Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Kỳ 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu: Điểm lại những thăng trầm giá Mẫu!

Nhà nước và Pháp luật
14/10/2017 09:00
Trà My - Lưu Huệ - Phạm Trang
aa
Thờ Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là văn hóa. Nghi lễ hầu đồng và lễ hội, trang phục, phong tục gắn liền với thờ Mẫu phản ánh lối sống, quan niệm, ước vọng của người Việt xưa và nay. Tuy nhiên, trong quá khứ, việc thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ đã từng gặp phải rất nhiều thăng trầm, hiểu lầm cũng như tranh cãi.


Tin nên đọc

Quãng dài hưng suy

Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến mang lại sự thanh thản, niềm vui cho con người trong cuộc sống hiện tại. Người đi lễ cầu mong đạt được những điều nằm ở chính cuộc sống này, là tài lộc, thành công, may mắn. Sau nghi lễ hầu đồng, người đi lễ được thụ lộc ngay tại chỗ, được phát lộc là những vật phẩm quen thuộc, gần gũi của cuộc sống. Vì vậy mà nó xóa mờ ranh giới giàu nghèo. Đã đi lễ thì ai cũng như ai.

Nghi lễ này không chỉ là tổng hòa của nghệ thuật diễn xướng dân gian mà mang ý nghĩa như một nghi thức giao tiếp với thần linh nhằm gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng của con người.Nhưng, cũng vì nghi thức giao tiếp với thần linh mang đầy màu sắc huyền bí này mà hầu đồng thường bị đánh đồng vơi hoạt động mê tín dị đoan.

Trở về thời kỳ hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, phải nhắc đến thời kỳ phong kiến. Chầu văn (Hầu đồng) đã phát triển và đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XV trở đi. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... và các nghi thức bắt đầu có sự tiệm cận với Đạo giáo ở Trung Hoa.

Thế kỷ XIX, thực dân Pháp đô hộ vùng đất An Nam. Lúc này, những giá trị phương Tây tràn vào, một xã hội nửa tây, nửa ta xuất hiện với những hệ hình văn hóa bị biến đổi sâu sắc. Hoạt động Hầu đồng bấy giờ vẫn duy trì trong các tầng lớp nhân dân nhưng lại bị các nhà Nho gán cho ánh nhìn dè bỉu, bài xích mạnh mẽ:

Khen ai khéo vẽ sự lên đồng

Một lúc lên ngay sáu bảy ông

Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ,

Ra oai, bà giắt cái... khăn hồng.

Cô giương tay ấn, tan tành núi,

Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.

(Tú Xương)

Lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ diễn ra tại Quần thể di tích Lịch sử - văn hóa Phủ Dầy, Nam Định. Ảnh: HNMO
Lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ diễn ra tại Quần thể di tích Lịch sử - văn hóa Phủ Dầy, Nam Định. Ảnh: HNMO

Nửa thời gian của thế kỷ XX, nghi thức thực hành tín ngưỡng bắt đầu xuất hiện biến tướng, hoạt động hầu đồng ở nhiều nơi không mang nhiều ý nghĩa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nữa mà nhuốm màu sắc của đồng tiền. Nhiều Thanh đồng lợi dụng niềm tin của con người để kiếm tiền bất chính. Thậm chí có lúc, Thanh Đồng đã trở thành một thứ nghề và những giá đồng cũng trở thành một dịch vụ kiếm bộn tiền. “Con sâu làm rầu nồi canh”, lúc này, nghi lễ hầu đồng không còn mang ý nghĩa gốc, khiến nhiều nhiều người dân có sự hiểu lầm nghiêm trọng, phản cảm với hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Cuối cùng, hầu đồng bị cấm đoán, bị xem là mê tín dị đoan.

Giải oan cho nghi lễ hầu đồng

Tuy nhiên, không vì vậy mà việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là hầu đồng bị lụi tàn. Những Thanh đồng chân chính vẫn tiếp tục con đường của mình, thể hiện sự tôn kính, uy nghi và khuôn phép trước giá Mẫu qua những bài chầu văn, những câu chuyện lịch sử lồng trong hát chầu văn, những điệu múa, trang phục, cách trang trí đền đài.

Vì vậy, hầu đồng đã vượt qua những cấm cản để khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Thập niên 1990 là thời điểm không khí học thuật liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra vô cùng sôi động, nhất là sau khi hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội) diễn ra.

Trải qua nhiều thăng trầm, việc thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ đã được thế giới vinh danh. Ảnh: Thùy Dương
Trải qua nhiều thăng trầm, việc thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ đã được thế giới vinh danh. Ảnh: Thùy Dương

Năm 2014, Nghị quyết mới của tp Hà Nội thông qua quy định: “Hành vi lợi dụng lên đồng, xem bói,

GS. TS Ngô Đức Thịnh (Viện trường viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam: “Đã từng có cuộc hội thảo quốc tế về đạo Mẫu và Hầu đồng năm 2001 tại Hà Nội. Còn trong các cuộc hội thảo nhân học trên thế giới thì có hàng chục tiểu ban quan tâm tới chủ đề này. Trong đó riêng tục nhập đồng của người Việt được giới nghiên cứu văn hóa dân gian thế giới rất thích và đánh giá cao tín ngưỡng này.Vào năm 1996, bên lề hội thảo quốc tế, một cuộc Hầu đồng đã được tổ chức tại phủ Tây Hồ. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, sau khi chứng kiến nghi lễ Hầu đồng đã phải thốt lên rằng: "Tôi sẽ nhớ mãi cái đêm huy hoàng này! Đêm của âm nhạc, màu sắc và vũ điệu!".

gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ... để trục lợi sẽ bị phạt từ 6 - 10 triệu đồng". Nghị quyết của Thành phố đưa ra đã gặp phải rất nhiều tranh cãi trái chiều. PGS.TS Lê Quý Đức (Viện Văn hóa và Phát triển) cho rằng: “cần phải có quy định rõ ràng về việc xem bói, lên đồng (còn gọi hầu đồng) như thế nào là trục lợi và như thế nào là phục vụ văn hóa đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét mức xử phạt từng nơi ví dụ như xử phạt xem bói, lên đồng trục lợi trong chùa chiền hay tự phát mở dịch vụ mê tín dị đoan này tại gia để trục lợi. Do đó, để xác định ranh giới giữa lên đồng trục lợi và lên đồng phục vụ văn hóa còn rất mong manh và chưa có quy định cụ thể”.

Cũng trong năm này, Bộ VH-TT&DL đã chỉ đạo Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng Hồ Sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đệ trình UNESCO xét đăng ký vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 2015. Trong 193 nước thành viên của UNESCO, thông thường có khoảng 50 hồ sơ nộp lên và số hồ sơ được duyệt chỉ khoảng 30.

Ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước CHDC Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự kiện trên đã đánh dấu một bước quan trọng trong nổ lực “giải oan” cho Hầu đồng của các nhà nghiên cứu.

GS. TS Ngô Đức Thịnh nhận xét về nghi lễ hầu đồng từ việc bị cấm đoán trong suốt nửa thế kỷ XX, bị xem là mê tín dị đoan, nay được UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của người Việt: “Đến nay, nhận thức của xã hội về tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng đã có sự thay đổi cơ bản. Từ chỗ cho rằng đó là mê tín dị đoan, là sản phẩm của xã hội phong kiến lạc hậu, cổ hủ, xã hội đã nhận thức ra giá trị và bắt đầu thừa nhận tín ngưỡng thờ Mẫu”.

bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.