Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Vén màn bí mật những vị “tổ tiên” xuất hiện trong lễ khấn ngày tết của người Mường

Nhà nước và Pháp luật
13/02/2018 14:00
Linh Lê
aa
Những ngày giáp tết, chúng tôi tìm về xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình để tìm hiểu về lễ khấn ngày tết của đồng bào dân tộc Mường.


Tin nên đọc

Khấn ngày tết là một trong số những nét đẹp văn hóa truyền thống được đồng bào Mường nói chung và dân Mường ở Hưng Thi nói riêng gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay.

Theo thống kê, người Mường ở xã Hưng Thi chiếm đến hơn 80% dân số của toàn xã. Nhờ tỉ lệ dân số đông đảo, người Mường ở Hưng Thi còn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa mang đặc trưng của dân tộc Mường.

Theo anh Bùi Văn Niên (người làm nghề khấn ở Hưng Thi đã gần 10 năm), tục lệ khấn ngày tết của người Mường có từ thời Đẻ đất, đẻ nước. Tục này xuất hiện cùng với sự ra đời của Mo Mường (nhiều sách chép lại ghi là sử thi “Đẻ đất đẻ nước”).

Khi chúng tôi hỏi cụ thể về nguồn gốc của việc thờ phụng và khấn tổ tiên của người Mường, anh Niên cho hay: “Thuở đó, sau khi “đẻ” ra đất, nước và vạn vật thì các vị thần cũng “đẻ” ra con người. Từ lúc mới hình thành con người đã phải chịu quy luật sinh, lão, bệnh, tử.

Con người sau khi chết đi thì mỗi dịp Tết con cái của họ sẽ làm lễ khấn mời ông bà tổ tiên về ăn tết để tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn dưỡng dục. Từ đó, lễ khấn ngày tết trở thành một nét đẹp văn hóa được dân Mường gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay…”.

Thời xưa tục lệ khấn ngày Tết thường được tiến hành từ đêm ba mươi (nếu tháng thiếu thì bắt đầu từ đêm hai mươi chín) tháng Chạp đến hết mùng hai Tết Nguyên đán với những lễ thức tỉ mỉ và phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay, lễ tục này thường chỉ được tiến hành từ đêm ba mươi đến hết mùng một Tết nguyên đán và lễ thức cũng được cải biến đi theo chiều hướng giảm nhẹ.

Lễ khấn ngày Tết ở mỗi Mường tuy có đôi chút khác biệt trong việc mời các vị “tổ tiên” nhưng theo anh Niên, từ xưa đến nay các gia đình người Mường thường mời các vị sau: ôông thổ[1]; quan lang[2]; môộng[3]; đá cố, dạ cố; đá càm, dạ cảm; đá, dạ; bố, mệ[4].

Thông thường, lễ khấn ngày Tết được bày ở gian chính giữa trong nhà của người Mường. Các mâm khấn được sắp xếp từ cao xuống thấp, từ ngoài vào trong để thể hiện rõ chức vị cao thấp của đối tượng được thờ.

Mâm cơm cúng của người Mường ngày Tết.
Mâm cơm cúng của người Mường ngày Tết.

Trên thờ thần

Cao nhất là mâm thờ ôông thổ, vị thần cai quản vùng đất của làng Mường. Ông thổ xuất hiện trong mâm cúng người Mường với vai trò một vị thần (chứ không phải tổ tiên của con người). Vì thế, ông thổ không phải là đối tượng thờ cúng chính mà người Mường hướng đến.

Tuy nhiên, với vai trò là vị thần cai quản đất Mường, ôông thổ vẫn được mời đến với tư cách bề trên. Với vị thế của một vị thần, mâm thờ ôông thổ được đặt cao nhất và nằm ở phía bên ngoài của nơi thờ phụng.

Tiếp sau mâm ôông thổ là mâm cỗ thờ quan lang. Người Mường ngày xưa dùng một thuật ngữ “quan lang” để biểu thị hai khái niệm với hai nội hàm khác nhau. “Quan lang” hiểu theo nghĩa thứ nhất là chính là thành hoàng làng; theo nghĩa thứ hai, “quan lang” là thuật ngữ dùng để chỉ thế lực (người) cai quản đất Mường thời phong kiến (xã hội Mường xưa gọi là lang đạo).

Như vậy, cả hai lực lượng “quan lang” này đều có vai trò quan trọng trong việc cai quản đất Mường. Tuy nhiên, đối tượng thời phụng của người Mường trong dịp cúng lễ nói chung và trong lễ tết nói riêng là vị “quan lang” theo lớp nghĩa thứ nhất (thành hoàng làng).

Bởi lẽ “quan lang” hiểu theo nghĩa thứ nhất là người đã chết; còn “quan lang” hiểu theo nghĩa thứ hai là người vẫn còn sống. “Quan lang” hiểu theo nghĩa thứ nhất là những người chết vào giờ thiêng, có sứ mệnh bảo hộ cho dân làng. Vì vậy họ được dân làng thờ phụng trong mỗi dịp cúng lễ nói chung và trong lễ tết nói riêng.

Dưới thờ tổ tiên

Sau các mâm thờ ông thổ và quan lang, người Mường bày đến mâm ông vải. Như đã trình bày, ông vải mới là đối tượng thờ phụng chính mà người Mường hướng đến. Bởi lẽ ông vải mới là những người sinh ra và nuôi dưỡng con người. Theo tục lệ, người Mường chỉ thờ đến ông vải đời thứ năm (tính từ đời người còn đang sống).

Theo đó, gia đình người còn sống (được tính là đời thứ nhất) sẽ thờ bố mệ (đời thứ hai), đá dạ (đời thứ ba), đá càm, dạ càm (đời thứ tư), đá cố, dạ cố (đời thứ năm). Sở dĩ người Mường chỉ thờ đến đời thứ năm là vì trong quan niệm của họ, sau năm đời người chết sẽ hóa thành một kiếp khác (hoặc là đầu thai, hoặc là hóa thành một hình hài nào đó).

Nếu bố (hoặc mẹ) vợ của gia đình người thờ phụng đã chết thì họ sẽ bày một mâm thờ riêng. Mâm thờ này được được đặt ngay sát phía trong (bên dưới) mâm thờ quan lang để thể hiện sự kính trọng của dòng họ bên nội đối với họ bên ngoại. Nếu cả bố và mẹ vợ của gia đình người thờ phụng còn sống (hoặc người vợ trong gia đình đã chết) thì trong lễ khấn ngày tết sẽ không có mâm thờ mộng.

Sau mâm thờ mộng là mâm thờ những người chết bên họ hàng bên nội. Những mâm thờ này cũng được bày từ cao xuống thấp, từ ngoài vào trong, lần lượt từ mâm đá cố, dạ cố đến cuối cùng là mâm bố mệ.

Trong số những mâm được thờ ngày tết thì các mâm ông thổ và quan lang là những mâm được bày trí cố định (vì hai đối tượng thờ này không có sự thay đổi). Còn các mâm thờ ông vải thường có sự thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn, từng thế hệ.

Thông thường, trong một gia đình có nhiều người con trai thì sau khi lấy vợ chỉ có một người con ở lại trực tiếp chăm sóc bố mẹ. Những người con trai khác sẽ phải ra ở riêng. Thời xưa, người con trai cả thường là người ở lại trong nhà để “đứng mũi chịu sào”. Người Mường có câu: “Em cả thay mặt chành, anh cả thay mặt bố mặt mẹ” cũng một phần chỉ ý đó.

Người Mường gói bánh chưng ăn Tết. (Ảnh: Minh Phượng/ danviet.vn)
Người Mường gói bánh chưng ăn Tết. (Ảnh: Minh Phượng/ danviet.vn)

Theo luật tục của người Mường, chỉ những gia đình gốc mới phải bày đầy đủ bảy mâm khấn như trên. Ngoài ra, nếu bố (hoặc mẹ) vợ của người con trai này cũng đã chết thì trong lễ khấn phải bày thêm một mâm nữa gọi là mâm mộng kim (ngoại mới), còn mâm thờ bố mẹ của mẹ mình gọi là mâm môộng cổ (ngoại cũ).

Những gia đình nhánh (người con trai ra ở riêng) thì chỉ bày từ 2 - 4 mâm. Nếu bố mẹ của họ (gia đình nhánh) còn sống thì họ chỉ phải bày khấn hai mâm thờ bắt buộc là mâm thờ ôông thổ và mâm thờ quan lang.

Nếu bố (hoặc mẹ) của người con trai/ con gái đã chết thì họ bày thêm một mâm nữa để thờ bố (hoặc mẹ) của chồng/ vợ. Nếu cả hai bên đều có bố (hoặc mẹ) đã chết thì họ bày thành hai mâm thờ riêng (một mâm thờ bố mẹ của chồng, một mâm thờ bố mẹ của vợ).

Như vậy, những gia đình nhánh thường thờ bố mẹ mình và chỉ bày tối đa bốn mâm thờ.

Trong mỗi gia đình, sau khi người vợ chết thì gia đình đó sẽ không thờ bố mẹ của người đó nữa. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Mường, họ thường soi chiếu cái nhìn của mình từ xã hội người sống. Theo đó, dân Mường cho rằng người vợ chính là sợ dây liên kết giữa hai họ nội - ngoại.

Vì vậy, khi người vợ còn sống thì bố mẹ vợ sẽ (được khấn mời) về ăn tết với gia đình nhà con rể. Còn khi người vợ đã chết thì bố mẹ vợ sẽ chẳng có lí do gì để về nữa. Lúc này gia đình người con rể dù có lòng khấn mời thì bố mẹ vợ của họ cũng không đến. Người Mường có câu “Con gái một thào hương ngắn” cũng là để chỉ ý đó.

Cách bày trí mâm thờ trong lễ khấn ngày tết vừa thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, vừa là truyền thống nhân văn sâu sắc của người Mường.

Có thể thấy, trong lễ khấn ngày tết của người Mường, các mâm khấn không phải được bày một cách ngẫu nhiên mà cách sắp xếp đó chứa đựng lối tư duy nguyên thủy của họ. Đằng sau cách bày trí và những đồ lễ đó đều ẩn chứa những mã văn hóa độc đáo, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa dân tộc Mường.

bài liên quan
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024

Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024

Tối 22/3, tại Vịnh Thị Nại, TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024).
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I

Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I

Theo Thông cáo báo chí của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 29/3 - 31/3/2024.
Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống", một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Festival Phở Nam Định 2024: Tôn vinh văn hoá ẩm thực Phở

Festival Phở Nam Định 2024: Tôn vinh văn hoá ẩm thực Phở

Ngày 15/3, Lễ hội Vinh danh Nghề Phở trong khuôn khổ Festival Phở 2024 đã được tổ chức tại làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY