Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Di dời 15.000 người khỏi kinh thành Huế: Phục hồi diện mạo uy nghi của cố đô

Pháp luật hình sự
17/12/2018 06:30
aa
Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục báo cáo Chính phủ đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng trong khu vực 1 hệ thống di tích kinh thành Huế.


Theo đề án này, gần 15.000 người sẽ được di dời đến nơi ở mới, nhằm phục dựng kinh thành Huế như vốn có. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn TS. Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế xung quanh đề án này.

Nhìn lại hơn 20 năm qua (1996 - 2018), việc thực hiện quyết định của Thủ tướng đã được thành quả như thế nào so với mục tiêu ban đầu, và đến giờ cần phải thực hiện thêm những phần việc nào nữa, thưa ông?

Chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt đã làm cho nhiều khu di tích bị tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ khu vực Tử cấm thành gần như bị hư hại hoàn toàn. Khu vực Hoàng thành chỉ còn lại 80 công trình so với 147 công trình kiến trúc nguyên thủy.

Khu vực Kinh thành chỉ còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng trong tổng số 306 công trình, lăng vua Gia Long có 44 công trình hiện còn 20 công trình, lăng vua Minh Mạng có 40 công trình hiện còn 21 công trình, lăng vua Thiệu Trị có 40 công trình hiện còn 19 công trình, lăng vua Tự Đức có 40 công trình hiện còn 19 công trình...

Từ khi có Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 12.2.1996 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở quan trọng để Thừa Thiên - Huế triển khai thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong suốt thời gian qua, đây cũng là nền tảng để Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 7.6.2010 phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020.

10 cổng kinh thành đã được phục dựng
10 cổng kinh thành đã được phục dựng

Quá trình triển khai quy hoạch đã thu được những kết quả rất lớn, diện mạo quần thể di tích cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đã vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp” để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững”.

Với nguồn đầu tư trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhiều công trình đã được bảo tồn, trùng tu như: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, các di tích trong Tử cấm thành, cụm di tích Thế Miếu, Hiển Lâm Các, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử cấm thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế), Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, 10 cổng Kinh thành, cung An Định, các công trình tại lăng vua Gia Long, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Thiệu Trị, lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, lăng vua Dục Đức, một số công trình văn hóa như: đàn Nam Giao, Văn Miếu, điện Hòn Chén, lầu Tàng Thơ, hồ Học Hải, chùa Thiên Mụ...

Song song với công cuộc bảo tồn trùng tu các di tích, công tác di dời giải tỏa tại các khu vực bảo vệ di tích cũng được tiến hành. 40 nhà máy, xí nghiệp, trường học và cơ quan trong khu vực Đại nội đã được di dời giải tỏa, hiện chỉ còn một xưởng sản xuất vật liệu truyền thống phục vụ trùng tu di tích và cũng đang thực hiện di chuyển theo kế hoạch đã được phê duyệt (có nhà máy như Dệt Phú Xuân với 2.500 công nhân sản xuất cũng được đưa ra khỏi Kinh thành).

Trong thời gian hơn 20 năm qua đã tập trung di dời được 1.050 hộ dân ra khỏi khu vực 1 bảo vệ di tích như: các hộ ven sông Ngự Hà, khu vực Tôn Nhơn Phủ, một số hộ ở đàn Xã Tắc, lầu Tàng Thơ, khu vực Thượng thành và eo bầu mặt Nam Kinh thành, đàn Âm hồn...

Từ năm 1996 đến nay, kinh phí dành cho công tác di dời giải tỏa tại khu vực 1 bảo vệ các di tích thuộc Kinh thành Huế gần 200 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 10% so với tổng kinh phí dành cho công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích.

Trên ảnh cho thấy tuyến phòng lộ và eo bầu Nam Chánh không có dân cư.
Trên ảnh cho thấy tuyến phòng lộ và eo bầu Nam Chánh không có dân cư.

Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung các nguồn lực trùng tu các công trình di tích đang xuống cấp nghiêm trọng và di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. Việc giải tỏa dân cư cùng với quá trình bảo tồn khu di tích sẽ đảm bảo giá trị chân xác các công trình, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.

Mới đây (cuối tháng 10), UBND tỉnh xây dựng và báo cáo Chính phủ đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. So với các mục tiêu đã thực hiện trong mấy mươi năm qua, đề án này đề ra những tham vọng gì?

Hiện nay tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, nhiều di tích xuống cấp và bị xâm hại bởi áp lực của sự gia tăng dân số. Theo số liệu thống kê, hiện khu vực này có hơn 4.200 hộ dân do các điều kiện lịch sử đang sinh sống trong khu vực di tích thuộc 4 phường Thành Nội là Thuận Thành, Thuận Hòa, Tây Lộc và Thuận Lộc cùng 3 phường bên ngoài là Phú Hòa, Phú Bình và Phú Nhuận.

Do phải ở trong khu vực 1 của di tích Kinh thành tại: tường thành, eo bầu, hộ thành hào, hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám… nên nhà dân không được phép nâng cấp, xây dựng nhà ở; nhiều hộ dân sống trong những căn nhà tạm bợ, không đảm bảo an toàn kết cấu, vệ sinh môi trường.

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự an toàn trong mùa mưa bão, mỹ quan đô thị... mặt khác đã làm ảnh hưởng trực tiếp tiến độ kế hoạch bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích và tác động xấu đến độ bền công trình.

Trước thực trạng này, tỉnh đã xây dựng đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế”. Cuối tháng 10 qua, đề án này đã được Thủ tướng và các bộ, ban ngành thống nhất cao, đồng ý cho triển khai.

Khi triển khai đồng bộ, đời sống người dân sẽ được nâng cao và các giá trị di tích cố đô Huế sẽ được đảm bảo. Đề án cũng sẽ tăng cường quỹ kiến trúc đô thị Huế, tiếp tục kiến tạo các yếu tố không gian cảnh quan và diện mạo uy nghi của một cố đô mẫu mực, cuộc sống của gần 15.000 dân sẽ ổn định; tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước; nguồn thu từ bán vé và dịch vụ du lịch sẽ được tích lũy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đề án này sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống người dân, có tổng kinh phí là bao nhiêu và dự kiến sẽ thực hiện như thế nào, thưa ông?

Đề án sẽ thực hiện từ năm 2019 cho đến 2025 với số lượng di dời khoảng 4.200 hộ dân. Tổng kinh phí ước tính 2.735 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 (2019 - 2021) sẽ di dời 2.938 hộ, kinh phí di dời giải phóng mặt bằng khoảng 1.880 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2022 - 2025) di dời 1.263 hộ, tổng kinh phí khoảng 855 tỷ đồng.

Kinh phí đầu tư xây dựng khu tái định cư giai đoạn 1 khoảng 946 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 416 tỷ đồng, nguồn này sẽ được trích từ ngân sách địa phương, từ nguồn thu bán vé tham quan di tích, dịch vụ du lịch và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Rõ ràng, trong giai đoạn đầu sẽ có nhiều khó khăn trong bố trí kinh phí quỹ đất tái định cư, đặc biệt là chuyển đổi việc làm, sinh kế của hàng ngàn người. Tuy nhiên, sau khi triển khai sẽ giúp các hộ dân có cuộc sống ổn định, đảm bảo an cư lạc nghiệp, bởi hầu hết các hộ dân đều thuộc diện khó khăn, hàng chục năm họ sống trong tình trạng lo âu, luôn mong muốn được hỗ trợ di dời đến chỗ ở tốt.

Được biết, về kinh phí thực hiện đề án, tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra phương án vừa dùng ngân sách nhà nước, vừa thực hiện xã hội hóa. Thưa ông, bài toán xã hội hóa được dự định thực hiện như thế nào? Có dư luận cho rằng, việc xã hội hóa nguồn kinh phí, có nguy cơ dẫn đến việc địa phương phải nhượng bộ các quyền lợi kinh tế cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình khai thác và gìn giữ các giá trị di sản?

Di sản văn hóa là viên ngọc quý mà đất nước ta đang đóng góp vào kho báu của nhân loại, việc giữ gìn giá trị này đang cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Các địa phương dù giàu có đến mấy cũng khó có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu này, vì cách đây hơn 200 năm nguồn lực này phải huy động cả quốc gia để xây dựng nên, việc trùng tu bây giờ cũng phải huy động từ nhiều nguồn lực quốc gia. Việc đầu tư kinh phí lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội, nhiều công trình được bảo tồn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, người dân sớm ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, sự tham gia của xã hội sẽ tạo môi trường kinh doanh năng động, nhiều sản phẩm mới được khai thác.

Lô cốt từ thời chiến ngay sát cửa An Hòa (phía Bắc). 
Lô cốt từ thời chiến ngay sát cửa An Hòa (phía Bắc).

Ở Thừa Thiên - Huế từ trước đến nay, việc giải tỏa di tích đều được tiến hành cẩn trọng, được sự đồng thuận của người dân, nên theo tôi, tỉnh sẽ không có tình trạng nhượng bộ quyền lợi kinh tế cho các nhà đầu tư mà ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng, mọi việc phải tuân theo pháp luật.

Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và khai thác di tích cố đô.

Các di tích được tu bổ, tôn tạo, khai thác bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo vệ, giữ gìn tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.

Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ nguồn lực từ trung ương cũng như cần có những chính sách, cơ chế đặc thù sẽ thúc đẩy đề án triển khai có kết quả nhanh hơn. Theo tôi, chúng ta đã có những vùng kinh tế trọng điểm thì về văn hóa cũng cần có những vùng trọng điểm để ưu tiên trùng tu.

Ông có thể cho biết, sau khi thực hiện xong đề án này, diện mạo Kinh thành Huế sẽ ra sao? Và địa phương có phương án khai thác hiệu quả về mặt kinh tế như thế nào?

Đề án sau khi thực hiện xong sẽ tạo ra sự hoàn chỉnh cả về kiến trúc truyền thống và cả đô thị văn minh. Đối với các công trình di tích thuộc khu vực Kinh thành Huế, sau khi di dời dân cư thì triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo hoặc phục hồi theo các yếu tố gốc trên cơ sở khai thác các tư liệu lịch sử và kết quả khảo cổ học.

Những năm tới sẽ tổ chức dịch vụ khai thác tuyến du lịch Thượng thành và tham quan đời sống người dân Thành Nội: trước mắt tổ chức trưng bày toàn bộ tuyến Thượng thành như một hệ thống phòng thủ kiên cố thời quân chủ, các chứng tích chiến tranh.

Điểm nhấn là Quan Tượng đài (Nam Đài) ở góc Tây Nam Thượng thành, nơi có thể trưng bày, giới thiệu về cơ quan đặc biệt này (là trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, xem ngày tốt xấu... của Khâm Thiên Giám trước đây).

Tổ chức các tour du lịch theo tuyến phòng lộ và tuyến đường thủy. Trong Đề án cũng sẽ trả lại diện mạo cho Quốc Tử Giám - trường đại học tại Kinh đô Huế để làm nơi trưng bày và tái hiện không gian học tập dưới triều Nguyễn.

Xây nhà ở thượng thành có cả cầu thang đi lên - đường Ông Ích Khiêm, khu vực Đông Nam giữa cửa Thượng Tứ và cửa Đông Ba. 
Xây nhà ở thượng thành có cả cầu thang đi lên - đường Ông Ích Khiêm, khu vực Đông Nam giữa cửa Thượng Tứ và cửa Đông Ba.

Việc bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích đàn Xã Tắc nhằm phục dựng lễ tế Xã Tắc hàng năm, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường và phục hồi nghi lễ quốc gia cho cộng đồng cùng tham gia, thêm một điểm tham quan du lịch hấp dẫn trong khu vực Kinh thành.

Ngoài ra, di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải và các công trình kiến trúc được bố trí bên trong là một trong những địa điểm danh thắng tiêu biểu của Huế và nơi hình thành Thư viện Hoàng Cung, các khu vực sẽ được tiếp tục hình thành như: Ngự Y, các khu vườn ngự cũng sẽ dần phục hồi. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ tạo nền tảng để phát huy một số hoạt động nghi lễ hoàng gia triều Nguyễn...

Một số mặt nước, các khoảng không gian cây xanh mà tỉnh đã kiên quyết giữ gìn hàng chục năm qua sẽ được ưu tiên, chỉnh trang cải tạo, đây là những chuẩn mực quan trọng trong đời sống đô thị Huế.

Việc giữ gìn các giá trị này sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và là điểm tham quan hấp dẫn; nhiều không gian văn hóa làng nghề, ẩm thực sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm trong quá trình phát triển du lịch và trong các kỳ tổ chức Festival.

Để Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế” thành công, phải có sự đồng thuận của toàn xã hội, quyết tâm của cả hệ thống cấp ủy, chính quyền, đồng thời rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ nguồn lực từ Chính phủ...

Duy Thông - Theo Người đô thị

bài liên quan
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
TP.HCM mời gọi đầu tư khu phức hợp Đầm Sen

TP.HCM mời gọi đầu tư khu phức hợp Đầm Sen

UBND quận 11 cho biết địa phương đang phối hợp với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch khu phức hợp Đầm Sen để mời gọi đầu tư dự án này.
Cắt bướu, bảo tồn thận cho nam bệnh nhân có thận độc nhất

Cắt bướu, bảo tồn thận cho nam bệnh nhân có thận độc nhất

Bẩm sinh chỉ có một thận, lại có bướu thận phát triển trên thận độc nhất, ông B.X.B (51 tuổi, Bến Tre) đã được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân điều trị bằng phương pháp cắt bướu bảo tồn thận.
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
TP.HCM và Công ty Nikken Sekkei mở rộng cơ hội hợp tác

TP.HCM và Công ty Nikken Sekkei mở rộng cơ hội hợp tác

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường khẳng định, TP.HCM sẽ tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với Nikken Sekkei nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong các chương trình mục tiêu phát triển của TP.HCM.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Đồng Nai: Nam sinh bị đâm trọng thương ngay trước cổng trường

Đồng Nai: Nam sinh bị đâm trọng thương ngay trước cổng trường

Sau khi tan học, em N.N.M.A bị một nhóm đối tượng có mang theo hung khí tấn công trước cổng trường THPT Tân Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
TP.HCM: Bắt nhóm đối tượng lừa đảo qua hình thức dịch vụ giao hàng thu hộ tiền

TP.HCM: Bắt nhóm đối tượng lừa đảo qua hình thức dịch vụ giao hàng thu hộ tiền

Công an quận 11 phối hợp Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Công an quận Tân Phú TP.HCM vừa bắt giữ 56 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền.
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Lực lượng chức năng Công an TP Đà Nẵng vừa triệt phá thành công ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý được nguỵ trang hết sức tinh vi.
Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã có hành vi nâng khống giá trị các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thiết bị văn phòng để lấy tiền chi các khoản ngoài quy định nhà nước.
Bắt giữ hai đối tượng giết người, tạo hiện trường giả thành vụ tai nạn giao thông

Bắt giữ hai đối tượng giết người, tạo hiện trường giả thành vụ tai nạn giao thông

Sau khi gây ra án mạng, hai đối tượng đã đưa nạn nhân ra lề đường và tạo thành hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Cả hai đối tượng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ sau 6 giờ gây án.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng với người lạ trên không gian mạng.
Bắc Giang: Khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch UBND thị trấn An Châu và kế toán

Bắc Giang: Khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch UBND thị trấn An Châu và kế toán

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sơn Động đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can đối với ông Nguyễn Văn Quang và bà Vi Thị Thắm.
Hà Nội: Mổ đẻ thành công cho bé gái nghi bị xâm hại tình dục ở xã Tam Hiệp

Hà Nội: Mổ đẻ thành công cho bé gái nghi bị xâm hại tình dục ở xã Tam Hiệp

17h30 ngày 17/4/2024 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bé gái tên Đ.T.N.L 12 tuổi ngụ tại Thanh Trì, Hà Nội đã sinh hạ thành công một bé trai nặng 3kg bằng phương pháp mổ đẻ. Cháu L sinh con vì nghi bị xâm hại tình dục từ năm 2023, nhưng cho đến nay hung thủ vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Lâm Đồng: Bắt nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án

Ngày 16/4, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an huyện Đơn Dương đã bắt giữ Nguyễn Thanh Hưng (ngụ thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại địa phương.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.