Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Chuyện đau xót trong nghề báo

Góc nhìn Plus
08/08/2017 09:10
Minh Thanh
aa
Liên tiếp xảy ra các vụ nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tống tiền, khiến dư luận rất bất bình và những người làm báo có lòng tự trọng, tâm huyết với nghề phải cảm thấy đau xót, tổn thương.


Ngày 6-8, Phạm Lê Hoàng Uyển, phóng viên Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập, bị Công an TP Cần Thơ bắt quả tang đang nhận 280 triệu đồng của 2 doanh nghiệp bất động sản bị tống tiền.

Trước đó, ngày 4-8, Nguyễn Thế Thắng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, bị Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang đang nhận 45 triệu đồng của 2 người.

Trước đó nữa, ngày 22-6, Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái bắt quả tang nhận 50 triệu đồng từ một doanh nghiệp. Liên tiếp xảy ra các vụ nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tống tiền, khiến dư luận rất bất bình và những người làm báo có lòng tự trọng, tâm huyết với nghề phải cảm thấy đau xót, tổn thương.

Những nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, có hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật đều dùng những thủ đoạn tống tiền không mới và cũng chẳng có gì tinh vi. Có kẻ viết bài điều tra chống tiêu cực nhưng không đăng báo, mà đưa cho đối tượng đọc trước, để rồi ngậm miệng ăn tiền. Có kẻ tìm những chuyện sai trái, sai sót, điểm yếu của doanh nghiệp, cán bộ và cả người dân, để cưỡng ép lấy tiền chung chi. Có kẻ tận dụng các quan hệ trong hoạt động nghề báo để làm các dịch vụ chạy trường, chạy dự án, chạy nhà đất, chạy chức, chạy án…

Từ khi có báo điện tử, có kẻ kiếm tiền bất chính bằng phương thức hứa can thiệp gỡ các bài bất lợi cho đối tượng đã đăng trên báo điện tử. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng đã chỉ rõ hiện tượng và phương thức tiêu cực: Có những phóng viên các cơ quan báo chí liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh hội đồng” doanh nghiệp bằng cách thức “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” - nghĩa là sáng đăng bài, trưa được mời đi nhậu, nhận phong bì và chiều về gỡ bài.

“Nhà báo” là một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng. Vậy mà thật đau lòng khi giờ đây lại có những nhà báo vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tha hóa đến mức lưu manh. Đây là vấn đề cần phải nghiêm túc mổ xẻ để chỉnh đốn đội ngũ. Hiện nay, với việc ra đời quá nhiều cơ quan báo chí, nên đầu vào tuyển dụng nhân sự phóng viên không được sàng lọc kỹ càng. Không ít cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản buông lỏng việc rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và tinh thần cống hiến của người làm báo. Trong khi đó lại thiếu các giải pháp phòng chống tiêu cực kiên quyết và hữu hiệu; có những kẽ hở pháp luật và sơ hở trong quản lý cán bộ - phóng viên. Điều đáng lo ngại là có những báo mạng ra đời chỉ với mục đích khai thác quảng cáo, phóng viên không sống bằng lương và nhuận bút, mà được buông thả cho tự quơ quào kiếm tiền bằng xin xỏ, vòi vĩnh, viết thuê, nên dễ sa vào hành vi bất chính.

Nghề báo là nghề đặc biệt, hoạt động không bị quản lý chặt chẽ về giờ giấc, đi lại, giao tiếp, do vậy kỷ cương, kỷ luật của cơ quan báo chí không đủ chi phối hết được mọi hành vi, lĩnh vực hoạt động của phóng viên trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều tác động tiêu cực, kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, vậy mà vẫn có rất nhiều nhà báo không chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Chính là do họ đã trui rèn nhân cách, có lòng tự trọng, có ý thức nói không với cái xấu. Cùng với nguyên tắc sống tuân thủ pháp luật, từng nhà báo đề cao ý thức sống có đạo đức, có lòng tự trọng, có lương tâm, để không làm điều xấu - cho dù không ai thấy, không ai biết, có thể qua mặt được pháp luật, có thể dễ dàng vụ lợi.

Cuối năm 2016 Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là những nội dung rất đúng đắn, cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong giới báo chí. Từng cơ quan báo chí nên quan tâm giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện 10 điều này để từng cán bộ - phóng viên thấm nhuần sâu sắc; tự giác thực hiện bổn phận và nguyên tắc hành nghề; thực hiện lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Ngày 6-8, Phạm Lê Hoàng Uyển, phóng viên Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập, bị Công an TP Cần Thơ bắt quả tang đang nhận 280 triệu đồng của 2 doanh nghiệp bất động sản bị tống tiền. Trước đó, ngày 4-8, Nguyễn Thế Thắng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, bị Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang đang nhận 45 triệu đồng của 2 người. Trước đó nữa, ngày 22-6, Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái bắt quả tang nhận 50 triệu đồng từ một doanh nghiệp. Liên tiếp xảy ra các vụ nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tống tiền, khiến dư luận rất bất bình và những người làm báo có lòng tự trọng, tâm huyết với nghề phải cảm thấy đau xót, tổn thương.

Những nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, có hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật đều dùng những thủ đoạn tống tiền không mới và cũng chẳng có gì tinh vi. Có kẻ viết bài điều tra chống tiêu cực nhưng không đăng báo, mà đưa cho đối tượng đọc trước, để rồi ngậm miệng ăn tiền. Có kẻ tìm những chuyện sai trái, sai sót, điểm yếu của doanh nghiệp, cán bộ và cả người dân, để cưỡng ép lấy tiền chung chi. Có kẻ tận dụng các quan hệ trong hoạt động nghề báo để làm các dịch vụ chạy trường, chạy dự án, chạy nhà đất, chạy chức, chạy án…

Từ khi có báo điện tử, có kẻ kiếm tiền bất chính bằng phương thức hứa can thiệp gỡ các bài bất lợi cho đối tượng đã đăng trên báo điện tử. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng đã chỉ rõ hiện tượng và phương thức tiêu cực: Có những phóng viên các cơ quan báo chí liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh hội đồng” doanh nghiệp bằng cách thức “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” - nghĩa là sáng đăng bài, trưa được mời đi nhậu, nhận phong bì và chiều về gỡ bài.

“Nhà báo” là một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng. Vậy mà thật đau lòng khi giờ đây lại có những nhà báo vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tha hóa đến mức lưu manh. Đây là vấn đề cần phải nghiêm túc mổ xẻ để chỉnh đốn đội ngũ. Hiện nay, với việc ra đời quá nhiều cơ quan báo chí, nên đầu vào tuyển dụng nhân sự phóng viên không được sàng lọc kỹ càng. Không ít cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản buông lỏng việc rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và tinh thần cống hiến của người làm báo. Trong khi đó lại thiếu các giải pháp phòng chống tiêu cực kiên quyết và hữu hiệu; có những kẽ hở pháp luật và sơ hở trong quản lý cán bộ - phóng viên. Điều đáng lo ngại là có những báo mạng ra đời chỉ với mục đích khai thác quảng cáo, phóng viên không sống bằng lương và nhuận bút, mà được buông thả cho tự quơ quào kiếm tiền bằng xin xỏ, vòi vĩnh, viết thuê, nên dễ sa vào hành vi bất chính.

Nghề báo là nghề đặc biệt, hoạt động không bị quản lý chặt chẽ về giờ giấc, đi lại, giao tiếp, do vậy kỷ cương, kỷ luật của cơ quan báo chí không đủ chi phối hết được mọi hành vi, lĩnh vực hoạt động của phóng viên trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều tác động tiêu cực, kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, vậy mà vẫn có rất nhiều nhà báo không chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Chính là do họ đã trui rèn nhân cách, có lòng tự trọng, có ý thức nói không với cái xấu. Cùng với nguyên tắc sống tuân thủ pháp luật, từng nhà báo đề cao ý thức sống có đạo đức, có lòng tự trọng, có lương tâm, để không làm điều xấu - cho dù không ai thấy, không ai biết, có thể qua mặt được pháp luật, có thể dễ dàng vụ lợi.

Cuối năm 2016 Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là những nội dung rất đúng đắn, cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong giới báo chí. Từng cơ quan báo chí nên quan tâm giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện 10 điều này để từng cán bộ - phóng viên thấm nhuần sâu sắc; tự giác thực hiện bổn phận và nguyên tắc hành nghề; thực hiện lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

bài liên quan
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Sáng 10/4, Ban Doanh nhân & Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm, tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội và các hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội). Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân & Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam (4/4/2008 - 4/4/2024).
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Ngày 10/4/2024, Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) - Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm sẽ tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội) và 23 hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm DN&PL (4/4/2008 - 4/4/2024).
Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Hải Phòng

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Hải Phòng

Ngày 1/3, Chi bộ Khối Nội dung và Chi bộ Khối Hành chính thuộc Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác Đảng tại Hải Phòng và tổ chức dâng hương, nghe giới thiệu về truyền thống lịch sử tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Bạch Đằng Giang, dâng hương tại Tượng đài nữ tướng Lê Chân.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã có những thông tin cụ thể về việc đấu giá 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.