Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Vì sao Nhật Bản bỏ Tết cổ truyền?

Pháp luật 4 phương
19/02/2018 10:10
Đăng Khoa
aa
Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao Nhật Bản bỏ Tết cổ truyền và Việt Nam có nên học tập nước bạn hay không?


Nhật Bản là một quốc gia nằm ở châu Á, đa số người dân theo Thần Đạo. Nhưng Nhật Bản lại là quốc gia duy nhất ở châu Á đón Tết theo lịch dương.

Lịch sử ngày Tết Nhật Bản

Ở Nhật Bản, người ta tin rằng có một vị thần tên là Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới và mang lại may mắn và sinh lực cho cả năm. Năm mới của người Nhật được tổ chức cho vị thần này.

Năm mới của người Nhật tổ chức cho thần Toshigami-sama.
Năm mới của người Nhật tổ chức cho thần Toshigami-sama.

Từ xưa, người dân Nhật đã sử dụng lịch của người Trung Quốc, tức là lịch âm giống như nhiều quốc gia châu Á khác. Từ năm 1844 đến năm 1872, người Nhật tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 03 tháng 12 năm 1872 (năm Minh Trị thứ 5), chính phủ Nhật Bản quyết định sửa thành ngày 01 tháng 01 năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6) và từ đó người dân phải điều chỉnh lễ hội đón năm mới của họ theo lịch mới, tức là đón Tết vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo lịch dương - lịch của người châu Âu.

Vì sao chính phủ Nhật lại quyết định đón Tết theo lịch dương?

Theo tổng hợp nhiều tài liệu, lý do đầu tiên là: từ xa xưa cho đến năm 1946, chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền việc lựa chọn lịch nào là lịch quốc gia. Vì vậy khi chính phủ quyết định thay đổi lịch, người dân Nhật Bản phải tuân theo. Cho dù Toshigami-sama là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng Nhật Bản, nhưng vị thần này cũng không thể chống lại lịch.

Chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền việc lựa chọn lịch nào là lịch quốc gia.
Chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền việc lựa chọn lịch nào là lịch quốc gia.

Lý do thứ hai là việc thay đổi lịch đã giúp chính phủ không phải trả khoản lương tháng thứ 13 cho công chức, vì tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận. Đón Tết theo lịch mới giảm được ngày nghỉ, tăng sản lượng lao động quốc gia.

Ngoài ra, có một lý khác là vào thế kỷ 19, Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như họ đã ký các hiệp ước không có lợi với Mỹ (ví dụ như Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Nhật Bản - Hoa Kỳ 1858), cũng như tình hình thế giới lúc đó các nước phương Tây đang tìm cách mở rộng đô hộ các nước nhỏ.

Nhật Bản nhận thấy rằng phương Tây đã phát triển vượt bậc so với châu Á khi chứng kiến những chiếc tàu màu đen của Hải quân Mỹ ghé thăm cảng Uraga vào tháng 7/1853.

Để tránh bị đô hộ, Nhật Bản cần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phải vươn mình trở thành một quốc gia hùng mạnh. Nhật Bản muốn đuổi kịp phương Tây và đứng trong hàng ngũ các nước văn minh trên thế giới.

Vì vậy, việc thay đổi lịch truyền thống sang dương lịch, thay đổi thời gian đón Tết cổ truyền sang Tết dương lịch cũng như phương Tây hóa nền văn hóa là cách để Nhật Bản trở thành một cường quốc phát triển giống phương Tây.

Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền.
Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền.

Mặc dù hiện nay dương lịch vẫn đang được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, nhưng người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo truyền thống trên một số sách báo, tranh ảnh. Các năm sẽ được đánh số theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng. Chẳng hạn năm 2017 được gọi là năm Heisei 29, có nghĩa là năm trị vì thứ 29 của Nhật Hoàng hiện tại - Nhật Hoàng Akihito.

Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền. Nhưng ở một số vùng như đảo Kago, Okinawa, Amami người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm.

Người Nhật đón Tết thế nào?

Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Vào những ngày giáp Tết, người Nhật đi sắm sửa đồ dùng trong dịp Tết. Các cửa hàng và khu mua sắm rất tấp nập. Ngoài ra, vào ngày này để chào đón vị thần Toshigami-sama đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ.

Ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.
Ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Sau đó, người dân Nhật sẽ tiến hành trang hoàng nhà cửa. Họ thường trang hoàng vào ngày 28 hoặc 30, vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với "hai lần đau". Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.

Trên khung cửa của các gia đình Nhật Bản còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng (tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết), quả quýt (tượng trưng cho sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (dâng lên thần linh cầu tài lộc), dải giấy trắng (xua đuổi tà ma).

Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết. Bánh Tết được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Bánh Tết cùng với các món như ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh thường được đưa lên cúng thần linh. Cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình. Khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí. Các món ăn làm trong dịp Tết có nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô. Đây là những món ăn đơn giản, mang ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt lành.

Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết.
Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết.

Đêm 30 Tết, cả gia đình người Nhật sẽ ăn bữa tất niên. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa thiêng sẽ điểm 108 hồi chuông. Người Nhật tin rằng những tiếng chuông này sẽ giúp họ xua đuổi 108 con quỷ sứ.

Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh Tết, uống rượu. Người Nhật tin rằng thần Toshigami-sama sẽ truyền sinh lực vào bánh Tết, nên sau khi cúng thần chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi thành viên trong gia đình thưởng thức.

Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may. Mỗi năm có một hướng tốt nên người Nhật sẽ đi lễ chùa theo hướng của năm đó. Khi vào chùa mọi người phải rửa tay và súc miệng trước, sau đó mới được hành lễ.

Từ mùng 1 Tết, người Nhật sẽ đi chúc Tết cấp trên, bạn bè, họ hàng thân thích. Người Nhật gọi ba ngày đầu năm mới là "ba ngày chúc tụng". Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con như các nước châu Á khác.

Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà.
Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà.

Một nét đặc sắc trong phong tục đón năm mới của người Nhật là tặng thiệp mừng năm mới. Người Nhật rất chịu khó viết thiệp chúc mừng gửi đến bạn bè, họ hàng. Ông Hideo Suzuki, công sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói rằng ông đã từng viết đến hơn 200 thiệp chúc mừng năm mới. Thường thì ông bắt đầu viết từ giữa tháng 12 và mang đến bưu điện để gửi trước năm mới 3- 4 ngày. Bưu điện Nhật Bản sẽ giữ thiệp và chuyển phát đến người nhận đúng vào ngày mùng Một Tết.

Ưu điểm khi đón Tết theo "lịch Tây"

Ông Nakanara, một giáo viên dạy tiếng Nhật tại Đại học Bách Khoa Hà Nội nói rằng nếu ăn Tết theo dương lịch, các công ty kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi. Việc quyết toán tài chính cả năm sẽ đơn giản hơn vì ngày đầu năm mới luôn cố định. Trái lại, đối với Tết cổ truyền, ngày đầu năm mới luôn thay đổi theo từng năm nên các công ty sẽ bị động trong kế hoạch kinh doanh.

Còn theo bà Yamanouchi, 55 tuổi, nếu đón Tết 2 lần sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Tết âm lịch cũng có cái hay riêng. Tết âm lịch là Tết theo đạo Phật, mà đạo Phật thì luôn hướng thiện cho con người, dạy con người biết ơn tổ tiên, biết kính trên nhường dưới. Vì vậy Tết cổ truyền là ngày chúc phúc ông bà, nhớ ơn tổ tiên, cầu nguyện cho gia đình được an vui.

Người Nhật đang muốn khôi phục lại Tết cổ truyền?

Gần đây một số người dân Nhật Bản đã kêu gọi khôi phục ngày Tết cổ truyền.
Gần đây một số người dân Nhật Bản đã kêu gọi khôi phục ngày Tết cổ truyền.

Trả lời phỏng vấn, công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki nói rằng gần đây một số người dân Nhật Bản đã kêu gọi khôi phục ngày Tết cổ truyền. Lý do là vì theo dương lịch, ngày 1/1 hàng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng thực tế thời tiết tại Nhật trong tháng Một vô cùng lạnh giá. Nếu tổ chức Tết theo âm lịch, mùa xuân sẽ đến đúng hẹn hơn. Vào tháng Hai hoa mận sẽ nở và đến tháng Ba sắc xuân sẽ tràn ngập Nhật Bản với hoa anh đào nở.

Công sứ Suzuki nói rằng con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết, và cộng đồng đóng vai trò quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây chính là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón Tết cổ truyền, với mong muốn làm tăng sức mạnh cộng đồng.

Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may.
Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may.

Việt Nam có nên học tập Nhật Bản đón Tết dương lịch?

Như vậy chúng ta có thể thấy để trở thành một nước công nghiệp phát triển, Nhật Bản đã thay đổi lịch quốc gia theo phương Tây. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống khi tổ chức đón Tết hàng năm. Thậm chí một số địa phương người Nhật vẫn tổ chức các lễ hội đón Tết theo âm lịch.

Tết cổ truyền là nét văn hóa, là bản sắc dân tộc không thể nào mất đi. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam vì sự phát triển nền kinh tế có thể học tập người Nhật gộp chung hai cái Tết. Nhưng biết đâu thế hệ con cháu chúng ta sẽ lại đòi hỏi khôi phục ngày Tết Nguyên Đán như hiện nay?

Do đó, vấn đề không phải là bỏ hay gộp Tết nguyên đán, mà là cách chúng ta ứng xử với Tết nguyên đán thế nào để Tết nguyên đán là dịp nghỉ ngơi, vui đoàn viên, xum vầy, hướng đến những điều tốt đẹp chứ không phải là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

bài liên quan
Đẩy mạnh phát triển du lịch giữa TP.HCM và tỉnh Aichi

Đẩy mạnh phát triển du lịch giữa TP.HCM và tỉnh Aichi

Hai bên đã thảo luận về việc đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tăng cường hợp tác giữa hai địa phương, cũng như hai nước.
Lễ hội Việt Nam – Nhật Bản 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 10/3

Lễ hội Việt Nam – Nhật Bản 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 10/3

Lễ hội Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 9 tại TP.HCM sẽ diễn ra từ ngày 9 -10/3/2024 với chủ đề “Cùng nắm chặt tay nhau - Từ giờ về sau”.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của PVcomBank không chỉ mang đến những trải nghiệm hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng.
Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Theo đó, các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin, cùng với đó là các tài liệu liên qua đến phát hành trái phiếu.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.