Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Ký sự dọc miền sơn cước Quảng Bình - Kỳ 2: Tìm người Rục từng ở hang đá, săn hổ dữ bằng tên độc

Pháp luật hình sự
17/04/2017 10:04
Hải Long
aa
Hơn nửa thế kỉ trước, có tộc người Rục ở vùng núi xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình sống trong hang đá, họ ăn bột cây rừng rồi săn hổ dữ.


Muốn vào Rục, phải đi qua nhiều dãy núi, leo nhiều con dốc cao.
Muốn vào Rục, phải đi qua nhiều dãy núi, leo nhiều con dốc cao.

Sau mấy lần hẹn, cuối cùng tôi cũng có chuyến hành trình đi sâu vào rừng già Trường Sơn tìm người Rục, một tộc người còn nhiều điều bí ẩn. Một sớm đầu hè, tại thị trấn Quy Đạt trời bắt đầu mưa, tôi được anh Đinh Xuân Vương, một người Nguồn hứa sẽ dẫn vào bản, nơi có người Rục đang sinh sống.

Anh Vương nhìn tôi với vẻ ái ngại rồi hỏi, “xa lắm, có đi nổi không?”. Tôi nói ngay, “anh đi được tôi cũng đi được”.

Ký ức rừng già...

Vừa sáng sớm, cơn mưa rừng đầu hè dần nặng hạt, chúng tôi vẫn quyết định lên đường. Từ thị trấn Quy Đạt, đi xe máy lên đường mòn Hồ Chí Minh tới xã Thượng Hóa khoảng 30 phút, anh Vương chỉ vào mấy dãy núi phía rừng sau rồi nói, “còn xa lắm, phải qua hết mấy dãy núi kia mới tới nơi”.

Trên đường mòn, chúng tôi rẽ vào một con đường bê tông nhỏ, chạy xuyên qua mấy ngọn núi, trèo qua mấy con dốc cao dựng đứng. Đi chừng 10km xuyên rừng, lọt vào một thung lũng bao quanh là núi cao, trước mắt tôi là bản Mò O Ồ Ồ.

Ông Cao Tiến Thuỳnh kể lại chuyện đi săn hổ dữ bằng mũi tên có độc.
Ông Cao Tiến Thuỳnh kể lại chuyện đi săn hổ dữ bằng mũi tên có độc.

Cơn mưa rừng dần nhẹ hạt, chúng tôi đi về cuối bản, ghé thăm Đồn Biên phòng 585 Cà Xèng, may mắn được anh Hải, một cán bộ đang công tác tại đồn dẫn đi xuống bản. Khu vực này có 3 bản, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ và bản Ón (thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa), có cả người Kinh lẫn người Sách sinh sống, nhưng đông nhất vẫn là người Rục.

Vào nhà ông Hồ Pứa (75 tuổi, bản Mò O Ồ Ồ), một người từng sống trong hang đá hơn 60 năm trước, nhưng vẫn nhớ y nguyên những hồi ức về núi rừng, hang đá. “Cũng đã lâu tôi không về thăm quê hương, thăm hang đá, đường vào xa lắm, nhưng giờ mà đi thì vẫn nhớ rành rành”. Ông Pứa nói.

Những hang đá trước đây người Rục sinh sống.
Những hang đá trước đây người Rục sinh sống.

Khi được hỏi có nhớ rừng, nhớ khi ở hang đá không, ông Pứa nói ngay, “nhớ chứ, tôi nhớ rõ lắm”. Hồi ấy cả nhà sống trong một hang đá to, chỗ đó được gọi là cổng trời, trong hang có máy gia đình cùng ở chung nữa, mỗi gia đình lại phân ra một khu. Trong một hung (thung lũng) có khoảng 7 đến 8 cái hang, trong đó có nhiều gia đình cùng sống chung. Có gia đình không có hang thì lấy cây rừng làm lán để ở.

“Từ tháng 3 tới tháng 6, chúng tôi đào củ mài để ăn, tháng 7, tháng 8 thì ăn bột cây nhúc. Những tháng còn lại sống bằng cách hái lượm trái cây rừng, săn bắt thú”, ông Pứa kể lại. Người Rục chặt cây nhúc lấy phần ngọn đem phơi khô, sau đó giã nhuyễn rồi hòa vào nước sôi tạo thành thứ bột dẻo để ăn. Không có nồi niêu để nấu nướng, họ lấy một loại vỏ cây cứng làm nồi, dùng đá hay những thanh sắt nhặt được để tạo ra lửa.

Ban ngày thì ra ngoài kiếm ăn, còn tối thì về hang ngủ. Không có áo quần, họ bèn lấy vỏ cây sung đập dập rồi phơi khô, sau bện thành khố để mặc, khi trời lạnh thì cả gia đình đốt lửa sưởi ấm...

Đây là tộc người còn nhiều bí ẩn về văn hóa lẫn nguồn gốc.
Đây là tộc người còn nhiều bí ẩn về văn hóa lẫn nguồn gốc.

Tìm đến một người Rục khác từng sống trong hang đá, trong căn nhà gỗ nhỏ, ông Cao Tiến Thuỳnh (62 tuổi, ở bản Mò O Ồ Ồ) nhớ lại: “Lúc đó không biết đến ngày tháng, chỉ biết là có mùa mưa mùa nắng thôi, sau này ra ngoài bản, đi học mới biết, mới đoán được tuổi của mình”.

Không có muối ăn, người Rục đốt cháy một số loại cây rừng thành tro, đổ tro vào nước khuấy đều rồi lấy thứ lắng xuống dưới làm muối. Họ thường đi săn bằng nỏ, có mũi tên được tẩm độc từ một loại cây rừng, mũi tên sẽ được ngâm trong nhựa của cây rừng có độc vài ngày, sau đó đem ra đi săn.

Ông Thuỳnh cho biết, mấy chục năm trước, rừng núi ở Quảng Bình có nhiều voi và hổ, ông từng đi theo cha và mấy người trong hang đi săn được một con hổ lớn, khi đó ông mới 10 tuổi.

“Hôm đó, vừa sáng sớm, ông đi theo 7 người lớn khác đi săn, tới một cái hang đá thì gặp một con hổ dữ rất lớn, lớn hơn 2 bao gạo. Mọi người bao vây rồi bắn tên độc vào nó, chừng 1 tiếng sau thì hổ chết, mọi người làm thịt ngay tại hang rồi đem về chia cho mọi người trong vùng cùng ăn trong nhiều ngày”. Ông Thuỳnh kể lại rành mạch y như chuyện chỉ mới hôm qua.

Trẻ em người Rục đang nô đùa.
Trẻ em người Rục đang nô đùa.

Cuộc sống của người Rục xưa chỉ biết nhờ vào rừng già, sống bằng cách săn bắt, hái lượm. Trở thành con của rừng, được rừng già che chở, bao bọc. Khi mới ra bên ngoài, nhiều người không quen với cuộc sống mới, họ bỏ bản để quay lại hang đá, nhưng giờ thì không còn nữa, dù cho còn nhiều người vẫn nhớ rừng, nhớ hang.

Giờ đây, được bộ đội biên phòng giúp đỡ, người Rục đã tiến bộ, biết làm ra hạt gạo, không còn phải ăn cây rừng, ở trong hang nữa. “Giờ về đồn ăn cơm trưa, chiều tôi dẫn các anh đi xem người Rục trồng lúa nước”. Anh Hải vừa đi vừa nói.

“Ơn Đảng, người Rục biết trồng lúa rồi...”

Ăn cơm trưa tại Đồn Biên phòng 585 Cà Xèng cùng mấy chiến sĩ, một anh nói: “Mấy năm trước bà con ở đây còn thiếu ăn, còn phải ăn rau rừng, ăn củ sắn, ăn hạt ngô, giờ thì đỡ rồi, có gạo để ăn rồi, không còn đói nữa”.

Ruộng lúa của bà con người Rục.
Ruộng lúa của bà con người Rục.

Trong những năm 1958-1959, bộ đội Biên phòng (trước là công an vũ trang) phát hiện nhóm người nguyên thủy sống giữa rừng ở khu vực biên giới Minh Hóa-Quảng Bình. Đến năm 1960, người Rục được vận động ra sinh sống tập trung bên ngoài bìa rừng, lúc ấy chỉ có 34 người.

Qua nhiều năm, nhờ sự giúp đỡ của Đảng, cuộc sống của người Rục dần đổi thay, từ 34 người giờ đây đã lên tới 93 hộ, có 342 nhân khẩu. Khi đưa ra bên ngoài, các chiến sĩ biên phòng giúp họ làm nhà gỗ, cho họ áo quần để mặc, sau này được nhà nước xây nhà ở kiên cố, người Rục bắt đầu có cuộc sống ổn định hơn, biết chăm lo cho việc sản xuất nông nghiệp.

Đến năm 2012, lần đầu tiên, Đồn Biên phòng Cà Xèng giúp người Rục làm lúa nước, tự đảm bảo được một phần lương thực, đến nay đã gần chục mùa gặt.

Trước đây khi còn ở hang đá, người Rục chỉ biết hái rau rừng, ăn cây dại. Cuộc sống của họ chỉ đơn thuần với việc săn bắt, hái lượm, rừng già cho gì thì ăn nấy, không biết trồng trọt. Bộ đội biên phòng phải xuống từng nhà, vận động từng người đi học trồng lúa. Mỗi mùa vụ tới, các chiến sĩ phải chỉ tận tay cách cày bừa, ủ giống, tra hạt giống, rồi những mùa gặt đầu tiên, các anh cũng chỉ cho cách gặt hái, cách để lấy được hạt gạo.

Anh Hải chỉ về phía đồng ruộng hơn 10 ha phía trước đồn Cà Xèng rồi nói: “Ruộng rẫy thì rộng, nhưng nếu để cho người dân họ tự làm thì họ chỉ để đó, phó mặc cho trời, không biết cách chăm sóc, mùa màng cũng chả tốt lên được. Thấy vậy, chúng tôi lại phải làm, lại phải vận động bà con xuống ruộng, tập làm”.

May thay, nhờ sự cố gắng của các chiến sĩ, cùng bà con người Rục, những mùa vàng đầu tiên cho kết quả ngoài mong đợi. Từ 10 ha ruộng, trung bình thu về 3,5 tấn lúa/ha, cuộc sống của bà con nơi đây dần khởi sắc, không còn lo cái đói tới gõ cửa nữa.

Ông Trần Xuân Tư, Trưởng bản Ón không khỏi vui mừng: “Dưới sự hướng dẫn tận tình, “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cà Xèng, qua gần chục mùa lúa, người Rục đã bắt đầu quen với nghề trồng lúa nước. Bây giờ nhiều gia đình người Rục đã có lúa gạo cất trữ trong nhà, không lo đói nữa rồi”.

Ngoài trồng lúa nước, giờ bà con còn trồng thêm cây ngô, cây sắn, trồng cả cây keo tràm để bán cho người Kinh nữa. Ông Tư nói trong phấn khởi.

Ngoài lúa nước, họ còn trồng thêm cây ngô, cây sắn để làm lương thực.
Ngoài lúa nước, họ còn trồng thêm cây ngô, cây sắn để làm lương thực.

Hơn chục năm trở về trước, đồng bào Rục gần như 100% mù chữ, nhưng bây giờ nhiều người đã biết đọc, biết viết, con em ở đây đều được đi học. Nhờ có trạm y tế ngay trong bản, người Rục không còn suy nghĩ ốm đau, bệnh tật là do con ma rừng nữa. Những hủ tục cũng dần được xóa bỏ. Đó cũng là thành quả của nỗ lực của bà con cùng cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Cà Xèng.

Giờ đây, làng bản của người Rục đã định hình, được núi rừng Trường Sơn che chở, dần có nhiều đổi thay. Trời ngả về chiều, các chiến sỹ đồn Biên phòng Cà Xèng níu kéo chúng tôi ở lại. “Chúng tôi phải về thôi, tới thăm các chiến sĩ, được nghe bà con kể chuyện là vui rồi, dưới xuôi vẫn còn công việc”. Tôi nói trong tiếc nuối, giá như có thể ở lại, để ngắm nhìn cảnh bản làng lên đèn về đêm, khi sương rừng xuống chắc là lung linh huyền ảo lắm.

Gần như 100% trẻ em đến lớp học chữ.
Gần như 100% trẻ em đến lớp học chữ.

Chào tạm biệt bà con, chúng tôi vượt núi trở ra, bỏ lại sau lưng những nốc nhà dần mờ ảo vì sương xuống. Dọc đường ra, trong đầu tôi luôn thường trực một suy nghĩ, có dịp, nhất định lại vào thăm các chiến sĩ biên phòng, vào cùng giúp người Rục gặt lúa.

Những ngôi nhà kiên cố được nhà nước xây dựng cho người Rục.
Những ngôi nhà kiên cố được nhà nước xây dựng cho người Rục.

Theo ông Đinh Thanh Dự (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tại Minh Hoá), cộng đồng người Rục thuộc nhóm người Chứt, có niên đại khoảng trên 1 vạn năm, sinh sống ở vùng đất Cơ Sa-Kim Linh (nay là Minh Hóa-Quảng Bình).

Đặc điểm sinh hoạt gắn liền với hang động, săn bắn, hái lượm. Năm 1956, bộ đội biên phòng vận động và đưa người Rục ra ở tập trung tại bìa rừng thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa.

bài liên quan
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng ngày 25/2, tại Quảng trường 12/11 cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, TP Cẩm Phả tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024, tiễn 270 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Trải chiếu ra quốc lộ lúc nửa đêm nằm chụp ảnh đăng mạng xã hội câu like, 2 đối tượng bị cơ quan Công an triệu tập xử lý vi phạm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Liên quan đến việc ông Lường Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ký Quyết định “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” thay vì phải ra Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC)” đối với ông Chang A Cháng.
Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Ngày 25/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.