Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

'Tân quan, tân chính sách'

Góc nhìn Plus
12/07/2018 08:15
Hạ Nham
aa
Chính phủ Singapore thậm chí đã chính thức lên tiếng thể hiện thái độ không hài lòng về việc Thủ tướng nước láng giềng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, có ý định xem xét lại thỏa thuận về Malaysia cung cấp nước cho Singapore.


Thỏa thuận cung cấp nước sạch năm 1962 có hiệu lực đến năm 2061.
Thỏa thuận cung cấp nước sạch năm 1962 có hiệu lực đến năm 2061.

Thỏa thuận này đã có từ năm 1962, tức là từ trước khi Singapore tách ra khỏi Malaysia trở thành quốc gia độc lập (vào năm 1965). Trên danh nghĩa, nó không phải là thỏa thuận giữa hai quốc gia với nhau, nhưng vì được LHQ công nhận nên trong thực chất lại có giá trị pháp lý như thỏa thuận giữa hai quốc gia với nhau.

Theo thỏa thuận này thì 60% nhu cầu về nước của Singapore được Malaysia cung cấp, không phải cho không mà bán cho với giá nhất định. Mới đây, ông Mahathir cho biết có ý định đàm phán lại với Singapore về thỏa thuận này bởi cho rằng cái giá mà Singapore hiện đang trả để được cung cấp nước từ Malaysia “quá thấp” nên Malaysia bị thiệt nhiều.

Trong suốt thời gian dài 22 năm lãnh đạo Malaysia từ 1981 đến 2003, ông Mahathir không hề phàn nàn gì về thỏa thuận này. Vì thế, thiên hạ không tránh khỏi có phần bất ngờ khi ông Mahathir trở lại cầm quyền mới chỉ được thời gian rất ngắn mà đã công khai chủ ý xem xét lại thỏa thuận.

Khi vận động tranh cử cũng như từ khi cầm quyền trở lại, ông Mahathir có cam kết và bắt đầu thực hiện việc xem xét lại nhiều quyết sách của chính quyền tiền nhiệm, nhưng trong đó không có cam kết nào liên quan đến thỏa thuận về cung cấp nước cho Singapore.

Từ giác độ pháp lý quốc tế, thỏa thuận ấy là luật đối với cả Malaysia và Singapore cũng như LHQ. Nó còn là chuyện liên quan đến quá khứ lịch sử chung giữa Malaysia và Singapore. Có thể nói chuyện này giống hệt như hiệp ước giữa Ai cập, Ethiopia và một số nước khác về cùng sử dụng nguồn nước sông Nil, ký kết trong thập kỷ 20 của thế kỷ trước.

Việc ông Mahathir muốn đàm phán lại về thỏa thuận trong thực chất không phải là sửa đổi thỏa thuận mà là ý muốn lật lại luật. Ở đây có chuyện suy tính lợi ích mới của ông Mahathir. Nhưng cũng có cả chuyện lệ thách thức luật.

Cái lệ ở đây trước hết là “tân quan, tân chính sách”. Ông Mahathir không phải là người mới trên phương diện cầm quyền ở Malaysia, nhưng cầm quyền trong thời mới và trên cương vị đứng đầu phe cánh chính trị mới chứ không phải là thủ lĩnh đảng cầm quyền xưa ở Malaysia.

Chính sách mới chi phối luật hiện hành chứ không phải luật pháp hiện hành chi phối chính sách mới của chính quyền mới. Muốn có được bằng chứng cụ thể và thuyết phục nhất về thời mới thì chính quyền mới phải đưa ra chính sách mới và phải sẵn sàng thay đổi luật pháp hiện hành để mở đường cho và hợp pháp hoá chính sách mới. Tân quan tân chính sách là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tách biệt hoàn toàn với thời trước.

Cái lệ tiếp theo ở đây là thời cuộc thay đổi thì thỏa thuận cũng phải thay đổi, tức là chẳng có luật pháp nào là vĩnh viễn cả trong quan hệ giữa các quốc gia. Lúc đầu, vùng Singapore ngày nay thuộc Malaysia và vì thế nhà nước trung ương ở Malaysia phải có trách nhiệm đối với vùng này.

Năm 1965, Singapore tách khỏi Malaysia trở thành quốc gia độc lập. Vào thời điểm ấy, Malaysia nổi trội hơn Singapore về phát triển kinh tế xã hội, tức là về mức độ giàu sang và thịnh vượng của quốc gia.

Nhưng hiện tại thì tương quan và cục diện ấy đã đảo ngược hoàn toàn. Luật kia vì thế đã trở nên bất cập trong nhìn nhận của Malaysia và rất bất lợi đối với Malaysia.

Lệ thách thức luật như thế sẽ làm cho mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng của nhau này ở khu vực Đông Nam Á sẽ trở nên phức tạp và gay cấn. Chủ ý này của ông Mahathir theo cùng hướng với kế hoạch của chính phủ của ông Mahathir đầu tư phát triển một số hòn đảo ở khu vực có tranh chấp chủ quyền dai dẳng giữa Malaysia và Singapore.

Trong thời kỳ cầm quyền trước đây của ông Mahathir, luật đã khống chế được lệ. Còn bây giờ, nhiều khả năng luật sẽ bị lệ lấn lướt và lấn át, không chừng còn cả bị lật nữa.

bài liên quan
Những con số "khủng" về phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Những con số "khủng" về phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Trong số 86 bị cáo trong vụ án này, có 13 bị cáo bị truy tố ở mức hình phạt cao nhất là tử hình. Trong đó, Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh là “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng”, “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”. Một số bị cáo bị truy tố hai tội danh.
Thanh tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thanh tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo Thanh tra chính phủ, đơn vị đã tổ chức buổi công bố quyết định thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT).
Sở Y tế Hưng Yên tăng cường triển khai chỉ thị số 25-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ

Sở Y tế Hưng Yên tăng cường triển khai chỉ thị số 25-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ

Theo đó, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên tiếp tục tăng cường quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.
Khẩn trương rà soát, có biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa

Khẩn trương rà soát, có biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa

Theo Bộ Giao thông vận tải, ngày 28/11, Thanh tra Bộ GTVT phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý GTVT, Trường Đại học Công nghệ GTVT tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kê khai, xác minh tài sản, thu nhập cá nhân cho gần 450 cán bộ, viên chức, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Công nghệ GTVT.
Đồng Nai: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Đồng Nai: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 21/11, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tỉnh Đồng Nai đã chủ trì phiên họp thứ 9.
U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games 31: Vì đâu mà nhọc nhằn?

U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games 31: Vì đâu mà nhọc nhằn?

U23 Việt Nam cần tới 120 phút nhọc nhằn mới vượt qua được U23 Malaysia để vào chung kết SEA Games 31 đụng độ với "kình địch" duyên nợ U23 Thái Lan.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã có những thông tin cụ thể về việc đấu giá 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội.
Sản xuất công nghiệp đang tăng trưởng trở lại

Sản xuất công nghiệp đang tăng trưởng trở lại

Do những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp của cả nước nên tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Dự án Luật Đất đai sửa đổi - Kỳ 2: Cần tập trung vào đấu thầu dự án có sử dụng đất

Dự án Luật Đất đai sửa đổi - Kỳ 2: Cần tập trung vào đấu thầu dự án có sử dụng đất

GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, người dân thường có khiếu kiện vì mình được bồi thường ít, mà nhà đầu tư bán đất sinh lời nhiều lần.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY