Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Những người gieo chữ ở xã đảo

Sức khỏe - đời sống
18/11/2017 11:30
aa
Thầy cô ở xã đảo Thạnh An, Cần Giờ chỉ cần được sống với nghề, dạy học trò nên người thì bao nhiêu trở ngại cũng hóa thành không.


Họ là những người thầy từ nhiều vùng, miền khác nhau về xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM công tác. Cái duyên đưa đẩy họ đến với xã đảo, lâu dần trở thành cái nợ. Mà món nợ này không phải nợ vay-trả, không phải cứ nói rứt là rứt được... Chỉ vì trót yêu, trót thương!

Bỡ ngỡ với học trò xã đảo

Từng là giáo viên của một ngôi trường THCS ở quận 8 nhưng thầy Phạm Văn Cương (SN 1985, quê Nghệ An, hiện là giáo viên dạy văn Trường THCS Thạnh An) đã quyết định thi tuyển vào Trường THCS Thạnh An để được giảng dạy ở ngôi trường này. Thầy Cương bảo ngôi trường như mối nhân duyên trong cuộc đời đi dạy của mình. “Tôi cũng không ngờ là sau chuyến đi du lịch cùng thầy cô trường cũ về xã đảo này, tôi bỗng yêu khung cảnh sông nước, nhịp sống êm đềm ở đây. Sau đó về, tôi biết trường đang tuyển giáo viên nên quyết định thi để vào dạy ở trường” - thầy kể.

Từ đó đến nay thầy Cương đã có bảy năm gắn bó với trường, từ lúc trường còn chưa được xây mới lại như hiện nay. “Lúc tôi mới đến, cảm thấy nơi đây vắng vẻ và thiếu thốn đủ thứ. Lạ nhất là điện không có sẵn cả ngày như ở Sài Gòn. Cứ đến 12 giờ đêm là điện cúp đến sáng hôm sau mới có lại, mà khí hậu ở đây thì khô, nóng nên ban đầu rất khó chịu. Sau dần mới quen và bắt nhịp được” - thầy kể.

Những ngày đầu đến xã đảo bắt đầu việc giảng dạy là cả một chặng đường dài đầy bỡ ngỡ với thầy Cương, đặc biệt là học trò ở xã đảo.

Thầy Cương đã có bảy năm công tác tại trường và ngày càng gắn bó hơn với học sinh ở xã đảo Thạnh An. Ảnh: NVCC.
Thầy Cương đã có bảy năm công tác tại trường và ngày càng gắn bó hơn với học sinh ở xã đảo Thạnh An. Ảnh: NVCC.

“Học sinh ở đây không có điều kiện để tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, hiểu biết của các em cũng hạn hẹp hơn so với các bạn. Hỏi các em về tô tượng, coi phim, hay vẽ tranh, đi nhà sách..., các em cũng không biết. Các em như tờ giấy trắng vậy đó” - thầy kể lại.

Và lần khiến thầy Cương thương hơn những cô cậu học trò của mình là khi thầy ra đề bài kiểm tra môn văn, các em nộp bài chỉ với một mặt giấy... “Việc viết một bài văn với các em trở nên khó khăn lắm, làm tôi bất ngờ thực sự. Với một đề văn, học sinh TP viết đến 2-3 trang giấy, còn các em ở đây chỉ viết được có một mặt giấy thôi... Tôi gắng khơi gợi cho các em để có thêm ý tưởng nhưng các em cũng không biết thêm nhiều để viết nữa...” - thầy nhớ lại.

Gắn bó với ngôi trường đã được 11 năm, thầy giáo dạy thể dục Trần Tiến Thanh (vốn ở Tiền Giang) thì tâm tình ban đầu chưa quen nên thầy giận học trò nhiều vì các em ngây ngô quá. “Nhưng sau đó thì lại thấy thương nhiều hơn chứ không giận gì hết trơn. Tụi nhỏ ở đây thiếu thốn nhiều lắm, có đứa ham học nhưng vì hoàn cảnh phải nghỉ giữa chừng...” - thầy tâm tình.

Thầy Thanh nói sở dĩ thầy còn gắn bó, bám trường, bám xã đảo để dạy là bởi chính các em học trò ở đây. “Các em làm cho tôi cứ dâng trào cảm xúc, muốn làm gì đó cho các em, không thể bỏ được. Tụi nhỏ thơ ngây, còn dè dặt lắm” - thầy nói.

Thầy trò cùng chạy bão...

Mọi thiếu thốn trong sinh hoạt hay nếp sống quẩn quanh, thậm chí với nhiều người cảm nhận là buồn tẻ đều không thể ngăn được tấm lòng người thầy muốn bám xã đảo để dạy chữ.

“Bảy năm dạy ở đây, tôi có hai lần cùng chống bão với học trò, bà con và thầy cô ở trường. Tự nhiên thấy nó vui mà ấm áp lắm. Bão vào, thầy cô trẻ đi vận động bà con lên huyện để tránh bão, số còn lại thì bám ở trường cùng chống bão. Mọi người cùng sinh hoạt, ăn uống chung với nhau, có chuyện gì cũng gọi nhau í ới nên rất vui. Đó là những lần khiến tôi cảm thấy muốn gắn bó nơi này mãi” - thầy Cương tâm sự.

Còn trong ký ức của thầy Thanh, cơn bão số 9 vào năm 2006 mãi là kỷ niệm trong cuộc đời của mình. Thầy kể: “Lần đó trường còn chưa được xây mới, không khang trang như bây giờ. Bão đến nhìn khung cảnh đìu hiu lắm, tôi với mấy thầy cô, học trò ở lại trường chống bão, cùng trải qua khó khăn nên gắn bó. Nhớ nhất là nước ngập đến nửa lớp học, thầy trò lội bì bõm dưới nước nhưng mà vui, vui vì còn làm cùng nhau. Lần đó cây gãy đổ nhưng tôi may mắn thoát chết đó chứ” - thầy Thanh kể lại.

Thầy Cương đã lập gia đình được hai năm nhưng vợ chồng thầy không có nhiều thời gian ở cạnh nhau. Thầy ở Thạnh An, vợ làm việc và sống ở quận 4 nhưng vẫn hiểu và chia sẻ với nhau để thầy tiếp tục nghiệp giảng dạy của mình... Còn thầy Thanh thì nói rằng cứ mỗi lần nhớ quê, thầy lại ra bến đò đứng nhìn...

Ở nơi xã đảo xa xôi đó, vẫn có những người thầy lặng thầm với công việc của mình như vậy. Họ không mong cầu quá nhiều về cuộc sống, chỉ cần mỗi ngày đứng lớp để dạy cho học trò ở đây từng con chữ để nên người đã là niềm vui!

Kỷ niệm buồn gắn kết tình thầy trò

Đến giờ, trong tâm trí của thầy Thanh vẫn luôn nhớ đến hai học trò thân thiết đã qua đời... “Một đứa là nam, rất chăm ngoan và hiền, nó theo tôi học thể thao đến lớp 9. Sau này thầy trò vẫn gặp nhau, thân nhau lắm. Nhưng ai ngờ nó mất trong một lần đi ăn sinh nhật bạn, không biết xô xát kiểu gì rồi bị đâm nên mất...” - thầy ngậm ngùi nhớ lại.

Thầy kể tiếp rằng đứa thứ hai là một học sinh nữ bị mắc bệnh ung thư máu rồi qua đời ngay sau đó. “Nhớ lần đầu tiên tôi hỏi, em không trả lời mà chỉ nhìn rồi ra hiệu nhưng tôi không hiểu. Còn nói em là không nghe lời thầy nhưng sau này biết được em bị bệnh, lòng tôi thắt lại. Khi bệnh trở nặng, học trò trong lớp rủ tôi đến thăm em lần cuối, tôi dặn các em đến trước rồi tôi đến sau vì đang ăn dở bữa cơm. Khi đến nơi thấy mọi người ngồi khóc, tôi vào, em nhìn tôi rồi đi luôn... Đến giờ tôi vẫn luôn tự hỏi là em đợi tôi đến chào lần cuối rồi mới đi hay sao...” - thầy Thanh nghẹn ngào.

Còn thầy Cương thì nhắc đến hai cô học trò của mình nay đã nghỉ học: “Hai chị em cùng đi học, rồi vì hoàn cảnh mà cả hai nghỉ học cùng một lúc. Tới giờ tôi cứ ám ảnh mãi trường hợp đó vì các em đều rất chăm ngoan”.

Theo Thanh Tuyền (Pháp luật TPHCM)

bài liên quan
Nghệ An: Mưa đá gây thiệt hại nặng tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Nghệ An: Mưa đá gây thiệt hại nặng tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Tối ngày 14/4, thông tin từ chính quyền huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra trận mưa đá, khiến 1 người bị thương và gây thiệt hại đến nhà cửa và hoa màu của người dân.
Công an tỉnh Tiền Giang thực hiện chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn”

Công an tỉnh Tiền Giang thực hiện chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn”

Ngày 11/4, thông tin từ Bộ Công an cho biết, nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang phát động cán bộ, chiến sĩ thực hiện chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn”.
Nghệ An: Xử lý tài xế dương tính với ma túy khi lái xe ô tô

Nghệ An: Xử lý tài xế dương tính với ma túy khi lái xe ô tô

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với trường hợp điều khiển xe ô tô bị phát hiện dương tính với ma túy.
Nhiều khối lớp, môn học ở Tiền Giang chỉ sử dụng một bộ SGK

Nhiều khối lớp, môn học ở Tiền Giang chỉ sử dụng một bộ SGK

Cả nước đang thực hiện đổi mới giáo dục trên tinh thần “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” và thị trường đã có ít nhất 3 bộ SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt đưa vào sử dụng. Tuy nhiên tại Tiền Giang vẫn có nhiều khối lớp và môn học chỉ sử dụng một SGK trong toàn tỉnh. Thực tế này phải chăng đi ngược lại với chủ trương đổi mới, cải cách giáo dục?
TP.HCM: Công viên bờ sông Sài Gòn có rạp phim ngoài trời

TP.HCM: Công viên bờ sông Sài Gòn có rạp phim ngoài trời

Từ nay đến 12/4, người dân, du khách trong và ngoài nước khi đến với Công viên bờ sông Sài Gòn sẽ được trải nghiệm Công viên Điện ảnh (Cine Park) với rạp phim ngoài trời.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ngành Y tế TP HCM: Năng lực nghiên cứu lâm sàng và hỗ trợ còn hạn chế

Ngành Y tế TP HCM: Năng lực nghiên cứu lâm sàng và hỗ trợ còn hạn chế

Năng lực nghiên cứu lâm sàng và hỗ trợ còn hạn chế phần nào làm chậm nỗ lực nghiên cứu khoa học của TP HCM.
Ứng dụng công nghệ được chú trọng trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ứng dụng công nghệ được chú trọng trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Để đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, phương thức thanh toán không tiền mặt sẽ được áp dụng tại tất cả các gian hàng trong không gian của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 tại TP.HCM.
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật tiêu biểu

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật tiêu biểu

Đại diện lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho giáo viên khuyết tật tiêu biểu tại hai tỉnh Bắc Kạn và Thanh Hóa.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.