Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tại sao bão lũ ngày càng tàn khốc?

Pháp luật hình sự
02/12/2018 12:15
Ngô Phương Thủy
aa
Những tuần cuối tháng 11 vừa qua, sự kiện vỡ hồ nhân tạo ở Nha Trang và cơn bão số 9 đã khiến cuộc sống của hàng triệu người dân các tỉnh phía Nam đảo lộn, chưa kể tới những thiệt hại không thể cân đo, đong đếm.


Bão số 9 gây ra những thiệt hại nặng nề
Bão số 9 gây ra những thiệt hại nặng nề

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam được ví như “đất nước của bão”, chúng ta cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai nhưng bão lũ ngày càng tàn khốc hơn, hậu quả nặng nề hơn. Thiên tai cộng hưởng với nhân tai, nhiều khi gây nên tai họa khủng khiếp.

“Thủ phạm” phá rừng, khai thác cát…

Việt Nam là đất nước “ưỡn ngực” ra biển Đông với chiều dài 3.260 km bờ biển. Chiều dài bờ biển, lãnh hải là tài nguyên, nhưng đồng thời, do vị trí “địa thời tiết” như vậy nên hàng năm Việt Nam thường phải hứng chịu nhiều cơn bão.

Thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7, 8, 9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Trong 45 năm (1956 - 2000) có 311 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại 11.600 tỷ đồng, hơn 400 người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 ha lúa, phá huỷ 1.300 công trình đập, cống thủy lợi.

So với nhiều năm trước, năm 2018 (dẫu còn 1 tháng nữa) không nhiều bão. Bão số 9 di chuyển chậm, khi đổ bộ vào đất liền cường độ suy yếu dần nhưng cũng đủ để gây ra thiệt hại không nhỏ: 1 người chết, 51 ngôi nhà bị đổ sập, hư hỏng hoàn toàn, 46 chiếc tàu bị chìm, hỏng, trong đó, riêng Bình Thuận có 38 chiếc tàu.

Có 99 lồng bè bị chìm, tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận và hơn 700 ha lúa bị ngập úng. Về giao thông, có hai vị trí đường sắt bị sự cố tại Ninh Thuận; 1.500m đường quốc lộ bị ngập tại Bình Dương; 170m đường tỉnh bị sạt lở, hư hỏng. Đặc biệt, nhiều thứ không tính được bằng tiền: ví dụ, thiệt hại về người, hoàn lưu bão gây mưa, úng ngập tại TP HCM...

Vậy tại sao lũ lụt ngày càng gây ra những thiệt hại nặng nề? Nói đến bão, hoàn lưu bão gây lũ ống, lũ quét, xói lở... không thể không nói đến “đồng minh” của bão là con người. Đó là phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập.

Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi. Trong khi đó, việc phá rừng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xảy ra lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung.

Bởi cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Khi rừng bị chặt phá, một vùng đất trơ trọi sẽ khiến dòng nước cùng đất đá bị cuốn đi, mực nước ở các vùng hạ lưu tăng lên.

Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng làm gia tăng mức độ lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ và khiến cho lũ lụt lớn hơn và kéo dài hơn.

Khác với sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam, các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Cho nên các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông luôn phải đối mặt với nguy cơ ngập úng khi có mưa bão lớn.

Những năm gần đây Liên Hợp quốc cảnh báo nhiều nguy cơ thiên tai từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Thực tế là, BĐKH đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH do có bờ biển dài.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiều loại hình thiên tai và thời tiết cực đoan diễn ra với quy mô và tần suất ngày càng lớn. Tại Hội nghị LHQ về BĐKH (COP 23) ở Born, Đức (11/2017), số liệu thống kê cho thấy trên toàn thế giới, từ 1996 - 2016, thiên tai do BĐKH làm chết 520.000 người, gây thiệt hại kinh tế 3.160 tỷ USD.

Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1oC và nước biển dâng cao 1m. Đặc biệt, theo các kịch bản BĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương ven biển khác sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có 10 - 12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP. Đặc biệt, 20% diện tích TP HCM sẽ bị ngập.

Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH 20 năm qua do bão, lũ và sạt lở đất theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu do tổ chức Germanwatch (Đức) công bố tháng 12/2015. Nói tóm lại, BĐKH tại Việt Nam sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nói chung là cuộc sống của người dân Việt Nam.

Luật pháp chưa nghiêm?

Để chủ động phòng chống thiên tai nói chung và bão lụt nói riêng, năm 1993 Việt Nam đã có Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão; năm 2000 là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão. Hiện nay là Luật Phòng, chống thiên tai (Luật số 33/2013/QH13).

Ngoài việc xây dựng Luật, các chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT), BĐKH... Chính phủ cũng thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT làm nhiệm vụ điều phối liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo công tác PCTT trên phạm vi toàn quốc. Nói như thế để thấy rằng, PCTT được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

Những năm gần đây, nhận thức được các nguy cơ và thách thức của BĐKH, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH. Ngày 3/6/2013 tại Hội nghị lần 7, BCH TƯ khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Để triển khai đồng bộ, Chính phủ cũng ra Nghị quyết số 08/NQ-CP (23/1/2014) ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Đảng, nhằm mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; phải đạt được những chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững… hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Thủ tướng cũng ký Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/5/2017. Ngày 17/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH.

Tuy nhiên, điều dễ thấy là chúng ta vẫn “thiếu” về nhiều vấn đề để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Dễ nhận thấy nhất là quy hoạch dân cư, quy hoạch đô thị. Càng phát triển “nóng” đô thị càng thấy chưa mưa đã ngập và tắc.

Dễ thấy, ở việc không kiểm soát được phá rừng, khai thác cát sỏi làm biến dạng các dòng chảy tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học... Dễ thấy là nguồn lực tài chính đầu tư cho PCTT hạn hẹp... Đặc biệt, nhận thức về pháp luật hạn chế, tâm lý chủ quan trước thảm họa và PCTT.

Hình như luật pháp về PCTT còn nằm “trên trời”? Nhân dân còn ít nhận biết kỹ năng, kinh nghiệm PCTT. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác phòng tránh thiên tai là: Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, dự báo tình hình mưa lũ để người dân nắm được và biết cách phòng tránh; đồng thời các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình, địa phương mình, đặc biệt là phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy - lực lượng - hậu cần -phương tiện tại chỗ). Nếu mỗi người dân biết cách phòng tránh và có ý thức tốt về phòng tránh thiên tai tự bảo vệ mình thì sẽ tránh thiệt hại về người ít nhất.

Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu BĐKH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

bài liên quan
Phim tài liệu Việt chật vật “phủ sóng” khán giả

Phim tài liệu Việt chật vật “phủ sóng” khán giả

Dù phim tài liệu có nhiều bước tiến, thế nhưng, để thu hút nhiều khán giả xem, nhất là phim lại “đổ bộ” ra rạp chiếu thương mại là điều không hề dễ dàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phim truyền hình cũng như sự đổ bộ của các phim nước ngoài, phim tài liệu Việt Nam đang phải chật vật tìm đường “phủ sóng” khán giả.
NSƯT Chí Trung và

NSƯT Chí Trung và 'lời nguyền' quanh vai Táo Giao thông

NSƯT Chí Trung cho biết, anh vẫn sẽ tiếp tục tham gia Táo Quân nếu có kịch bản hay và vai diễn phù hợp. Trước đó, dù 3 - 4 lần Chí Trung từ chối, đạo diễn Đỗ Thanh Hải vẫn quyết thuyết phục anh ở lại.
Du lịch cộng đồng: Lo ngại đánh đổi bản sắc bằng… tiền mặt

Du lịch cộng đồng: Lo ngại đánh đổi bản sắc bằng… tiền mặt

Trong du lịch cộng đồng, khi nhiều du khách yêu cầu những dịch vụ bên ngoài văn hóa bản địa như karaoke, đồ ăn Tây…, thì nhiều người dân địa phương cũng không ngần ngại bổ sung, đáp ứng ngay nhằm làm hài lòng khách, kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng vô hình chung, những hành động tự phát này góp phần làm phai mờ bản sắc văn hóa vùng miền, làm “biến chất” du lịch cộng đồng.
Khoảng lặng phía sau những trận cầu rực lửa

Khoảng lặng phía sau những trận cầu rực lửa

Trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 đã khép lại với thành công của bóng đá Việt Nam bằng chiếc cúp vô địch đã được đặt sẵn tại SVĐ Mỹ Đình.
“Vương miện” cho người đẹp lỡ hẹn Hoa hậu Hoàn vũ 2018

“Vương miện” cho người đẹp lỡ hẹn Hoa hậu Hoàn vũ 2018

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2018 trong tuần qua đã khép lại với vương miện được trao cho thí sinh đến từ Philippines Catriona Gray. Tuy nhiên, có một cô hoa hậu khác dù không một ngày được mang tư cách thí sinh nhưng vẫn thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông thế giới, đó là cô Marie Esther Bangura - Hoa hậu Sierra Leone.
Nổi tiếng

Nổi tiếng 'siêu tốc' - cái bẫy nhấn chìm 'sao'?

Sự nổi danh nhanh chóng, gặt hái nhiều thành quả vật chất, được hâm mộ... khiến rất nhiều bạn trẻ nung nấu con đường dùng mạng xã hội để tiến thân. Thế nhưng, mặt trái của nó không hề hấp dẫn như thế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng trộm lưới thép B40 trên cao tốc

Nhóm đối tượng đã lấy trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu - Nghệ An).
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.