Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Tại sao hai công trình hầm đường bộ Việt Nam tự hào số 1 Việt Nam lại phải kêu cứu?

Pháp luật hình sự
31/10/2018 19:53
aa
Hai hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam: Hải Vân và Đèo Cả, có thể sắp phải đóng cửa. Nhưng lý do không đơn giản là vì nhà đầu tư nợ 2 tỷ tiền điện. Lý do chính đến từ sự "ùn tắc" đáng ngạc nhiên ở ngay trụ sở Bộ Giao thông.


Tại sao hai công trình hầm đường bộ Việt Nam tự hào số 1 Việt Nam lại phải kêu cứu?

Khi Đại biểu quốc hội lên tiếng

Lời kêu cứu khẩn thiết của Công ty Đèo Cả đã lan tới diễn đàn QH nửa ngày sau khi Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể đứng áp chót trong bảng xếp hạng những người được tín nhiệm thấp nhất, sau bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ.

ĐBQH Đinh Văn Nhã, đã đưa ra nghị trường thông tin giật mình : "Theo kiến nghị gần đây của cơ quan kiểm toán nhà nước nếu những vướng mắc này chậm được giải quyết thì có thể 1-2 tháng nữa công ty Đèo Cả có thể phải buộc đóng hầm Đèo Cả, bỏ dự án Hầm Đèo Cù Mông còn dở dang, bàn giao công việc quản lý vận hành Hầm Đèo Hải Vân cho cơ quan quản lý nhà nước".

Ông Nhã cho biết thêm: "Qua các đợt tiếp xúc cử tri tôi biết, nhà đầu tư đã kiến nghị nhiều lần trong vài năm nay, nhưng Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, chưa kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có biện pháp giải cứu cho doanh nghiệp".

Tại sao hai công trình được coi là niềm tự hào số 1 của hầm đường bộ Việt Nam, tại sao công ty được coi là "vua hầm đường bộ Việt Nam" lại phải kêu cứu khẩn thiết đến như vậy?

Đại biểu Đinh Văn Nhã nói về sự khó khăn của Công ty Đèo Cả (đơn vị vận hành Hầm đường bộ Hải Vân)

do những chính sách thiếu nhất quán của bộ ngành với công ty BOT

Mới đây, Điện lực quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã phát đi văn bản đòi Đèo Cả trả 2 tỷ đồng tiền điện, cùng với lời khẳng định: Nếu chậm trễ thanh toán họ sẽ cắt điện. Một hầm đường bộ dài bị cắt điện, đồng nghĩa với việc phải đóng cửa.

Nhưng không chỉ có tiền điện, Công ty Đèo Cả còn chưa thanh toán được chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng hầm đường bộ Hải Vân 1.

Việc nợ 2 tỷ đồng tiền điện thực ra chỉ là giọt nước cuối cùng trong chiếc ly đầy ứ nằm trên bàn tay chậm chạp của Bộ Giao thông.

Ngày 3/9/2017, hầm đường bộ Đèo Cả bắt đầu thu phí. Nhưng ngay từ ngày đầu ấy, Bộ Giao thông đã "bỏ quên" mức giá mà chính mình đã phê duyệt cho nhà đầu tư theo phương án tài chính.

Khi Bộ ban hành thông tư 35/2016, họ đã quên mất việc đề cập mức phí cho hạng mục hầm đường bộ. Chính vì vậy Đèo Cả chỉ được thu mức phí bằng mức đường bộ thông thường (nghĩa là thấp hơn nhiều mức giá đã được phê duyệt và giá đã ký kết với nhà đầu tư tại Hợp đồng dự án).

Chưa hết, theo phương án tài chính được Bộ Giao thông phê duyệt ngày 5/10/2016, trạm Nam Hải Vân sẽ được thu phí từ ngày 1/1/2017 để có nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành và hoàn vốn cho hạng mục sửa chữa nâng cấp hầm Hải Vân 1 và tuyến QL1 qua đèo Hải Vân.

Tuy nhiên, sau đó, Bộ Giao thông đã phê duyệt phương án cắt bỏ trạm Nam Hải Vân, và buộc nhà đầu tư sử dụng chung trạm Bắc Hải Vân để thu phí hoàn vốn. Như vậy, thay vì hai dự án có 2 trạm thu phí, thì giờ chỉ còn 1, khiến phương án tài chính của Đèo mất cân đối nghiêm trọng.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến Đèo Cả, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những ngân hàng cho dự án vay vốn. Những ngân hàng này cũng không thể hoàn vốn đúng tiến độ, đúng phương án tài chính đã được Bộ Giao thông phê duyệt.

Công ty Đèo Cả cho biết: Dù ra quyết định gây tổn hại cho doanh nghiệp như vậy nhưng Bộ luôn lặp lại điệp khúc: Sẽ tiếp thu ghi nhận kiến nghị và tiếp tục... báo cáo Thủ tướng.

Trong khi Bộ "tiếp tục ghi nhận" thì theo ông Lưu Xuân Thủy – Phó Tổng giám đốc công ty Đèo Cả, chỉ tính từ ngày 1/1/2018 đến 1/10/2018, dự án thâm hụt nguồn thu khoảng 65,7 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng 7,3 tỷ đồng.

Đèo Cả cho biết, vài năm nay, dù công ty đã kiến nghị rất nhiều lần để Bộ sửa Thông tư 35, bổ sung thêm mức phí hầm đường bộ; dù Bộ đã tổ chức họp lấy ý kiến để chỉnh sửa, có cả Bộ trưởng, thứ trưởng thay nhau giải quyết, nhưng đến hôm nay doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục kêu cứu trong tuyệt vọng. Họ vẫn phải chịu đựng những cơ chế bất cập, những quy định phát sinh không hề có trong các điều khoản hợp đồng đã ký.

Hầm Hải Vân từng được coi là niềm tự hào số 1 của hầm đường bộ Việt Nam.
Hầm Hải Vân từng được coi là niềm tự hào số 1 của hầm đường bộ Việt Nam.

Ai sẽ bị cắt trách nhiệm?

Cách đây vài tháng, trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn cho đầu tư xây dựng mà Thủ tướng chủ trì, chính ông Thủy, đã gửi tham luận kiến nghị sửa đổi thông tư 35 và nhắc lại một số cam kết mà Bộ không thực hiện với doanh nghiệp.

Thậm chí, tham luận của Đèo Cả còn đề nghị xử lý trách nhiệm của một số lãnh đạo đã trong việc để xảy ra nhiều tồn tại của ngành giao thông.

Việc một doanh nghiệp lớn, lần đầu tiên, dám công khai đối mặt với những người quản lý ngành, chắc chắn phải là việc làm cực chẳng đã, trong tình hình tất cả doanh nhân đều phải nghiến răng tự nhủ "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Thế nhưng, ngay cả những động thái cuối cùng ấy cũng không mang lại kết quả.

Tháng 4 năm nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức lễ gắn biển Công trình xây dựng tiêu biểu cho hầm đường bộ Đèo Cả, nhân dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành xây dựng (cả nước chỉ có 5 công trình được gắn biển này).

Hầm Đèo Cả khi đưa vào vận hành giúp rút ngắn khoảng cách quãng đường dài 21,4km bằng đường đèo xuống còn 13,19km đi qua hầm, rút ngắn thời gian di chuyển từ 45 phút xuống còn hơn 10 phút.

Nhưng không chỉ có thế, với việc thi công ngày đêm thần tốc, hầm Đèo Cả đã về đích sớm 2 tháng so với dự kiến, tiết kiệm gần 4.000 tỷ đồng, trở thành một hiện tượng lạ giữa vô số dự án trọng điểm kéo dài hơn dự kiến hàng năm trời và phát sinh kinh phí nhiều ngàn tỷ.

Nhưng thi công thần tốc, quyết liệt bao nhiêu ở công trường, thì nhà đầu tư ấy vẫn không thể thúc đẩy được "guồng máy bình tĩnh" khi xử lý vướng mắc cho mình,ở cơ quan lẽ ra phải hỗ trợ họ nhiều nhất: Bộ Giao thông.

Đèo Cả nợ tiền điện thì sẽ bị cắt điện. Điều đó rất sòng phẳng. Nhưng Bộ Giao thông không tuân thủ cam kết, ì trệ trong tháo gỡ chính sách, thì ai sẽ cắt vị trí, cắt trách nhiệm của những người có trách nhiệm?

Khi dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn gần như phá sản, do nhà đầu tư UDIC không còn khả năng thực hiện, Bộ Giao thông đã kêu gọi các doanh nghiệp giải cứu. Chính Đèo Cả đã xung phong gánh trách nhiệm này, và công ty này tiếp tục đẩy dự án đi những bước thần tốc, dự tính tiết kiệm cả ngàn tỉ đồng.

Khi Đèo Cả gặp khó vì cơ chế bất hợp lý của chính Bộ Giao thông, họ đề nghị tháo gỡ, thì kỳ lạ thay, không có ai giải cứu cho họ.

Thời gian là cơ hội, là tiền, là niềm tin của nhà đầu tư. Một dự án phức tạp như Đèo Cả, nhà đầu tư đã làm mọi cách để về đích sớm, tiết kiệm cho nhà nước hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đổi lại, họ nhận được gì? Nếu làm việc với tinh thần kiến tạo thực sự thì trụ sở Bộ Giao thông, phải là nơi hanh thông nhất, chứ không phải ngược lại.

Trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính phủ kiến tạo của mình, liên tục gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp và nhà quản lý, để tháo gỡ những nút thắt, thì sự chậm chạp của Bộ Giao thông trong việc tháo gỡ những vướng mắc do chính mình gây ra, gây băn khoăn không nhỏ cho môi trường đầu tư ở lĩnh vực rất nhạy cảm và tốn kém này.

Theo kiến nghị của Đèo Cả, nếu những vướng mắc này không được giải quyết, nếu Bộ Giao thông không đảm bảo được nguồn kinh phí như đã cam kết cho dự án, ngày 5/11/2018 này, hầm Hải Vân 1 sẽ dừng hoạt động và "Bộ Giao thông sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm". Nhà đầu tư cũng sẽ báo cáo Thủ tướng, đề nghị trao trả dự án cho Bộ Giao thông.

Hai ngày nay, khi đăng đàn tại Quốc hội, bộ trưởng Thể đã nêu ra nhiều khó khăn khi bị thanh tra, kiểm toán thường xuyên, nhưng ông vẫn hứa tiếp tục nỗ lực khai thông các dự án trọng điểm.

Cử tri có quyền đặt câu hỏi: Các dư án trọng điểm sẽ được khai thông như thế nào khi những tồn tại với nhà đầu tư lớn chưa được giải quyết và niềm tin chưa được khôi phục?

Kỳ sát hạch ở Quốc hội đã xong, nhưng chắc chắn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể sẽ còn phải chứng minh cho các ĐBQH và cử tri thấy rằng mình thực sự là một Bộ trưởng hành động, mà hành động đầu tiên, chính là việc chống thành công nạn "ùn tắc kiến tạo" ngay tại trụ sở của mình.

Bùi Hải - Theo Nhịp sống Kinh tế

bài liên quan
Hai Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3 tới đây

Hai Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3 tới đây

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3.
Chi tiết tiền lương của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ năm 2024

Chi tiết tiền lương của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ năm 2024

Lương được tính theo Nghị quyết 730 năm 2004, tiền lương Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ năm 2024 có 2 mức, lần lượt là 17.460.000 đồng và 18.540.000 đồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, tặng quà Tết tại Lào Cai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, tặng quà Tết tại Lào Cai

Sáng 23/01/2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng đoàn công tác đã tới thăm và tặng quà công nhân tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lắp đặt hệ thống cân tự động trên cao tốc Bắc - Nam kiểm soát xe quá tải

Lắp đặt hệ thống cân tự động trên cao tốc Bắc - Nam kiểm soát xe quá tải

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, khi phát hiện quá tải sẽ được thông báo hiển thị tự động trên màn hình điện tử.
Bộ GTVT ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024

Bộ GTVT ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Bổ sung 1.800 chuyến bay đêm phục vụ hành khách dịp tết Nguyên đán 2024

Bổ sung 1.800 chuyến bay đêm phục vụ hành khách dịp tết Nguyên đán 2024

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án, bố trí nguồn nhân lực, đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ các chuyến bay đêm dịp Tết Nguyên đán 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Lực lượng Công an thu giữ chiếc va ly màu đen bên trong 26 gói nilon có chứa hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc, có trọng lượng hơn 10kg.
TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Liên quan đến đường dây khai thác cát trái phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM đã khởi tố và xử lý hình sự tổng cộng 27 bị can.
Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Lực lượng chức năng vừa tạm giữ hình sự 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội).
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Một đường dây tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Thuận triệt phá, bắt giữ 5 đối tượng.
Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án “In, mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” xảy ra từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Một nữ sinh học lớp 7 bị một người đàn ông hành hung, tát liên tục, sự việc được quay lại và đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Tại cơ quan Công an, Huynh và Duy khai nhận đã bán ma túy cùng nhau, các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm rồi đem bán.
Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Trong tuần qua, các tổ công tác 141 đã kịp thời ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phát hiện 16 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ 17 đối tượng.
Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt khẩn cấp 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản.
Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 đối tượng Phạm Hải Đăng và Nguyễn Đăng Tài để điều tra về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY