Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Văn hóa
09/02/2019 06:40
Vũ Vân Anh
aa
Cả xứ Quảng, gần như ai cũng thân quen với sự ra đời và hoạt động tấp nập của một khu chợ đặc biệt - Chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam). Với niên đại hơn nửa thế kỷ, chợ trở thành điểm đầu mối mua bán heo (lợn) lớn nhất nhì cả nước. Nhưng ở đây, còn có nghề độc đáo không phải ai cũng biết: “Nghề ẵm heo thuê lấy hên”.


Chợ heo Bà Rén thuộc xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam.
Chợ heo Bà Rén thuộc xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam.

Chợ đặc biệt, nghề đặc biệt

4h sáng, trời cuối năm hãy còn tối mịt nhưng chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã trở mình inh ỏi. Chợ nằm ngay QL1, cạnh sông Bà Rén nên đón lượng người qua lại giao thương khá đông.

Bà Nguyễn Thị Xí (60 tuổi, ngụ xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) tất tả cầm xấp áo mưa đi phát cho từng người trước khi bắt tay vào việc. Hỏi ra mới biết, cái áo để chống lại gió lạnh, bà biếu“đồng nghiệp” giúp giữ hơi ấm và có sức khỏe tiếp tục theo nghề bồng heo trong năm Hợi.

Hơn 20 năm theo nghề, bà Liễu nói, đây là lần thứ 2, chờ đúng phiên chợ cuối cùng của năm, nhiều người như bà bắt đầu trao cho nhau những “món quà” chia tay kiểu lấy may. Nói về chợ heo, bà Liễu được nhiều người kể lại rằng, nó hình thành từ cuối những năm 1960 của thế kỷ trước.

Phát tích tên gọi của chợ, vốn đặt theo tên một người đàn bà chèo đò dọc khúc sông này. Ngày trước, khi chưa có cầu, bên cạnh chợ heo, còn một cái chợ khác bán đủ thứ hàng hóa, nên ai đến chợ cũng phải gọi bà đưa qua sông, lâu dần thành cái tên chợ Bà Rén.

Sau đó, vì người buôn bán heo trong chợ gây mùi khó chịu, lại để heo xổng chuồng, đuổi bắt rất lộn xộn nên được “độc chiếm”, thành chợ heo riêng biệt. Từ chợ Bà Rén, người ta thêm chữ, đổi tên chợ heo Bà Rén.

Từ sáng sớm tinh mơ, kẻ mua người bán đã quy tụ về đây, nhộn nhịp giao thương. Cho đến nay, khu chợ heo vẫn được xem lớn nhất miền Trung.

Ông Lê Đình Lai, Trưởng ban quản lý chợ Bà Rén cho biết, ngày cao điểm có khi cả ngàn con heo được giao dịch. Các chị em làm nghề bồng heo nhờ thế cũng trụ được, kiếm đủ tiền mưu sinh.

Điều đặc biệt hơn khiến chợ này nổi tiếng không chỉ địa thế giao thương mà có nghề đặc biệt “bồng heo thuê” và toàn phụ nữ đảm nhận. Khoảng hơn 10 chị em từ các xã lân cận như Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn (thuộc tỉnh Quảng Nam), mỗi ngày từ tinh mơ đã có mặt; cũng có vài chị quê tận Thanh Hóa, Quảng Bình tìm tới.

4h sáng mỗi ngày, khi các tiểu thương đưa heo về chợ giao dịch, các chị đã đợi sẵn. Thông thường, người mua rất ngại khi phải bồng bế những chú heo, bởi nhiều chất thải xú uế bết lên thân. Mỗi lần cân đong hay cần vận chuyển heo từ chợ ra xe, họ lại phải nhờ đến đội ngũ những người như bà Liễu.

Điểm đặc biệt nữa, người mua còn có một quan niệm, trước khi mang về nhà phải nhờ người ẵm heo lấy may, nuôi mau lớn… Bà con sinh sống gần chợ heo kể thêm, người khai sinh ra nghề đặc biệt này là bà Lê Thị Bốn, hộ gia đình người lùn sống cạnh sông Bà Rén từ 40 năm.

Chồng bà Bốn là ông Lưu Quơn (nay đã gần 90 tuổi) vốn nghèo khó, đành dắt 8 người con và vợ ra chợ heo làm công việc vệ sinh. Bà Bốn thức thời hơn, thấy có nhiều người cần bồng heo để cân đong, vận chuyển nên bà nhận thêm việc này, sống qua ngày.

Một điều lạ, những chú heo qua tay bà đều hay ăn chóng lớn nên cứ mỗi lần heo về, các tiểu thương lại ưu tiên cho bà vào bồng trước. Có cung ắt có cầu, nghề “bồng heo thuê” ra đời. Theo bà Liễu đội ngũ bồng heo thuê tại đây, lúc cao điểm có khi lên đến vài chục người.

Tình người chan chứa

Vì cái nghề “độc, dị, lạ” như lời ví von của chị Lê Thị Hiên (45 tuổi, ngụ Thăng Bình, Quảng Nam), nên những người bồng heo thuê tại chợ Bà Rén thường hóm hỉnh an ủi nhau: Mỗi ngày chúng ta được ôm ... Trư Bát Giới.

Chị Hiên tâm tình, công việc nhìn đơn giản vậy chứ cũng lắm thăng trầm. Nhiều khi lỡ tay, heo tuột khỏi người, khách không ưng ý, mình sẽ mất hết mối. Tuy nhiên, nếu chăm chỉ làm, mỗi người cũng kiếm được khoảng 50.000 - 80.000 đồng (mỗi con từ 3-5.000 đồng) tùy cân nặng, “vía” của người bồng và tùy cả vào sự quen thân.

Đang trò chuyện, thoáng thấy mối quen của Hiên, bà Liễu vội vã giục người phụ nữ này đội nón, xoắn tay áo tới chỗ rọ heo của thương lái làm việc.

Có người định hỏi bà Liễu, sao không tranh làm, nhưng rồi chợt thu lời, bởi tận mắt thấy người làm nghề bồng heo xưa nay chưa một tiếng cãi cọ. Giữa cái khó khăn, họ nương tựa vào nhau để sống, nhường nhau những lần bồng, để tan chợ ai cũng có tiền khi ra về, lo cho gia đình chút thịt, cá.

Ví như, ngày cuối cùng của phiên chợ cuối năm, chị Lê Thị Hiên có chồng không may mắc phải căn bệnh thần kinh, mất khả năng lao động, nên hễ có mối lạ, mặc nhiên chị được nhường phần. Tiền không có để biếu, họ trao nhau chút tình từ công việc như vậy.

Rồi trường hợp như bà Lưu Thị Liên (75 tuổi, quê Quế Sơn), gần 20 năm theo nghề, nay già yếu, hội người bồng heo thuê thường chọn cho cụ Liên những con nhỏ nhẹ nhất để bồng và cả phụ đỡ.

bài liên quan
Làm gì ngày Thần Tài năm Canh Tý 2020 để lấy may, tài lộc cả năm

Làm gì ngày Thần Tài năm Canh Tý 2020 để lấy may, tài lộc cả năm

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán đều cúng Thần Tài, cầu xin cho một năm nhiều may mắn và tài lộc. Vậy trong ngày vía Thần Tài làm gì để lấy may, tài lộc cả năm?
Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Cả xứ Quảng, gần như ai cũng thân quen với sự ra đời và hoạt động tấp nập của một khu chợ đặc biệt - Chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam). Với niên đại hơn nửa thế kỷ, chợ trở thành điểm đầu mối mua bán heo (lợn) lớn nhất nhì cả nước. Nhưng ở đây, còn có nghề độc đáo không phải ai cũng biết: “Nghề ẵm heo thuê lấy hên”.
Lan tỏa tinh thần “chiến binh sao vàng”

Lan tỏa tinh thần “chiến binh sao vàng”

Từ Thường Châu tuyết trắng đến Dubai nắng vàng, bóng đá Việt Nam trong một năm đã tạo nên kỳ tích, chắp cánh hy vọng, bay bổng ước mơ, hội tụ tình người, thăng hoa cảm xúc, lâng lâng tự hào,...
Lễ hội nổi tiếng với điệu múa "Con đĩ đánh bồng" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội nổi tiếng với điệu múa "Con đĩ đánh bồng" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Ngày 10 tháng Giêng (tức 14/2), nhân dân làng Triều Khúc vinh dự được đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mới nhất
Đọc nhiều
Viện thẩm mỹ CCI "biến" các bệnh viện thành cơ sở của mình

Viện thẩm mỹ CCI "biến" các bệnh viện thành cơ sở của mình

Sở Y tế TP HCM yêu cầu Viện thẩm mỹ CCI chỉ được hoạt động sau khi được phê duyệt danh mục kỹ thuật và chỉ được quảng cáo theo nội dung được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trước kỳ nghỉ lễ?

Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trước kỳ nghỉ lễ?

Nắng nóng gay gắt trên diện rộng, hàng triệu người dân mỗi ngày “oằn mình” dưới nền nhiệt lên đến gần 40 độ C. Vậy uống gì để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trong những ngày “nóng như thiêu như đốt” này?
Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 22/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.