Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Hà Nội xin cơ chế riêng giải “bài toán” trường học “thất thủ”

Văn hóa
19/09/2018 11:03
Uyên Na
aa
Dù đã bước vào năm học mới được hơn nửa tháng nhưng tại Hà Nội, hàng ngàn phụ huynh vẫn đang nháo nhác, rối bời với lịch học của con: học luân phiên (4 ngày, nghỉ 2 ngày), học 1 buổi là những phương án tạm thời.


Học sinh giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An
Học sinh giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An

Quay cuồng lịch học giãn cách

Chiều 17/9, chúng tôi có mặt vào giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai), ngôi trường chỉ riêng số học sinh vào lớp 1 năm nay đông bằng 1 trường tiểu học thì gặp đa số phụ huynh là ông bà được huy động từ quê ra trông cháu giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” bởi trường quá tải, học sinh chỉ học 4 ngày và nghỉ 2 ngày ở nhà.

Bà Lê Thơ, quê Thanh Hóa đang dẫn cháu bé 4 tuổi đi đón anh trai học lớp 1 cho biết: “Chiều qua (ngày 16/9), trong buổi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm đưa ra phương án để lấy ý kiến về việc sẽ học 1 buổi/ngày nhưng phụ huynh không đồng ý. Nếu học 1 buổi/ngày, đa số phụ huynh đều công chức nhà nước, sao nghỉ ở nhà trông con được.

Các cháu lại đang độ tuổi hiếu động, non nớt, chưa thể đánh liều nhốt các cháu ở nhà tự lo được… Thế nên, kết thúc họp phụ huynh vẫn chưa ngã ngũ học luân phiên như cũ hay học 1 buổi/ngày. Đến 9h tối thì gia đình được thông báo là học 4 ngày/tuần”.

Theo bà Thêu, hiện hầu hết các phụ huynh đã thu xếp 2 ngày con không đến trường là sẽ đi học câu lạc bộ hoặc đến lớp học nhà cô chủ nhiệm với chi phí từ 160 ngàn-200 ngàn/ngày. Trong hai lựa chọn đó thì theo các phụ huynh, gửi cô chủ nhiệm để học Toán - Tiếng Việt và ăn trưa vẫn yên tâm hơn là gửi trung tâm.

Bà Thơ cũng cho biết, mấy ngày đầu năm học, do số lượng học sinh quá đông, đã có cháu bị lạc nên nhà trường đã cho phụ huynh vào trường đón con em mình. Mỗi lớp cô chủ nhiệm sẽ dẫn các con xuống xếp hàng dưới sân trường, mỗi con được phát 1 biển số (như đón người ở sân bay) để phụ huynh tìm được con mình. Tuy nhiên, vì các cụ ở quê ra, có khi vào lớp các cháu cũng bị nhầm, nên bà cháu tìm nhau khá vất vả.

Trước nhiều phản ánh của phụ huynh, theo dự kiến từ ngày 17/9, học sinh Tiểu học Chu Văn An sẽ phải học 1 buổi/ngày. Thế nhưng, lịch học mới này chưa được triển khai ngay do phụ huynh đề xuất giữ nguyên lịch học luân phiên như cũ, việc thay đổi lịch học đột ngột sẽ khiến các gia đình khó sắp xếp kịp.

Anh Bình, một phụ huynh cho biết: “Tôi có 2 bé đang học tại đây, đứa lớn năm nay lên lớp 5 còn đứa bé lớp 3. Bây giờ lớp 1 học mỗi buổi sáng còn lớp 5 lại học chiều thì tôi cũng khá băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lý con mình trong thời gian các con được nghỉ”. Anh tâm sự thêm những gia đình khá giả thì có thể gửi con đến các trung tâm hay nhờ người trông nom nhưng đối với những gia đình khác không có điều kiện kinh tế thì có lẽ chắc họ phải thay nhau ở nhà trông các con.

Và điều anh lo lắng hơn cả là với lịch học 4 ngày/tuần, con gái anh đang học lớp 5, cần nhiều thời gian để học tốt cho việc chuyển cấp năm tới thì không biết chất lượng có đảm bảo không. Do đó, phương án anh tính tới, có thể sẽ phải cố gắng chuyển trường cho con.

Có thể nói, chuyện học và nghỉ luân phiên ở trên gây nhiều rắc rối với những gia đình công chức, hoặc những gia đình trẻ, khó khăn về điều kiện tìm người giúp việc. Đơn cử như tại khu vực Linh Đàm, giá trông học sinh tiểu học bán trú luân phiên một ngày dao động từ 160.000-200.000 đồng/em (đã kèm ăn một bữa trưa). Phương án thứ hai được nhiều người lựa chọn là gửi con học bán trú tại nhà giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên, nếu như năm học trước, giá trông giữ trẻ bán trú tại nhà giáo viên chủ nhiệm dao động từ 120.000-125.000 đồng/em/ngày thì nay số tiền đó đã tăng lên 175.000 đồng/em/ngày (đã kèm ăn trưa). Như vậy, với những gia đình có con nghỉ vào một ngày hành chính trong tuần, số tiền gửi bán trú ngoài phát sinh sẽ dao động từ 700.000- 800.000 đồng/tháng.

Với những gia đình có con nghỉ tới hai ngày trùng ngày hành chính trong tuần, số tiền bán trú phát sinh sẽ tăng từ 1.400.000 - 1.600.0000 đồng/tháng.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu cộng tất cả những khoản tiền chi phí học trong tháng cho con. Gồm tiền đóng ở trường, tiền học thêm ở bên ngoài, cùng tiền phát sinh do nghỉ học luân phiên, tổng tiền hàng tháng phải chi phí cho con học ở trường công sẽ không thua kém mức chi phí cho học sinh các trường dân lập. Và bài toán kinh tế càng nặng nề hơn với những phụ huynh có hai con cùng học Tiểu học Chu Văn An hoặc những trường đang phải học luân phiên do quá tải.

“Thất thủ” trước lượng học sinh tăng đột biến

Theo Sở GD-ĐT, năm học 2018-2019, lượng học sinh vào lớp 1 của Hà Nội tăng đột biến, khoảng 30.000 em. Nhiều trường có sĩ số cao gần gấp đôi so với qui định của Bộ GD-ĐT là 35 em/ lớp. Cụ thể, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Hà Đông) 60 em/lớp; Tiểu học Nguyễn Du (Hà Đông) 60 em/lớp; Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) 59 em/lớp; Tiểu học Chu Văn An (Tây Hồ) 60 em/ lớp, cá biệt có lớp lên tới 70 em/ lớp, Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân) hơn 60 em/lớp…

Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sỹ số lớp học được đẩy lên cao. Ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, nhiều trường sỹ số lên đến trên 60 học sinh/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ GD-ĐT.

Sỹ số cao nhưng vẫn không thể đủ lớp học, các trường phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào cuối tuần. Tại quận Hoàng Mai, Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Hoàng Liệt, thậm chí còn phải nghỉ học luân phiên đến hai ngày mỗi tuần. Tại phường Dịch Vọng chỉ có duy nhất một trường tiểu học công lập là Dịch Vọng B nhưng hiện phường này đã có khoảng 48 tòa chung cư cao tầng, đẩy sỹ số học sinh lên trên 60 em/lớp.

Tại quận Hoàng Mai, theo báo cáo của Phòng Giáo dục quận từ tháng 4/2018, căn cứ vào kết quả điều tra phổ cập giáo dục trên địa bàn phường Hoàng Liệt, UBND quận Hoàng Mai đã giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 cho Trường Tiểu học Chu Văn An là 964 học sinh. Nhưng ngay sau đó, từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018, có gần 200 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 được phường xác nhận mới về tạm trú trên địa bàn thuộc tuyển sinh của Trường Tiểu học Chu Văn An.

Thực tế, bà Lê Thị Thêu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An cho hay, năm nay trường có 23 lớp 1, tăng 16 lớp so với năm ngoái. Số lớp tăng bằng cả một trường tiểu học. Thống kê sơ bộ, quận Hoàng Mai hiện có trên 85.000 dân (tăng 10.000 dân so với cùng kỳ năm 2017). Toàn phường có 82 chung cư, trong đó có 76 tòa chung cư đã đi vào sử dụng, nhưng chỉ có 2 trường tiểu học công lập.

Chính vì thế, trong nhiều phương án đưa ra, thay vì được học đủ 5 ngày trong tuần, tương đương 10 buổi mỗi tuần như chương trình của Bộ GD-ĐT, tất cả học sinh các lớp chỉ được học 4 ngày/tuần với 8 buổi/tuần và phải học luân phiên cả thứ bảy, nghỉ hai ngày giữa tuần. Có những khối lớp may mắn được nghỉ hai ngày liền nhau trong tuần (thứ sáu, thứ bảy), lại vào dịp cuối tuần thì gia đình học sinh đỡ chật vật hơn.

Nhưng cũng có những khối lớp học một ngày lại nghỉ xen kẽ một ngày. Hoặc lẽ ra các cháu được học vào ngày thường, nghỉ vào ngày cuối tuần thì thời khóa biểu của nhà trường lại sắp xếp ngược lại… Và việc giảm số tiết học 2 buổi/tuần, tương đương với 8 tiết học đang khiến cho phụ huynh lo lắng về chất lượng dạy và học của nhà trường.

Được biết, trước đó Tiểu học Chu Văn An mới được tách ra từ Trường Tiểu học Hoàng Liệt từ năm học 2016- 2017. Và tuy vừa mới được tách thì cũng đã trong tình trạng quá tải. Và Trường Tiểu học Chu Văn An không phải là trường hợp duy nhất mà học sinh phải nghỉ học luân phiên do thiếu trường lớp. Trường Tiểu học Đại Kim (quận Hoàng Mai) học sinh cũng phải nghỉ học các ngày thứ ba và chiều thứ bảy trong tuần. Hay tại Trường Tiểu học Đại Từ, học sinh cũng phải nghỉ luân phiên trong tuần.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù, được nâng tầng cho các trường học. Theo ông Ngô Văn Quý, năm 2018, Thủ đô đã dành 19.000 tỉ đồng để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chiếm tỷ trọng 25,5% ngân sách. Hà Nội đã xây dựng 66 trường học và hơn 22.000 phòng học mới.

Tuy nhiên, những đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sĩ số lớp học được đẩy lên cao.

Trả lời báo chí, ông Quý cho biết TP đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng kiến trúc, phối hợp với Sở GD-ĐT rà soát lại toàn bộ mạng lưới trường, lớp. Kết quả rà soát cho thấy, ở khu vực nội đô, quỹ đất xây dựng trường học thiếu, nên tỷ lệ học sinh được học trường công thấp hơn khu vực khác.

“Giải pháp trước mắt là tìm quỹ đất, thứ hai là kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù nâng tầng cho các trường. Tầng nâng được sử dụng cho giáo viên, các phòng chuyên môn của trường. Chúng tôi rất mong có cơ sở pháp lý để thực hiện trong thời gian tới,” ông Quý nói.

Theo quy định về tiêu chuẩn xây dựng trường học, thiết kế, xây dựng trường học không nên lớn hơn 3 tầng với trường mầm non và tiểu học, không quá 4 tầng với trường trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông). Trường hợp thiết kế trên số tầng quy định cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY