Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

TPP - chuyện sau bàn đàm phán

Thương trường
06/02/2016 08:10
Đức Sơn
aa
Có nhiều điều trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nghe thì quá xa vời nhưng bản chất lại rất sát thực. Nguyên tắc thì rất mở nhưng các trường hợp ngoại lệ lại nằm trong phụ lục, cho nên phụ đôi khi lại quan trọng hơn chính.


TPP trải qua nhiều phiên đàm phán căng thẳng.
TPP trải qua nhiều phiên đàm phán căng thẳng.

Câu chữ rắc rối, bài toán đơn giản

Có người nói với tôi TPP dịch ra tiếng Việt là “tớ phình phường”, dẫn lại tích truyện tiếu lâm nổi tiếng về một anh chàng đèo người yêu trên chiếc xe đạp cà tàng leo dốc.

Lên đến đỉnh, em yêu mới thẽ thọt hỏi anh mệt không, chàng bở hơi tai rồi nhưng làm oai với người yêu nên vẫn đáp là anh bình thường, nhưng thở không ra hơi, thành ra “anh phình phường”.

Chuyện này ám chỉ việc Việt Nam gia nhập TPP cũng hụt hơi như anh chàng leo dốc xe đạp kia, vì sĩ diện mà bảo “phình phường thôi”.

Mở hết cửa ngõ cho mấy ông lớn như Nhật, Mỹ, Úc vào, cạnh tranh sao nổi. Câu chuyện gợi nhớ lại thời điểm cách đây gần 20 năm khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA, 2001) và sau đó là gia nhập WTO (2007).

Cũng nóng ran mặt báo những cuộc thảo luận về cơ hội và thách thức, nổi lên là những lo lắng về sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội và viễn cảnh “bị bóp chết trên sân nhà”.

Thế nhưng, qua 20 năm, điều mọi người đều thấy là dòng thác hội nhập đã tưới tắm nước ngọt vào mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế.

Doanh nghiệp nội vươn lên mạnh mẽ, xuất khẩu tăng trưởng ồ ạt và quan trọng nhất là thể chế, môi trường kinh doanh cải thiện chưa từng thấy.

Ngoài việc không thể đứng ngoài xu thế chung toàn cầu, điều có thể yên tâm về các hiệp định thương mại là khả năng đàm phán của Việt Nam.

“Tựu trung có 2 điều kiện, nguyên tắc tiên quyết để lựa chọn đi đến một hiệp định thương mại, đó là thị trường đôi bên không xung đột mà bổ sung cho nhau và dung lượng sức mua của thị trường mục tiêu phải lớn.

Tất nhiên không có cái gì là miễn phí. Nhưng nếu lợi ích trừ (-) đi chi phí lớn hơn (>) 0 thì chúng ta cứ thế mà làm thôi” – một thành viên đoàn đàm phán chia sẻ.

TPP còn được kỳ vọng nhiều vì sẽ cân bằng được cán cân xuất khẩu của Việt Nam vốn lâu nay phục thuộc quá nhiều vào khu vực Đông Á (hơn 50% xuất khẩu), chẳng khác nào “đặt trứng vào một giỏ” với nhiều rủi ro.

Khi phụ quan trọng hơn chính

TPP có 30 chương, nhưng không như đọc tiểu thuyết. Phụ lục là nơi bảo lưu các trường hợp ngoại lệ của những nguyên tắc đã thoả thuận. Vì vậy, nói theo cách Nam Bộ, nhiều trường hợp “tưởng dzậy hổng phải dzậy”.

TPP lại có 2 phụ lục khác nhau. Trong đó, phụ lục 1 áp dụng quy định “không thể đảo ngược”, tức chỉ có tiến chứ không có lùi, một khi đã mở một cánh cửa rồi thì chỉ có thể mở thêm chứ không được hối hận mà đóng lại.

Phụ lục 2 dễ chịu hơn, tức có thể du di tuỳ tình hình. Vì là nơi bảo lưu các trường hợp ngoại lệ, nên với những thành viên “nhỏ nhưng có võ” như Việt Nam, luôn đòi hỏi phải có lộ trình áp dụng cam kết, phụ lục vì vậy cũng chính là “đấu trường sinh tử” trong đàm phán, phụ mà còn quan trọng hơn chính.

Chẳng hạn, hiệp định yêu cầu chào thầu quốc tế trong đấu thầu, mua sắm công, tuy nhiên phụ lục lại nói rõ riêng trường hợp Việt Nam 25 năm nữa mới phải áp dụng hoàn toàn nguyên tắc này, trước mắt thì chỉ những gói thầu trực tiếp của các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ bị điều chỉnh.

Kể một câu trả lời của đoàn Việt Nam trên bàn đàm phán để giữ được bảo lưu này: “Các anh nói đúng, chúng tôi tiêu tiền dân nên phải đấu thầu để tiêu cho hiệu quả. Nhưng vì chúng tôi tiêu tiền dân nên chúng tôi cũng cần ưu tiên cho người dân của chúng tôi, doanh nghiệp của chúng tôi”.

Đặc biệt như chương về doanh nghiệp nhà nước. Nội dung hiệp định quy định khá chi tiết về về doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, minh bạch hóa một số thông tin, không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền…

Đây đều là những nguyên tắc mà Việt Nam từ lâu đã thực hiện. Tuy nhiên, khi đàm phán chúng ta tiếp tục bảo lưu loại trừ tất cả các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới an ninh - quốc phòng.

Đồng thời, phụ lục còn quy định đạt một ngưỡng doanh thu nhất định thì doanh nghiệp nhà nước mới chịu sự điều chỉnh của hiệp định. Theo tính toán sơ bộ, có chưa đầy 10 doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thuộc diện này!

Người lữ hành trở về nhà

Tất nhiên, cơ hội luôn đi kèm thách thức. Nhưng có thể nói có nhiều thách thức đã bị thổi phồng. “Không thể nói Việt Nam có sức cạnh tranh yếu. Có đi đàm phán mới thấy nhiều bạn họ “sợ” ta như thế nào” – một thành viên đoàn đàm phán TPP nhận xét.

Thách thức thực sự đến từ chính nội tại, đó là một nguồn nhân lực đủ mạnh để có thể chớp lấy những cơ hội đang mở ra rộng hơn bao giờ hết đưa Việt Nam “bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Bác Hồ từng mong muốn.

Thiên nhiên trời phú, nếu được chăm bón thêm nguồn chất xám dồi dào thì hẳn một lĩnh vẫn được coi là yếu thế như nông nghiệp vẫn có thể tự tin mà bước tới.

Hy vọng rồi đây sẽ có thêm nhiều những mô hình đột phá như Công ty Viễn Phú ở đất mũi Cà Mau, lặn lội vào xứ rừng U Minh Hạ với lau sậy, phèn chua để rồi biến 320ha đất hoang hóa thành cánh đồng sản xuất lúa gạo hữu cơ để xuất khẩu duy nhất của cả nước, đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại thị trường Hoa Kỳ và châu Âu, với giá trị lợi nhuận cao gấp 5 lần so với gạo thường.

Không phải vô cớ mà dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam. Hội nhập kinh tế tích cực, chủ động đã biến nước ta thành một giao lộ tấp nập trên bản đồ giao - chuyện sau bàn đàm phán thương quốc tế.

Cùng với các nhà đầu tư nước ngoài, những người Việt xa quê nay cũng trở về chung tay dựng xây đất nước. Đây là thành tựu của hội nhập chưa được đề cập nhiều và ý nghĩa khó có thể đo đếm qua những con số.

Không chỉ là câu chuyện kinh doanh, tạo công ăn việc làm, những doanh nhân trở về như tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn góp phần kiến tạo lại diện mạo đô thị…

Và cũng không chỉ những cuộc trở về của những đứa con xa quê, đó còn là sự trở về ngay chính trong lòng đất nước. Chúng ta từng xót xa và có thể cả đổ lỗi cho hội nhập đã lấy mất những công trình mang tính biểu tượng, những vị trí đắc địa của Thủ đô trao vào tay nước ngoài.

Nhưng cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của doanh nhân trong nước, chúng ta đang dần giành lại cho mình, như khách sạn Hilton, Daewoo là những ví dụ.

Mở cửa kinh tế, tham gia các hiệp định thương mại, lâu nay chúng ta vẫn chủ yếu chỉ nhìn ở khía cạnh đi, chứ chưa nhìn đến những cuộc trở về, những phút giây đoàn tụ trên Đất Mẹ.

bài liên quan
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.