Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Gia Lai: Những bất cập trong làng tái định cư huyện Kbang

Nhà nước và Pháp luật
09/08/2017 09:30
Ngọc Anh
aa
Khi có nhà mới đẹp tại khu tái định cư làng Tung, làng Gút xã Krong, huyện Kbang. Chưa hết phấn khởi thì người dân lại chở về làng cũ sống tạm.


Dân bỏ nhà “đẹp”…về làng cũ sống tạm

Làng Tung, làng Gút xã Krong (Kbang, Gia Lai) có 149 căn nhà thuộc Dự án xây dựng khu tái định canh, định cư mới của hai làng Tung và làng Gút được hình thành theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2007-2010.

Dự án có tổng mức đầu tư là 13,86 tỷ đồng và đã di dời 149 hộ dân của hai làng vượt qua 2 con suối sâu đến khu vực mới cách UBND xã Krong 4 km (khu dân cư rộng hơn 30 héc ta).

Nhà tái định cư có khuôn mẫu đẹp, sạch sẽ, lại quy hoạch, nhưng bà con chỉ thiếu đất sản xuất nên họ đã trở về làng cũ
Nhà tái định cư có khuôn mẫu đẹp, sạch sẽ, lại quy hoạch, nhưng bà con chỉ thiếu đất sản xuất nên họ đã trở về làng cũ

Nhìn từ xa làng tái định cư rất đẹp với những mái tôn đỏ rực, nhà cửa được xây kiên cố và xếp ngăn ngắn theo từng hàng nối đuôi nhau. Thế nhưng, chỉ khi đi vào tận làng tái định cư mới thấy cảnh đìu hiu, hoang tàn.

Các nhà đều đóng kín cửa, thấp thoáng chỉ có vài con gà, con chó luẩn quẩn đi kiếm ăn. Nhìn vào trong những căn nhà mở cửa thì chỉ có vài bộ quần áo cũ lâu ngày treo bên cái bếp đã nguội lửa. Sau khi hỏi mới biết, vì dân không có đất sản xuất nên đã bỏ khu tái định cư kiên cố để kéo vào trong rừng nơi làng cũ sống tạm bợ, kiếm ăn qua ngày như thời gian chưa có làng mới.

Để tìm hiểu tường tận về sự việc này chúng tôi đã đi theo đường rừng để tìm về ngôi làng cũ nằm sâu trong cánh rừng già. Con đường rừng dài khoãng hơn 10 km, nhưng chúng tôi phải rất khó khăn để qua những con suối, con dốc dựng đứng mới vào được ngôi làng Tung và làng Gút cũ. Thấy người lạ vào làng, những đứa trẻ người Bana có vẻ hiếu kỳ lắm và nấp sau những bụi cây ngó nghiêng. Những người già thì lấp ló sau khe cửa chú ý xem chúng tôi làm gì với một cách nhìn khá tò mò.

Người dân làng Gút trở về với ngôi nhà cũ tạm bợ nhưng lại nhiều đất sản xuất.
Người dân làng Gút trở về với ngôi nhà cũ tạm bợ nhưng lại nhiều đất sản xuất.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Đinh Phước (Làng Tung) cho biết: “Nhà nước cấp nhà, cấp đất để cho bà con định cư, lạc nghiệp. Nhưng đất để trồng hạt bắp, hạt lúa không lên thì dân làm sao dân “an cư, lập nghiệp” được. Ở làng cũ thì trồng cây lúa, cây bắp nó mới lên, dân cũng có cái ăn. Vậy nên những đứa trẻ làng Tung, làng Gút cũng theo bố mẹ vào rừng sâu để làm rẫy. Cũng bởi ở xa trường, “nhớ cái rừng” nên chúng nó cũng không muốn đi học nữa".

Chúng tôi vào thăm nhà anh A Nhớp và vợ A Bom (Làng Gút), thì thấy 4 người trong gia đình anh Nhớp đang tay không bốc cơm ăn cùng những con cá mới bắt suối. Thấy chúng tôi vào, các thành viên gia đình rất lạ lẫm và xen chút lo sợ. Dù không rành tiếng Việt nhưng anh A Nhớp cũng tâm sự vài câu: “Ở làng mới đất dốc lắm, mình trồng cây không lên được. Mình ở đây có đất của ông để lại nên mới trồng được cây lúa tốt, nuôi được con bò nó mới lớn, chứ ở làng mới, cây trồng không lên nổi, lấy gì để ăn nên cái bụng đói lắm”.

Ông Đinh Blứ (Bí thư chi bộ làng Gút) cho biết: “Làng Gút có hơn 75 hộ sống. Ban ngày thì mọi người đi trồng cây lúa rẫy, trồng cây mì. Chiều đến lại cùng nhau nhậu nhẹt cho đến “Sbai” (say rượu) mới nghĩ”. Người dân nơi đây quen lối sống du canh, du cư, thường sống trên những triền núi để khai hoang trồng trọt. Được vài năm, khi đất đã bạc màu lại tìm chỗ khác để khai hoang trồng trọt tiếp. Nơi đây có nhiều thứ không có như: không điện, không nước sạch, không dùng tiếng việt, không y tế, không đường giao thông và đặc biệt trước đây còn không dùng tiền. Mọi thứ đều trao đổi bằng hiện vật làm ra. Vì sống trong rừng nên trẻ con và người lớn cũng hay bị sốt sét, có người bệnh nặng mà không ra kịp trạm xá đã tử vong trên đường đi. Mùa mưa lũ, ngôi làng bị cô lập hoàn toàn…Có khi mưa trận mưa rừng kéo dài cả chục ngày nên không có ai ra vào làng được hết”.

Ông Đinh Blứ cho biết thêm: “Sở dĩ dân làng vào khu làng cũ sống vì khu tái định cư mới đất rất dốc lại sỏi đá nên trồng không có cây nào lên được. Mỗi hộ được vài sào đất nhưng thì đều là đất núi đồi cao và dốc, chỉ nuôi được vài con gà, con heo…Nên người dân mới bỏ khu tái định cư để trở lại làng cũ trồng lúa, trồng mì kiếm cơm nuôi sống cả gia đình”.

Chia sẻ với chúng tôi trong sự buồn bã, anh Đinh Biếc tâm sự: “Ở đây quen rồi, khi nào xã có họp hành gì thì dân mình mới kéo ra để họp thôi. Ở đây còn có đất để trồng chứ ra ngoài đó có trồng được cây lúa đâu, đất ở đây dốc lắm”.

Đồng hành với “Cái đói, cái nghèo” và ước mơ có đất để sản xuất

Dự án xây dựng khu tái định canh, định cư mới của hai làng Tung và làng Gút được hình thành theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007-2010. Dự án có tổng mức đầu tư là 13,86 tỷ đồng và sẽ cho di dời 149 hộ dân của hai làng vượt qua 2 con suối sâu đến khu vực mới cách UBND xã Krong 4 km (khu dân cư rộng hơn 30 ha).

Tổng thể khu tái định cư gồm 149 căn nhà xây kiên cố (kiểu nhà sàn), 2 nhà sinh hoạt cộng đồng, 4 trường học (2 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học), 8 giọt nước tự chảy, 1 cầu tràn, hơn 2 km đường bê tông, 1 đường điện thắp sáng. Đồng thời dự án còn hỗ trợ cho 2 làng khoảng 50 ha đất sản xuất để bà con canh tác, trồng trọt.

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, bà con dân làng Tung, làng Gút đời sống vô cùng khó khăn, “cái đói, cái nghèo” cứ bám mãi. Tính đến năm 2016, số hộ nghèo ở cả hai làng chiếm tỷ lệ trên 70% (làng Tung có 69 hộ, trong đó có 53 hộ nghèo, chiếm 76,8%; làng Gút 84 hộ, trong đó có 69 hộ nghèo chiếm 82,1%).

Theo ông Hỏa Văn Cường (Phó Chủ tịch UBND xã Krong) cho biết: “Từ đầu năm 2011, bà con dân làng Tung, làng Gút được vận động về nơi ở mới có đầy đủ các cơ sở vật chất. Nhưng dự án cấp 50ha đất sản xuất cho bà con lại rơi vào khu vực đất đồi núi và dốc nên bà con rất khó canh tác, trồng trọt. Cũng vậy mà, bà con của 2 làng lại phải di dời về ngôi làng cũ, cách khu tái định cư hơn 9km đường rừng để canh tác trên đất cũ của làng.

Cuộc sống của người dân ở đây rất bấp bênh, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn vô cùng
Cuộc sống của người dân ở đây rất bấp bênh, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn vô cùng

Ông Cường cho biết thêm: “Đây cũng thực trạng gây khó khăn cho chính quyền trong việc quản lý các các vấn đề y tế, giáo dục... Về giáo dục thì các em học sinh đều theo bố mẹ vào làng cũ sinh sống, đến mùa tựu trường chính quyền phải kết hợp với nhà trường thành lập ra ban để đi vận động các em tới trường. Y tế thì xã cũng thường xuyên cho các cán bộ y tế vào tận làng cũ phát thuốc cho bà con…Hiện chính quyền xã cũng đang đề xuất ý kiến lên cấp trên sẽ cho bà con trồng keo trên diện tích đất đồi núi đó”.

Theo nhiều nguyện vọng của bà con cũng mong có một mãnh đất tốt để trồng lúa, trồng hoa màu giúp “no cái bụng” rồi mới nghĩ đến chuyện phát triển kinh tế. Sống trong rừng sâu với hình thức “du canh, du cư”, với phương thức canh tác lạc hậu thì “cái đói, cái nghèo” cứ bám bà con mãi, không biết đến bao giờ mới phát triển được.

Thông qua bài viết này chúng tôi cũng mong các cơ quan chức năng huyện Kbang, tỉnh Gia Lai bố trí một quỹ đất phù hợp, thuận lợi để bà con làng Tung, làng Gút xã Krong có đất sản xuất, nhằm ổn định cuộc sống về lâu dài, tránh để vấn đề này làm nảy sinh những hệ lụy khác.

bài liên quan
Gia Lai: Chương trình “Phẫu thuật nụ cười” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24/4

Gia Lai: Chương trình “Phẫu thuật nụ cười” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24/4

Đây là chương trình phẫu thuật nhân đạo, dự kiến phẫu thuật cho những bệnh nhân bị dị tật khe hở môi, hàm ếch, thừa ngón tay, thừa ngón chân ở tỉnh Gia Lai và một số tỉnh lân cận.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của PVcomBank không chỉ mang đến những trải nghiệm hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng.
Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Theo đó, các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin, cùng với đó là các tài liệu liên qua đến phát hành trái phiếu.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.