Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 19 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 19°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Đã giải phóng sức dân, cần giải phóng sức Nhà nước

Văn hóa
10/12/2018 14:18
aa
Việc thực hiện mục tiêu Dân giầu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh đã đặt ra yêu cầu phải giải phóng sức Nhà nước tương xứng với sức dân đã được giải phóng.


LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Ngày 22/10/2016 tại buổi thảo luận tổ của Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Nếu vẫn vở cũ chép lại thì khó thành công”. Sau phát biểu này, trong hai năm 2017-2018, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được một số thành tựu mới.

Tuy nhiên, những tồn tại, khó khăn, thách thức dai dẳng của nền kinh tế vẫn hiển hiện từng ngày, từng giờ cho thấy vở cũ vẫn tự diễn. Đã đến lúc không thể chỉ chép lại vở cũ mà phải thay thế bằng một vở mới để nền kinh tế Việt Nam phát triển được tới mức hùng cường. Đây là một đại vấn đề mà tôi mong đóng góp ý kiến của mình, trước hết là về giải phóng sức nhà nước.

Cổ nhân đã dạy “Đẩy thuyền là nước, lật thuyền cũng là nước” - nước ở đây là sức dân. Sức dân yếu là do gặp nhiều trở lực. Nếu trở lực được gạt bỏ thì sức dân được phục hồi, mạnh lên.

Sức Nhà nước thông thường đều xuất phát từ sức của nền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đặc biệt, đối với Việt Nam, sức nhà nước còn có một nền tảng quan trọng khác, đó là việc Nhà nước được giao “làm đại diện chủ sở hữu toàn dân”.

Sức dân được giải phóng sau Đổi mới đã làm cho nền kinh tế phát triển nở rộ
Sức dân được giải phóng sau Đổi mới đã làm cho nền kinh tế phát triển nở rộ

Sức dân đã được giải phóng và đã tới ngưỡng

Năm 1986, Việt Nam chính thức khởi động công cuộc Đổi Mới, trong đó nổi bật nhất là giải phóng sức dân. Tới nay, sau 32 năm, việc giải phóng này đã thu được nhiều thành tựu lịch sử, trong đó đáng kể nhất là đã xóa được đói về căn bản, đã giảm được nghèo vượt mục tiêu thiên niên kỷ, đã đưa thu nhập bình quân/đầu người đạt mức trung bình (thấp) của thế giới, đã hình thành nửa triệu doanh nghiệp tư nhân và nhiều triệu hộ kinh tế gia đình của người Việt hoạt động trong nền kinh tế…

Sức dân được giải phóng đã làm cho gần trăm triệu người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hiện đang sở hữu một khối tài sản tài chính khổng lồ. Dù chưa có số liệu thống kê về tổng tài sản đó, nhưng nhiều phần của nó đã lộ diện trong đời sống kinh tế - xã hội.

Rõ ràng nhất là mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ đồng do dân đóng thuế cho nhà nước; nhiều tỷ đô la từ người Việt Nam ở ngoài nước gửi về trong nước; cả triệu tỷ đồng nhàn rỗi do dân gửi vào ngân hàng tiết kiệm; nhiều trăm tấn vàng đang thuộc sở hữu của người dân; vô vàn tỷ đồng do dân bỏ ra để tự cứu mình khi thiên tai ập đến; và còn những số tiền không tính nổi của những tài sản trí tuệ, tài sản thương hiệu…

Nhờ giải phóng sức dân, Việt Nam đã có những tỷ phú đô la trong danh sách doanh nhân thành đạt tầm thế giới.

Nhưng sức dân được giải phóng chỉ đến chừng mực đó, đã chững lại. Mỗi năm, có trên dưới trăm nghìn doanh nghiệp ra đời thì cũng có nhiều chục nghìn doanh nghiệp đuối sức, bị thị trường đào thải.

Trong khi đó, tỷ phần doanh nghiệp nước ngoài trong tổng sản phẫm quốc nội vẫn tăng dần qua các năm. Trên thực tiễn, sức của doanh nghiệp nội vẫn đang bị lấn át bởi doanh nghiệp ngoại.

Sức Nhà Nước quá lớn chờ giải phóng

Có một sự thật đã trở thành hiển nhiên trong nền kinh tế nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, đó là tuyệt đại bộ phận những tài sản quan trọng của nền kinh tế đều đã được tập trung cho Nhà nước thống nhất quản lý và làm đại diện chủ sở hữu.

Đây là một quá trình đã tiếp diễn liên tục ở mọi cấp độ, mà cao nhất là từ tất cả các Hiến pháp của nước ta, trong đó: Đặt nền móng cho thể chế dân chủ cộng hòa của đất nước (Hiến pháp năm 1946); Ban hành định chế về sở hữu toàn dân (Điều 11 Hiến pháp năm 1959); Mở rộng sở hữu toàn dân bao phủ hầu hết các loại tài sản quan trọng trong nền kinh tế (Điều 19 Hiến pháp năm 1980, Điều 17 Hiến pháp năm 1992); Giao Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu toàn dân (Điều 63 Hiến pháp năm 2013).

Rõ ràng rằng Nhà nước đã và đang nắm trong tay những khối tài sản cực lớn của nền kinh tế. Với số tài sản đó, Nhà nước mới chỉ trực tiếp sử dụng đôi chút để tự mình kinh doanh (trong khối kinh tế nhà nước), hoặc cho thuê (trong khối kinh tế ngoài nhà nước). Nhờ đôi chút tài sản được đưa vào nền kinh tế như vậy mà việc giải phóng sức dân được thực hiện như đã thấy.

Kết quả là đất nước đã gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình (thấp) trên thế giới, nhưng nhiều năm nay đã không đủ lực để thoát ra khỏi “cái bẫy” của loại thu nhập này. Dân chưa giầu là vì chưa được tăng thêm sự tiếp cận với khối tài sản to lớn do Nhà nước đang nắm giữ hoặc đang trực tiếp sử dụng với hiệu quả thấp.

Vậy là, trong khi Nhà nước tiến hành giải phóng sức dân thì chính “sức” Nhà nước với khối tài sản to lớn do làm đại diện chủ sở hữu lại chưa được giải phóng tương xứng, trong đó dễ thấy nhất là:

Thứ nhất, tài sản doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lên đến nhiều triệu tỷ đồng. Trải qua hơn hai thập kỷ thực hiện chủ trương sắp xếp lại DNNN theo hướng thu hút vốn xã hội theo các phương thức cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê DNNN, nhưng cho đến nay, bán thì chưa được bao nhiêu, khoán thì đếm được trên đầu ngón tay, cho thuê thì không có gì đáng kể.

Riêng cổ phần hóa thì về hình thức, thành tựu được xem là khích lệ vì đã có tới trên dưới 80% tổng doanh nghiệp trong danh sách đã được cổ phần hóa, nhưng về giá trị tài sản thì số cổ phần hóa chỉ đạt trên dưới 10% tổng tài sản DNNN. So với vốn xã hội do sức dân đã được giải phóng thì tài sản DNNN được giải phóng như vậy là quá thấp.

Thứ hai, đất ruộng giao cho hộ nông dân sử dụng theo hạn điền, trong hạn 20 năm, với thị trường đất nông nghiệp quá hạn hẹp. Cả “3 cái hạn đó” đã tỏ rõ sự lạc hậu trên thực tiễn, nhưng vở cũ này vẫn tiếp diễn. Sức dân đã lớn, họ đã xé rào để thử làm vở mới ở nhiều xã, huyện, tỉnh, với kết quả còn chưa được nhân rộng.

Thứ ba, rừng và đất rừng giao cho hộ làm lâm nghiệp đã không được thực hiện đầy đủ. Trên thực tiễn, tại khu vực miền núi và trung du phía Bắc, dân cần đất và rừng nhưng loại tài sản này đã từ chối dân. Nhiều vạn người đã tự phát di cư vào Tây nguyên để tự kiếm rừng và đất rừng làm nông lâm nghiệp. Rừng tự nhiên trên cả nước đã bị xóa về căn bản.

Sức kinh tế của tài sản rừng và đất rừng đã suy giảm và tiếp tục bị ngăn cách với thị trường, nhưng lại thích hợp với “thị trường đen”, vượt qua cả lệnh đóng cửa rừng của Thủ tướng.

Thứ tư, đất ở đối với trên 20 triệu hộ gia đinh nông thôn và đô thị được bao cấp (giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài theo hạn mức và không phải trả tiền) phù hợp với các tầng lớp dân nghèo. Nay tầng lớp giầu và trung lưu đang tăng nhanh, họ có nhu cầu nhiều hơn về đất để xây biệt thự, nhà ở khang trang.

Do Nhà nước không đáp ứng cho nhu cầu này, họ đều phải tìm đến các loại “cò đất”. Ở đó, đất nông nghiệp được Nhà nước thu hồi với giá đền bù phi thị trường để giao cho đơn vị kinh doanh bất động sản. Những đơn vị này tiến hành phân lô bán nền theo giá thị trường với mức cao gấp trăm lần so với giá đền bù.

Từ đây, nhiều đại gia xuất hiện với bước đi đầu tiên là kinh doanh bất động sản, trong khi Ngân sách nhà nước chỉ thu được một lượng không đáng kể từ những phiên bản “phân lô bán nền” thiên biến vạn hóa.

Thứ năm, đất để đổi lấy công trình ra đời từ những năm đầu của thời kỳ Đổi Mới. Phương thức kinh tế hiện vật này thích hợp khi cả hai bên (Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nươc) đều còn đuối sức về tài chính. Nhưng từ sau những năm 2000, sức tài chính của dân và nhà nước đều đã tăng lên nhiều lần so với đầu kỳ Đổi Mới, nên phương thức đổi đất lấy công trình đáng lẽ phải được kết thúc sớm ngay trong thập niên đó.

Nhưng tới nay, vở cũ này vẫn tiếp diễn làm cho đất đai tuy được chu chuyển trong nền kinh tế, nhưng giá trị đầy đủ của nó lại rơi vào hầu bao của các nhóm lợi ích khi giá đất được kìm rất thấp, trong khi giá công trình lại được kích lên tăng vọt. Tài sản đất đai bị “ăn cắp” tại mỗi công trình đổi đất này nhỏ là vài ha, lớn là hàng trăm ha tức là ngang bằng đất của cả một xã ở đồng bằng sông Hồng.

Ngoài những thứ dễ thấy trên đây thì còn nhiều thứ khó thấy chưa nêu được. Tuy nhiên, tựu trung lại, sức Nhà nước về mặt tài sản (do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu) hiện đang như nước đã tích đầy hồ đập thủy điện. Không thể tiếp tục để tồn đọng hoặc thất thoát thêm, đã tới lúc nước trên đập cần được giải phóng, xả vào đúng nơi cần xả, đó là các tuyếc bin đang khát nước để phát điện cung cấp năng lượng dồi dào cho nền kinh tế.

Vở mới

Việc tìm vở mới cho giải phóng sức Nhà nước tương xứng với giải phóng sức dân không hề dễ dàng. Tuy nhiên, thật may mắn, chính hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện cần và đủ để tìm ra vở mới này.

Những điều kiện đó đã được tích tụ suốt nhiều thập kỷ qua, nay đã chín muồi để vở mới sẵn sàng được công diễn. Trong đó, điều kiện cốt yếu nhất là sự khẳng định và thực hiện nhất quán định chế tổng thể của nền Chính trị - Kinh tế - Xã hội nước ta, đó là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Nhà nước “quản lý” như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, đó là Nhà nước “kiến tạo”. Việc thực hiện mục tiêu Dân giầu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh đã đặt ra yêu cầu phải giải phóng sức Nhà nước tương xứng với sức dân đã được giải phóng.

Vậy yêu cầu này cần được đáp ứng bằng kiến tạo nào? Nội dung này xin được trình bày tại phần sau.

TS. Đinh Đức Sinh

bài liên quan
Không ngừng đổi mới sáng tạo

Không ngừng đổi mới sáng tạo

Bước vào tháng 2/2024, nhìn lại tháng đầu năm, có những yếu tố thuận lợi như nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các chỉ số tương đối tốt. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.
Công tác lập pháp mang đậm dấu ấn đổi mới

Công tác lập pháp mang đậm dấu ấn đổi mới

Năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bám sát thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo, chủ động, linh hoạt, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, đề cao trách nhiệm với tinh thần chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa”, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác lập pháp, cùng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, đưa đất nước ngày càng gặt hái thêm nhiều thành công.
Bộ, ngành Tư pháp: Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác

Bộ, ngành Tư pháp: Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác

Năm 2023 Bộ, ngành Tư pháp đã thực hiện theo đúng phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” của Chính phủ, tiếp tục có nhiều đổi mới, quyết liệt, kịp thời, nhờ đó đạt nhiều kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực công tác.
Huyện Trảng Bom 20 năm “chuyển mình” đổi mới

Huyện Trảng Bom 20 năm “chuyển mình” đổi mới

Huyện Trảng Bom sau 20 năm tách ra từ huyện Thống Nhất, đã nhanh chóng khẳng định vị thế, vươn mình trở thành huyện công nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
Tuyển Việt Nam và ván cờ... trên giấy của thầy Park

Tuyển Việt Nam và ván cờ... trên giấy của thầy Park

HLV Park Hang Seo vẫn đang tìm, tính toán về nhân sự, lối chơi cho tuyển Việt Nam, nhưng đây cũng chỉ là ván cờ... trên giấy của chiến lược gia người Hàn Quốc...
Những dấu hiệu trên môi cảnh báo bệnh nguy hiểm

Những dấu hiệu trên môi cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nút khóe miệng, môi xanh, nhợt nhạt, môi nổi mụn hoặc đốm đen là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn cần lưu ý.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng yêu cầu rà soát, bãi bỏ các chứng chỉ không cần thiết

Thủ tướng yêu cầu rà soát, bãi bỏ các chứng chỉ không cần thiết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung.
Agribank bán đấu giá 2 tài sản bảo đảm khoản vay của Công ty Ngôi Nhà Mới

Agribank bán đấu giá 2 tài sản bảo đảm khoản vay của Công ty Ngôi Nhà Mới

Theo đó, Agribank đang rao bán 2 bất động sản là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty CPTM Ngôi Nhà Mới - doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Lã Vọng.
Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Sáng 19/3, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY
xe tai bi xe ban tai huc truc dien khi di qua nga tu

Xe tải bị xe bán tải "húc" trực diện khi đi qua ngã tư

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 3/3/2024, tại ngã tư Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một chiếc xe tải đang bấm còi cảnh báo rồi di chuyển qua ngã tư. Vài giây sau, một chiếc xe bán tải từ bên phải lao tới, tông thẳng vào hông chiếc xe này. Cú tông mạnh khiến chiếc xe bán tải bị hư hỏng nặng phần đầu. Toàn bộ diễn biến sự việc đã được camera giám sát ghi lại. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận về nhiều sự quan tâm, chú ý và ý kiến bình luận. Nhiều người đưa ra nhìn nhận về việc xe bán tải đã đi quá nhanh khi qua khu vực ngã tư dẫn đến vụ va chạm này.