Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Miền đất cảm hóa con người

Nhà nước và Pháp luật
30/04/2017 09:36
Đình Du
aa
Trong lòng dân Sài Gòn và khắp các vùng miền đến nơi này sinh sống, lập nghiệp, ai cũng hiểu, Sài thành luôn là thành phố nghĩa tình.


Một người mua ve chai đang lấy bánh mì từ thiện.
Một người mua ve chai đang lấy bánh mì từ thiện.

Cái nghĩa tình đó đã “lậm” vào họ từ trong máu. Dẫu có bao nhiêu tính cách của vùng miền, nhưng tới đây rồi chỉ vài ba năm, cái tính cách đó cũng “cảm” được và rồi bị “Sài Gòn hóa” tự bao giờ chẳng hay. Những bình trà đá, bánh mì, nhà trọ sinh viên miễn phí hoặc giá “bèo”… dường như chưa bao giờ vơi, chưa bao giờ dứt như cái nghĩa tình của đất Sài Gòn ưa ra tay giúp người.

Những cái “lạ” bé xíu

Một cô bạn ở miền Bắc vô thăm bà con ở quận Phú Nhuận có một nhận xét rất nhỏ nhưng cực kỳ thú vị: “Người Sài Gòn coi cái sân, lề đường trước nhà là của chung, trong đó có phần mình nên có thể cầm chổi quét hai ba sân một lúc”. Cô còn “lạ” hơn nữa khi có người cho biết, cái cô gần nhà ngày nào cũng quét sân nhà rồi quét sang sân nhà hàng xóm, đổ rác rất đàng hoàng như mọi người dân trong hẻm đang là vợ một lãnh đạo cấp cao của TP. “Người Sài Gòn cởi mở, ưa giúp đỡ, chia sẻ nhưng hiếm khi “xía” vô chuyện nhà người khác. Quét sân nhà hàng xóm nhưng không “dòm” vô nhà người ta…”, cô bạn “phán” rất tinh tế.

Bé xíu như chuyện của Vĩnh Tân (19 tuổi, quê Bình Định, sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM) vậy mà khiến chúng tôi không thể nào quên: “Ngay sau khi thi (tuyển sinh Đại học) xong môn đầu tiên, cùng đứa bạn kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá mà bụng vẫn trống không. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Thấy bàn nào cũng để nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng… cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng “bay” nguyên cả nải. Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối... thì đâm lo. Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc bỏ lên bàn, bà chủ quán bước lại nói: “Thôi, cô chỉ tính hai dĩa cơm. Phần chuối khỏi tính tiền vì… lỡ ăn thì thôi. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu”. Nghe mà muốn rớt nước mắt, chỉ có mấy trái chuối, mà thấy sự hồn hậu, nghĩa tình của người Sài Gòn phần nào đã toát lên.

Câu chuyện của anh xích lô gần khu phố nhà tôi kể những năm 80 của thế kỷ trước cứ “nằm lòng” trong ký ức. Anh nói: “Bữa đó tao đạp kiếm khách cả ngày muốn rã cẳng mà chẳng có “cuốc” nào, khát muốn cháy cổ, bụng kêu lục ục mà túi chẳng có “cắc” nào. Ngang qua chợ Tân Bình, thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắc, miệng kêu: Xích lô! Ngừng xe, tao hỏi: Anh chị đi đâu? Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu? “Vã” quá, tao nói, từ sáng đến giờ chưa mở hàng, anh chị cho “bi nhiêu” thì cho. Họ chẳng ừ hử, leo lên xe một nước. Tao tính, “cuốc” này giá khoảng 5 đồng (thời đó). Nào ngờ, đến cầu Phú Lâm, tao “đuối” quá, biết sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính “bỏ của chạy lấy người”. Xuống giọng, em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm. Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại, tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho! Tới nơi, “chả” móc ra 10 đồng, nói khỏi thối. Đúng là “bà độ”, vừa được khách chở, vừa có tiền gấp đôi. Cha này chịu chơi thiệt”.

Người dân phát thuốc từ tủ thuốc miễn phí đặt tại hẻm “ông Tiên”, nơi đây còn có dịch vụ mai táng, cấp áo quan miễn phí đến người nghèo.
Người dân phát thuốc từ tủ thuốc miễn phí đặt tại hẻm “ông Tiên”, nơi đây còn có dịch vụ mai táng, cấp áo quan miễn phí đến người nghèo.

Ấm áp thành phố nghĩa tình

Người dân khắp mọi miền đổ về Sài Gòn mưu sinh nhưng không phải ai cũng dễ kiếm tiền. Nhưng họ nhiễm cách sống, cái “máu” của dân Sài Gòn thì phải “làm chết bỏ, chơi hết mình”. Người Sài Gòn có thể nghèo vật chất nhưng rất giàu tình nghĩa, bao dung. Bình dân, dễ gần, không quan cách khách sáo. Người Sài Gòn cả trăm năm nay vẫn “kêu” cái nơi để điều trị bệnh là nhà thương. Cái tên gọi này sao mà nghe dễ gần, dễ thương lạ.

Lý giải, nhiều người dân Sài Gòn kỳ cựu khẳng định, vì đó là “cái nhà” chứa đựng tình thương thứ hai sau ngôi nhà riêng của mỗi người. Ở nơi này người ta đối xử với nhau bằng tình thương. Mới hay, khi đau ốm bệnh hoạn, ngoài việc điều trị bệnh lý, cái người ta cần chính là tình thương. Trước đây, Sài Gòn còn có nơi bệnh nhân vào khám và điều trị bệnh không tốn đồng xu nào nên nơi này còn được gọi là nhà thương thí. “Thí” hiểu theo nghĩa “bố thí” của nhà Phật chứ không hề mang ý nghĩa miệt thị người nghèo. Còn nhà thương chuyên trị bệnh tâm thần Chợ Quán, Biên Hòa thường được người dân gọi là nhà thương điên với đầy đủ sự trìu mến, san sẻ chứ không phải do thiếu tế nhị hay phân biệt.

Biểu hiện sống động nhất của một “nhà thương thí” ở Sài Gòn, là chùa Lâm Quang. Nằm nép mình trong một xóm nghèo ở Bến Bình Đông, quận 8, tuy không bề thế như những ngôi chùa khác ở Sài Gòn, nhưng hàng chục năm qua nơi này là mái nhà chung của hơn 100 cụ bà neo đơn không nơi nương tựa. Tất cả họ đều có một điểm chung là, không chồng, không con và không một mái nhà. Năm 1990, sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến về trụ trì chùa, thời điểm ấy, sư cô thấy có rất nhiều cụ bà ban ngày đi ăn xin, ban đêm lại vào sân chùa tá túc. Khi “rước’ các cụ về, thời gian đầu, các sư cô trong chùa vừa làm nhang đem bán, vừa nấu thức ăn chay kiếm thêm thu nhập để có tiền trang trải cho các cụ.

Khi số lượng mỗi lúc một đông hơn, gánh nặng về tài chính lại thêm phần nhọc nhằn cho ngôi chùa nhỏ. “Sống cái nhà, chết nấm mồ”, nơi đây cũng là nơi thờ tự, kinh kệ, nhang đèn hàng ngày của hàng trăm cụ đã khuất bóng.

Người Sài Gòn còn chia sẻ từ những chuyện cá biệt, những năm gần đây, Câu lạc bộ “Bác sỹ Niềm tin” do bác sỹ Trương Thế Dũng làm “thủ lĩnh” đi khắp mọi vùng miền ở dải đất hình chữ S, thậm chí ra nước ngoài để giúp đỡ cho người nghèo. Gần đây, nhóm thiện nguyện của vị bác sỹ này mỗi tháng đều đặn bốn lần đến Bệnh viện ung bướu TPHCM phát miễn phí nấm linh chi rừng, chăn, nệm, bình giữ nước nóng… hỗ trợ cho người bệnh.

Dạo một vòng các tuyến phố ở Sài Gòn, những quán trà đá miễn phí, những xe hàng chất đầy quần áo ủng hộ cho người nghèo được chở giữa phố, những quán cơm tình nghĩa giá 2 - 5 ngàn đồng một bữa ăn khá tử tế, là những hoạt động thường xuyên, bình dị ở Sài Gòn. Nhiều lãnh đạo TP cũng đã “thưởng chức” những bữa cơm tình nghĩa này, và đã đóng góp nhiệt tâm cho quán phát triển. Sài Gòn còn bao nhiêu người nghèo? Có thể rất khó thống kê chính xác, cũng khó để vươn tay đến cho hết, nhưng với Sài Gòn thì, “không người nghèo nào bị lãng quên”. Nó đã được chứng minh và lan tỏa đến khắp các giới, khắp mọi miền đất nước. Hàng ngàn, hàng vạn con người sống hào hiệp nghĩa tình như vậy ở một TP lớn nhất nước đã như vô tình làm nên một thương hiệu của Sài Gòn - “Thành phố nghĩa tình”.

“Người Sài Gòn cởi mở, ưa giúp đỡ, chia sẻ nhưng hiếm khi “xía” vô chuyện nhà người khác. Quét sân nhà hàng xóm nhưng không “dòm” vô nhà người ta…”.

bài liên quan
Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngày 22/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị. Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng và Mai Lương Khôi cùng dự.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Tăng cường kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính

Tăng cường kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính

Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tăng cường kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính (TTHC) và thi hành án hành chính (THAHC), nhất là tại nơi có số lượng vụ việc khiếu kiện, vụ việc THAHC lớn, phức tạp, kéo dài nhằm xác định rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp bảo đảm thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Bộ Tư pháp tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024

Bộ Tư pháp tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024

Thực hiện quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Quy chế Tiếp công dân của Bộ Tư pháp, sáng 29/2, Thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Hồng Diện, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Theo văn bản của Bộ GD&ĐT, một số cơ sở giáo dục thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Sáng 28/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre, Thành ủy, UBND TP Bến Tre tổ chức vòng thi chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”.
Liên tiếp 4 người ở Hà Giang nghi bị chó dại cắn

Liên tiếp 4 người ở Hà Giang nghi bị chó dại cắn

Một con chó có lông màu vàng nghi bị dại, không rọ mõm chạy dọc theo tuyến đường QL2 khu vực huyện Bắc Quang (Hà Giang) cắn liên tiếp nhiều người.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY