid

Trắng tay trên mọi mặt trận, Real Madrid từ thế đứng của một ông vua rơi vào khủng hoảng. Thay “tướng” trở thành một quyết định phải làm ngay vào lúc này. Tuy nhiên, mọi lựa chọn vẫn chỉ là đồn đoán.
Bản tin Quốc tế Plus số 43: Ông Trump từ chối cơ hội trở thành "Nhân vật của năm"

Bản tin Quốc tế Plus số 43: Ông Trump từ chối cơ hội trở thành "Nhân vật của năm"

Những thông tin quốc tế quan trọng diễn ra trong tuần sẽ được chúng tôi gửi đến trong bản tin sau đây
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY