Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Thành công và thất bại của các "siêu ủy ban"

Thương trường
01/08/2016 07:45
Theo Trung Nhân (Plo.vn)
aa
Đặc tính chính trị và nền tảng thị trường sẽ quyết định thành bại của cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước.


LTS: Bộ Tài chính Việt Nam đang cố gắng tìm kiếm một mô hình quản lý vốn nhà nước và các tập đoàn nhà nước một cách hiệu quả. Báo Pháp Luật TP.HCM giới thiệu với độc giả một số mô hình ở các nước.

Quản lý tài sản nhà nước (TSNN) tại Trung Quốc và Singapore là hai bức tranh trái ngược giữa tuân theo hay đi ngược lại nền tảng cạnh tranh thị trường.

Giấc mơ “siêu ủy ban”

Mô hình Ủy ban Giám sát và Quản lý TSNN (SASAC) được Trung Quốc chính thức công bố vào tháng 3-2003, là một cơ quan ngang bộ và báo cáo trực tiếp với Quốc vụ viện Trung Quốc.

Sự ra đời của SASAC được đặt kỳ vọng thúc đẩy việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tăng cường khả năng sử dụng hiệu quả TSNN.

Cơ quan này có hơn 600 chuyên viên và hiện nay đang nắm quyền quản lý đến 146 tập đoàn kinh tế và tổng công ty sử dụng vốn nhà nước. SASAC cấp trung ương không nắm quyền quản lý toàn bộ DNNN mà chỉ tập trung vào những DN lớn nhất và được đầu tư nhiều nhất trong khu vực nhà nước.

Các nhiệm vụ hoạt động của ủy ban khổng lồ này bao phủ rất nhiều khía cạnh quản lý: Xây dựng dự thảo luật và quy định đối với TSNN, thành lập các đoàn giám sát đặc biệt để giải quyết các vấn đề của DNNN, quản lý và tái cấu trúc các DNNN để giúp tăng giá trị TSNN, chỉ định và sa thải nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các DNNN.

Ủy ban này giám sát hoạt động kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Từ các ngành vũ khí, hàng không, vũ trụ đến cả các ngành than, thép, muối và thậm chí còn lấn sang cả mua bán lụa và tác phẩm nghệ thuật. Nhiều đơn vị trực thuộc SASAS cũng có cổ phần trong các DN tư nhân. Mạng lưới quản lý và sức ảnh hưởng của SASAC bao phủ gần như toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, theo tờ Bloomberg nhận định. SASAC được xem như một “siêu ủy ban” với quyền lực kinh tế khổng lồ, nắm trong tay quyền quản lý khối tài sản trị giá gần 16.000 tỉ USD.

Viện Nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi của Phần Lan nhận định SASAC vừa mang chức năng tập trung hóa và phi tập trung hóa khu vực kinh tế nhà nước. Một mặt, SASAC chia các DNNN theo cấp bậc hành chính và đưa quyền quản lý cho các văn phòng của ủy ban này ở từng cấp bậc.

Mặt khác, bằng cách tách toàn bộ các DN cấp nhà nước ra khỏi quản lý của các bộ, ngành, ủy ban này nhắm đến xây sự giám sát và quản lý thống nhất của một cơ quan trung ương. Các DN nằm dưới sự quản lý của SASAC chiếm gần 70% toàn bộ lợi nhuận của các DNNN, tương đương 20% tổng thu của chính phủ. Chỉ riêng các tổ chức tài chính là không nằm dưới sự quản lý của SASAC.

Temasek Holdings kết thúc năm tài khóa vào tháng 7-2015 với tổng giá trị kỷ lục gần 198,5 tỉ USD (Ảnh: TODAY).
Temasek Holdings kết thúc năm tài khóa vào tháng 7-2015 với tổng giá trị kỷ lục gần 198,5 tỉ USD (Ảnh: TODAY).
Tưởng Khiết Mẫn, chủ nhiệm SASAC, hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng  (Ảnh: TÂN HOA XÃ).
Tưởng Khiết Mẫn, chủ nhiệm SASAC, hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng (Ảnh: TÂN HOA XÃ).

“Một thất bại khổng lồ”

Nicholas Lardy, người đã nghiên cứu về Trung Quốc hơn 30 năm qua và là chuyên gia tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nhận định: “SASAC là một thất bại khổng lồ”. Dưới sự giám sát của SASAC từ năm 2003 đến năm 2015, mức thu về từ TSNN liên tục xuống dốc. Trả lời phỏng vấn tại Bắc Kinh, ông Lardy nhận định SASAC đã trở thành “một gánh nặng khổng lồ đối với tăng trưởng kinh tế” của Trung Quốc.

Sau gần 10 năm SASAC được đưa vào hoạt động, chính phủ Bắc Kinh đã phải tiến hành cải tổ ủy ban này vì không tạo ra được hiệu quả như mong muốn. Theo nghiên cứu của Viện Peterson chỉ có gần 50% các DNNN được tiến hành cổ phần hóa.

Trong khi đó, nhà nước vẫn giữ trong tay kiểm soát gần 75,4 % cổ phần toàn bộ tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Về lý thuyết, SASAC đáng lẽ phải cải thiện hiệu quả sử dụng TSNN. Thế nhưng trên thực tế, ủy ban này chỉ chủ yếu thực hiện giám sát quá trình cải tổ các tập đoàn nhà nước nhưng quyết sách hoạt động các trách nhiệm đối với nhà đầu tư vẫn được nắm bởi cấp quản lý của tập đoàn nhà nước này.

Kể từ khi SASAC được thành lập, chính phủ Trung Quốc được cho là ngày càng lưỡng lự trong việc ra quyết định đóng cửa các DN yếu kém. Ủy ban này liên tục xuất hiện các vấn đề bất cập như thiếu sự minh bạch về thông tin để đánh giá mức độ hiệu quả, thiếu công cụ pháp luật trong tay để thật sự tạo được sự thay đổi, chồng chéo hoạt động giữa cấp trung ương và cấp địa phương, thiếu minh bạch và quá nhiều quyền lực dẫn đến tình trạng tham nhũng và bè cánh,…

Ngay cả khi được tiến hành cải tổ, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại đặc tính chính trị của cơ quan này sẽ cản trở những đổi mới mang tính thực chất. SASAC lại là một cơ quan nhà nước nên cách thức vận hành không dựa nhiều trên nền tảng là thị trường và lợi nhuận, dễ bị tác động bởi các yếu tố chính trị. Tờ The Eocnomist nhận định việc đẩy mạnh cổ phần hóa và thu hẹp khối DNNN sẽ đe dọa đến sự tồn tại chính trị của SASAC. Ủy ban khổng lồ này cũng có xu hướng bảo hộ thế độc quyền của DNNN và qua đó gia tăng tầm ảnh hưởng của mình. Thay vì đẩy mạnh tái cấu trúc các DNNN hoạt động không hiệu quả sang khối tư nhân, SASAC có thể lưỡng lự và để cho các tập đoàn nhà nước lớn hơn mua lại các DN nhỏ, không tạo ra sự thay đổi cần thiết đối với nền kinh tế.

Singapore: Khi nhà nước là cổ đông

Trái với sự hoạt động thiếu hiệu quả và gặp nhiều chỉ trích của SASAC, mô hình quản lý TSNN của Singapore được đánh giá rất cao và được nhiều nhà nghiên cứu xem là hình mẫu để học hỏi. Từ năm 1974, Singapore đã bắt đầu quá trình cổ phần hóa các DNNN và nhanh chóng đưa các DN này lên sàn chứng khoán. Singapore cũng tạo ra quỹ đầu tư “Temasek” để quản lý cổ phần trong các DN được cổ phần hóa. Ngày nay quỹ đầu tư này được đánh giá là một trong những mô hình quỹ đầu tư quốc gia thành công nhất trên thế giới.

Temasek Holdings hoạt động dưới hình thức DN đầu tư thương mại nằm dưới quyền sở hữu của chính phủ Singapore, nắm giữ TSNN và quản lý các khoản đầu tư của chính phủ. Tuy nhiên, theo hiến pháp của Singapore, kể cả tổng thống lẫn chính phủ nước này đều không có quyền can dự vào các quyết định kinh doanh của Temasek, trừ khi với lý do bảo vệ dự trữ tài chính ban đầu của công ty này. Bộ Tài chính Singapore đóng vai trò là cổ đông của Temasek. Quyền chỉ định, tái chỉ định hoặc sa thải các thành viên hội đồng quản trị của Temasek buộc phải thông qua sự chấp thuận của tổng thống Singapore. Việc chỉ định hay sa thải CEO của hội đồng quản trị Temasek cũng phải có sự đồng thuận của tổng thống nước này.

Khác với sự lưỡng lự của SASAC, Temasek rất cương quyết bán các TSNN hoạt động không hiệu quả và sẵn sàng đầu tư vào các công ty tư nhân hoặc công ty nước ngoài để đảm bảo tăng tính hiệu quả trong sử dụng ngân sách đầu tư. Trong số 35 DNNN ban đầu Temasek được giao trách nhiệm quản lý vốn đầu tư chính phủ, chỉ còn có 11 DN nằm trong danh sách quản lý. Số DN còn lại hoặc đã bị rút vốn đầu tư hoặc đã được cổ phần hóa hoàn toàn.

Hiện nay chỉ có 30% vốn đầu tư của Temasek nằm tại Singapore. Tuy nhiên theo CCTV, các tập đoàn có liên kết với nhà nước vẫn giữ được vị thế thống lĩnh trong nền kinh tế Singapore. Tính đến năm 2012, sau gần 40 năm hoạt động của Temasek, đóng góp của khu vực nhà nước vẫn chiếm đến gần 60% GDP quốc gia. Nổi bật trong số các tập đoàn này là các tập đoàn hàng không, viễn thông, bất động sản và ngân hàng DBS.

Theo đánh giá của Viện Peterson, sự thành công của Temasek chủ yếu nhờ giải phóng các khu vực kinh tế thống trị bởi nhà nước. Từ năm 1998, Tập đoàn viễn thông Singtel, kiểm soát bởi Temasek, đã được cạnh tranh với các tập đoàn tư nhân như M1 Limited. Tương tự trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng DBS chỉ kiểm soát 2/5 tổng tài sản các ngân hàng tư nhân trong nước. Viện Peterson nhận định hiệu quả hoạt động của DNNN, dù cho được cổ phần hóa hay không, chỉ phát triển khi dựa trên nền tảng là cạnh tranh thị trường.

bài liên quan
Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.
Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất.
Đồng bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng ứng dụng trợ lý ảo trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Đồng bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng ứng dụng trợ lý ảo trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Chiều 2/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì buổi làm việc với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về báo cáo ứng dụng trợ lý ảo trong thông tin, PBGDPL và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.
Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngày 22/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị. Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng và Mai Lương Khôi cùng dự.
Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang bị án treo có thể tiếp tục cuộc sống như bình thường không, người bị án treo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Đêm 17 và rạng sáng 18/4, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện mưa dông, lốc gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.