Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Quản lý an toàn thực phẩm: Thừa cơ quan quản lý nhưng vẫn nhiều “lỗ hổng”

Thực phẩm sạch - Ẩm thực - Nhà hàng
03/07/2017 11:00
Minh Ngọc
aa
“Trong giai đoạn vừa qua đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) được ban hành nhưng các văn bản này thiếu tính ổn định dẫn đến khó triển khai thực hiện; thậm chí có sự đan xen chồng chéo và thiếu cơ chế phối hợp cũng như không phân định rõ ngành nào chịu trách nhiệm quản lý chính…”.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đó là nhận định của đại biểu Quốc hội trước thực trạng thừa quy định nhưng lại thiếu chế tài cụ thể, rõ ràng trong lĩnh vực vệ sinh, ATTP của nước ta hiện nay.

Quy định chồng chéo, chưa phù hợp

Theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011 - 2016 được công bố tại kỳ họp QH vừa qua, các văn bản chính sách pháp luật về ATTP đã được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời; từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP.

Trong khi đó, đánh giá của Đoàn giám sát của QH cũng cho hay, nội dung các văn bản đã ban hành về cơ bản đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ATTP; nội luật hóa các điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành…

Tuy vậy, Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các văn bản ban hành nhiều nhưng chưa được hệ thống hóa, gây khó khăn cho việc áp dụng Luật. Ví dụ, về sản xuất, kinh doanh sữa chế biến dạng lỏng phải áp dụng không dưới 25 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 6 Luật, 6 Nghị định, 13 thông tư hướng dẫn, liên quan đến 9 thủ tục hành chính, 5 cơ quan quản lý nhà nước chưa kể đến các lĩnh vực khác như xử lý vi phạm hành chính, quản lý thị trường, môi trường…

Quy định trong Luật ATTP về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ chưa bảo đảm tính khả thi, quy định về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu đối với tất cả lô hàng nhập khẩu chưa phù hợp với thực tế.

Bên cạnh đó, một số quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến ATTP còn chồng chéo, chưa rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý thiếu quy định hướng dẫn cụ thể. Luật ATTP đã thu gọn đầu mối quản lý ATTP từ 5 bộ xuống còn 3 bộ chịu trách nhiệm chính trong quản lý ATTP, gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và có sự phân công cụ thể trách nhiệm quản lý ATTP của các bộ đối với từng nhóm sản phẩm.

Tuy nhiên, các quy định này còn chưa phù hợp trong quản lý các sản phẩm “giao thoa” giữa các bộ hoặc giữa các bộ và địa phương, một số nội dung còn thiếu rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý còn thiếu hướng dẫn cụ thể.

Ví dụ cụ thể cho hiện tượng cắt khúc, phân đoạn trong việc quản lý tạo nhiều khoảng trống chưa được xử lý có hiệu quả, khiến thực phẩm vẫn không an toàn và người dân phải chịu hậu quả được ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) chỉ rõ: với sợi bún, nguyên liệu là bột gạo do Bộ NN&PTNT quản lý, sản phẩm tinh bột thì thuộc Bộ Công Thương. Nếu sản phẩm bún bán ra thị trường chứa chất tinopal gây hậu quả cho người tiêu dùng thì trách nhiệm quản lý thuộc Bộ Y tế. Tương tự với chiếc bánh trung thu, nhãn bánh và bao bì do Bộ Công Thương quản lý; nhân bánh là trứng thì thuộc Bộ NN&PTNT còn các chất phụ gia là của Bộ Y tế.

Rà soát, điều chỉnh cho đồng bộ

Tại hội thảo “Thực thi Nghị quyết 19: Cải cách các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ATTP” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng tưởng toàn diện (GIG) của USAID tổ chức mới đây, các đại biểu cũng chỉ ra rằng các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ATTP Việt Nam hiện nay rất chồng chéo, thường đi vào tiểu tiết, dẫn đến “quản” nhiều nhưng hiệu quả thực tế không cao.

Chẳng hạn, chỉ tính riêng về nguyên liệu, một sản phẩm đang sản xuất tại Việt Nam đã phải “cõng” hàng chục giấy phép con, với tổng thời gian xin phép kéo dài, dẫn đến tốn kém hàng triệu USD, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều người hy vọng vào việc Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016 – 2020 mà QH vừa qua thông qua sẽ giúp khắc phục được những chồng chéo, bất cập hiện nay.

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, để khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về ATTP, trong giai đoạn 2016 - 2020, QH giao Chính phủ khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP để sớm trình QH sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý ATTP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

Nghị quyết đặt mục tiêu đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về ATTP cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản xong bộ máy quản lý nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh quản lý ATTP sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm...

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương): Phân công trách nhiệm quản lý ATTP không hợp lý

“Theo một nguồn tin từ Văn phòng QH thì 53,4% người được hỏi trả lời việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP là không hợp lý và chưa hợp lý lắm. Cũng câu hỏi trên, kết quả khảo sát của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã thống kê có 73% cán bộ y tế, 60% cán bộ công thương và 57% cán bộ nông nghiệp cho rằng việc phân công trách nhiệm quản lý ATTP hiện nay là không hợp lý. Có thể thấy, giữa người dân và cán bộ quản lý chuyên ngành đã có một sự tiệm cận về ý chí khi đánh giá, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP hiện nay”.

ĐB Hồ Thanh Bình (An Giang): Vấn đề xảy ra rồi mới tìm giải pháp

“Việc quản lý ATTP hiện tại được tiếp cận theo hướng sử dụng luật và các văn bản luật hỗ trợ, dẫn tới quá nhiều văn bản ra đời, chồng chéo trách nhiệm của các cơ quan trong nhiều ban, ngành. Thông thường vấn đề xảy ra rồi mới tìm giải pháp và phương pháp quản lý. Xu hướng tiên tiến trên thế giới tiếp cận trên góc độ là thực hiện đánh giá, phân tích, quản lý các nguy cơ trong chuỗi ATTP. Cách tiếp cận này giúp nhìn nhận rõ hơn việc quản lý ATTP theo hướng toàn diện, xây dựng được năng lực và cải thiện được sự phối hợp giữa các bên và nhà sản xuất chế biến đến nhà quản lý nhằm tăng cường hiệu quả đề phòng vấn đề ATTP”.

ĐB Trương Thị Yến Linh (Cà Mau): Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng vì sự chồng chéo

“Trong giai đoạn vừa qua đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật về ATTP được ban hành nhưng các văn bản này thiếu tính ổn định dẫn đến khó triển khai thực hiện, có sự đan xen chồng chéo và thiếu cơ chế phối hợp cũng như không phân định rõ ngành nào chịu trách nhiệm quản lý chính. Các bất cập này còn khiến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm gặp khó khăn khi lần lượt chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan đơn vị. Vì vậy, tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành rà soát hệ thống pháp luật về ATTP để điều chỉnh hoàn thiện hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ hơn”.

ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh): Cơ quan quản nhiều nhưng vẫn có “lỗ hổng”

“Trên cơ sở chính sách, pháp luật đã ban hành, cần xem xét lại phương thức tổ chức, quản lý về mặt nhà nước theo nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan nhà nước, khắc phục chồng chéo trong quản lý ATTP.

ATTP có 3 ngành, ví dụ 1 chiếc bánh trung thu, vỏ bánh là tinh bột do ngành Công Thương quản lý, nhân bánh là thịt, trứng do ngành Nông nghiệp kiểm soát, còn ngành Y tế quản lý phụ gia, phẩm màu. Trái lại, thực tế có những mặt hàng chưa được cơ quan nào phụ trách, tạo ra “lỗ hổng” trong việc quản lý. Cần sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật ATTP theo hướng đơn giản hóa, tránh tình trạng quá nhiều luật sẽ trở nên rối. Luật thì nhiều nhưng hiểu luật lại ít, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý”.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh): Còn nhiều khoảng trống

“Theo Luật ATTP, chúng ta chia việc quản lý ATTP theo chiều dọc, tức là ai đã chịu trách nhiệm phải từ đầu đến cuối nhưng việc chia này lại theo nhóm ngành hàng. Trên thực tế, tôi nhận thấy việc quản lý của mỗi ngành vẫn thực sự chỉ là cắt ngang, giới hạn cho nhóm sản phẩm mình đã được phân công, do đó có nhiều khoảng trống. Đây chính là vấn đề chúng ta phải giải quyết về mặt chính sách. ATTP liên quan mật thiết đến rất nhiều chính sách khác. Nếu Bộ NN&PTNT có được chiến lược đúng đắn cho nền sản xuất nông nghiệp, Bộ Công Thương kiểm soát tốt được việc kinh doanh hóa chất thì tôi nghĩ ATTP sẽ được cải thiện nhiều và cải thiện từ gốc”.

ĐB Trương Phi Hùng (Long An): Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ

“Theo quy định về phân cấp, phân công quản lý, những sản phẩm thực phẩm hay cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phân công quản lý của ngành nào thì ngành đó cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; và cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sẽ tiến hành kiểm tra hậu kiểm, sau khi cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đã được cấp giấy. Tại Điều 12 Thông tư số 19 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về kiểm tra sau công bố, cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ATTP, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với sản phẩm đã công bố. Với nội dung quy định như trên sẽ dẫn đến việc trùng lắp, chồng chéo trong công tác kiểm tra hậu kiểm giữa ngành Y tế với các cơ quan chuyên ngành như ngành Công Thương hoặc ngành Nông nghiệp.

Tôi đề nghị cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở sản xuất ATTP, hoặc giao cho một đầu mối như thành lập Ban quản lý ATTP để thực hiện công tác quản lý ATTP nhằm tập trung nguồn lực, cũng như quy trách nhiệm trong công tác quản lý ATTP”.

bài liên quan
Bến Tre: Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Bến Tre: Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 17/4, tại công viên Bến Tre, UBND TP Bến Tre phối hợp Sở Y tế tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.
Lạp xưởng nướng đá – Mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe

Lạp xưởng nướng đá – Mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe

Lạp xưởng nướng đá "làm mưa làm gió" thời gian qua, các cửa hàng "mọc lên như nấm" trên vỉa hè. Tuy nhiên, lại khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại về vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm công bố Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Cục An toàn thực phẩm công bố Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Ngày 07/3/2024, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế phối hợp với Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) tổ chức Lễ công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam thuộc dự án ODA "Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị An toàn thực phẩm tại Việt Nam”.
TP HCM: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không đảm bảo an toàn

TP HCM: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không đảm bảo an toàn

Tất cả số hàng hóa đều không nhãn hiệu, không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, không ghi xuất xứ.
Sử dụng mã QR là giải pháp cải cách quản lý về an toàn thực phẩm

Sử dụng mã QR là giải pháp cải cách quản lý về an toàn thực phẩm

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Lo ngại chất lượng an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố

Lo ngại chất lượng an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố

Không chỉ tiện lợi, tiết kiệm thời gian, những năm gần đây, thức ăn đường phố còn trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của người dân thủ đô. Tuy nhiên, do việc quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố còn nhiều bất cập, là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắt giữ đối tượng 20 năm dùng tên giả trốn lệnh truy nã

Bắt giữ đối tượng 20 năm dùng tên giả trốn lệnh truy nã

Từ Hà Nội trốn vào TP HCM, suốt 20 năm dùng tên giả để trốn lệnh truy nã, đối tượng Đào Thanh Tùng vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Hà Nội: Điều tra việc 2 phóng viên bị tấn công khi tác nghiệp tại đám cháy nhà xưởng

Hà Nội: Điều tra việc 2 phóng viên bị tấn công khi tác nghiệp tại đám cháy nhà xưởng

Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tiếp nhận trình báo của 2 nhà báo N.V.C (phóng viên Thời báo VTV) và M.H.M (phóng viên báo điện tử Vnexpess) về việc bị nhiều đối tượng cản trở tác nghiệp, hành hung khi làm nhiệm vụ ghi hình đưa thông tin về đám cháy.
Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo lừa đảo qua thuê, mua tài khoản ngân hàng

Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo lừa đảo qua thuê, mua tài khoản ngân hàng

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc quản lý thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của mình.
Tin bài khác
Xử phạt 27 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại quận Long Biên

Xử phạt 27 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại quận Long Biên

Các lỗi vi phạm được phát hiện chủ yếu là kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, vệ sinh dụng cụ ăn uống không đạt yêu cầu, không niêm yết giá.
Lý do vì sao bạn nên ăn trái bơ hằng ngày

Lý do vì sao bạn nên ăn trái bơ hằng ngày

Việc sử dụng trái bơ thường xuyên giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và bạn nên sử dụng trung bình nửa quả mỗi ngày.
Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 trên toàn quốc

Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 trên toàn quốc

Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.
Gà tươi Phạm Xá nổi tiếng xa gần

Gà tươi Phạm Xá nổi tiếng xa gần

Trải qua hơn 30 năm, con gà của làng Phạm Xá (Hải Dương) vẫn phục vụ người dân cả nước thông qua các thương hiệu khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc tới thương hiệu “Gà tươi Phạm Xá” với gà tươi 100%, giữ nguyên chất lượng của gà nuôi thả.
Bạc Liêu: Mạnh tay xử lý “thực phẩm bẩn” trên thị trường dịp tết Nguyên Đán

Bạc Liêu: Mạnh tay xử lý “thực phẩm bẩn” trên thị trường dịp tết Nguyên Đán

Công an Bạc Liêu liên tục bắt giữa hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ…đặc biệt là “thực phẩm bẩn” trên thị trường.
Đà Nẵng: Hỗ trợ tiêu thụ hải sản sống do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Đà Nẵng: Hỗ trợ tiêu thụ hải sản sống do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

UBND quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng vừa có công văn số 2073/UBND-KTN về việc hỗ trợ tiêu thụ hải sản sống do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thêm 2 trường hợp F1 của cặp vợ chồng đến khám tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ

Thêm 2 trường hợp F1 của cặp vợ chồng đến khám tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ

Trưa 28/5, liên quan đến hai vợ chồng đến khám bệnh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ vào chiều 27/5 và đã có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2, sáng cùng ngày kết quả xét nghiệm 2 F1 liên quan cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tổng số ca lây nhiễm của chuỗi này là 4 trường hợp và không liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục hưng.
Thêm 2 trường hợp F1 của cặp vợ chồng đến khám tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ

Thêm 2 trường hợp F1 của cặp vợ chồng đến khám tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ

Trưa 28/5, liên quan đến hai vợ chồng đến khám bệnh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ vào chiều 27/5 và đã có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2, sáng cùng ngày kết quả xét nghiệm 2 F1 liên quan cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tổng số ca lây nhiễm của chuỗi này là 4 trường hợp và không liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục hưng.
Quảng Ninh: Xử phạt 2 cơ sở chế biến, kinh doanh chả mực 135 triệu đồng

Quảng Ninh: Xử phạt 2 cơ sở chế biến, kinh doanh chả mực 135 triệu đồng

Doanh nghiệp bị xử phạt là Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm TM & SX Bảo Ngọc, do ông Bùi Văn Dũng là giám đốc.
Quảng Ninh: Xử phạt 2 cơ sở chế biến, kinh doanh chả mực 135 triệu đồng

Quảng Ninh: Xử phạt 2 cơ sở chế biến, kinh doanh chả mực 135 triệu đồng

Doanh nghiệp bị xử phạt là Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm TM & SX Bảo Ngọc, do ông Bùi Văn Dũng là giám đốc.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.