Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 36 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 36°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Chung tay 'giữ' con chữ vùng biên ải

Pháp luật hình sự
18/01/2017 16:19
Lam Hạnh
aa
Sau 1 năm triển khai, Chương trình “Nâng bước em tới trường” của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã đỡ đầu 2.843 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, “tiếp sức” các em đến trường.


Hai em Vi Văn Thắng và Hà Văn Tuất giờ là “chiến sĩ tí hon” Đồn BP Tam Chung.
Hai em Vi Văn Thắng và Hà Văn Tuất giờ là “chiến sĩ tí hon” Đồn BP Tam Chung.

Những “chiến sĩ tí hon” của đơn vị

Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo ở đâu cũng khó khăn, vất vả. Họ chủ yếu sống bằng việc phát rẫy, làm nương, thu nhập bấp bênh, nhất là khi gặp hạn hán, lũ quét...

Theo phong tục, tập quán, một số dân tộc vẫn sống du canh, du cư nên con đường đến trường của những đứa trẻ dân tộc rất gian nan. Khi kinh tế gia đình khó khăn, nhiều bậc cha mẹ cho con nghỉ học. Tỷ lệ bỏ học giữa chừng ở vùng dân tộc thiểu số khá cao. Những đứa trẻ thất học phải ở nhà làm thuê, chăn bò, làm rẫy. May mắn, nhiều đứa trẻ đã được BĐBP đón về đồn chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thượng tá Phan Đình Thành - Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai tâm sự: “Mỗi khi xuống các làng công tác, hình ảnh những đứa trẻ Ja Rai đen nhẻm, tóc râu ngô lăn lóc chơi đùa trên sân đất hoặc rụt rè khi nhìn thấy khách lạ... khiến tôi trăn trở và thấy phải làm gì đó để giúp các em được đến trường và không bỏ học...”.

Khi đó, để ngăn chặn tình trạng học sinh dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Trần Phú và Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi, xã Ia Dom bỏ học, Thượng tá Thành cùng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã “xắn tay” vào cuộc. Đầu năm 2012, Đồn Lệ Thanh đã xây dựng kế hoạch tổ chức đỡ đầu học trò nghèo xã Ia Dom báo cáo lên Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai.

Được cấp trên ủng hộ, những người lính biên phòng đã tỏa xuống các làng điều tra, thống kê danh sách những đứa trẻ Ja Rai con gia đình khó khăn hoặc mất cha, mất mẹ đã và sắp bỏ học.

Sau đó, cán bộ đồn báo cáo địa phương, vận động cha mẹ đồng ý cho đón các cháu về đồn, tổ chức nuôi ăn học. Về kinh phí nuôi các cháu, mỗi tháng, cán bộ chỉ huy đồn góp 300.000 đồng, sĩ quan hưởng lương góp 200.000 đồng.

Giữa năm 2012, tổng kết đợt đầu, số tiền do anh em đóng góp được hơn 15 triệu đồng, Đồn Lệ Thanh đã đưa được 9 em là học sinh của Trường Tiểu học Trần Phú và THCS Nguyễn Trãi về đơn vị nuôi dưỡng.

Nhiều em đã nghỉ học nhiều ngày, có em sắp rời trường lớp do gia đình khó khăn. Khi được đón về đồn, tất cả các em đều được bộ đội hướng dẫn làm vệ sinh cá nhân, chỉ dạy cách xưng hô và tập sinh hoạt... như những “chiến sĩ tí hon” của đơn vị.

Ngoài 9 cháu học sinh này, đơn vị còn đỡ đầu 2 học sinh Campuchia, duy trì bếp ăn tình thương tại đồn, phục vụ 14 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồn Lệ Thanh đã xây dựng một dãy nhà gỗ khang trang, vừa đủ rộng cạnh đơn vị để bố trí làm nhà ăn, phòng nghỉ, góc học tập ngoài giờ... cho các cháu.

Bộ đội ăn gì thì các cháu cũng được ăn như thế. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho bếp ăn từ thiện của các cháu ngang bằng mức ăn của bộ đội, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã đẩy mạnh tăng gia, sản xuất.

Đồn BP Tam Chung, BĐBP Thanh Hóa hiện cũng đang đỡ đầu, nuôi dưỡng 2 trẻ em nghèo là Vi Văn Thắng và Hà Văn Tuất - những đứa con nuôi của đồn biên phòng như bà con vẫn gọi như thế. Nhà nghèo, bố nghiện ma túy rồi qua đời vì căn bệnh thế kỷ AIDS cách đây 4 năm nên Vi Văn Thắng (SN 2006, ở bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát) bị mọi người xa lánh, kỳ thị. Khi mẹ Thắng bỏ nhà về quê ngoại ở Sơn La, em phải chuyển về sống cùng bác ruột và ông nội. Gia đình bác cũng nghèo xơ xác nên ngoài bữa đói, bữa no, Thắng không được đến trường.

Hà Văn Tuất (SN 2006) cũng ở bản Poọng và cùng chung hoàn cảnh với Thắng. Bố Tuất bị AIDS mất năm 2012. Mẹ Tuất vì sự kỳ thị, xa lánh của người trong bản nên khăn gói đi làm ăn xa, thỉnh thoảng mới về. Tuất sống cùng chị gái và bà nội già yếu. Để “tiếp sức” các em đến trường, xóa bỏ mặc cảm về sự kỳ thị của mọi người, Đồn BP Tam Chung đã quyết định nhận Thắng và Tuất về nuôi trong đơn vị.

Thời kỳ đầu, do còn lạ lẫm, lại nhớ nhà, nên cả hai cứ nằng nặc đòi về, không được thì các cháu trốn khỏi đơn vị, băng rừng về nhà. Sau được các chú BĐBP thường xuyên gần gũi, chăm sóc, dạy bảo, dần dần các cháu đã hòa nhập tốt với cuộc sống mới trong môi trường quân đội, biết tự chủ trong sinh hoạt, tự giác đi tắm, lên bếp ăn cơm khi có kẻng, tự giác học bài... Mỗi khi nhớ nhà, các em được cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đưa về thăm ông, thăm bác.

“Tiếp sức” học sinh nghèo đến trường

Thượng tá Đặng Hồng Quân - Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Cao Bằng chia sẻ: “Với quỹ “Nâng bước em đến trường”, chúng tôi muốn chia sẻ khó khăn của các em học sinh tại địa bàn biên giới, hỗ trợ, giúp đỡ các em có đủ điều kiện đến trường học tập, rèn luyện, qua đó, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh.

Việc thực hiện chương trình cũng là sự tri ân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP với đồng bào các dân tộc khu vực biên giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ BĐBP Cao Bằng với đồng bào dân tộc trên biên giới.

Chúng tôi hy vọng các em sẽ trở thành công dân tốt, phát triển thành cán bộ cốt cán của địa phương và sẽ tiếp nối truyền thống của ông cha đi trước, cùng BĐBP tích cực bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc”.

Từ sự chung tay “giữ” cái chữ nơi vùng biên giới của BĐBP toàn quốc, đã có hàng nghìn mảnh đời bất hạnh được “tiếp sức” đến trường. Em Lý Đức Quyền (học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Hoành Mô 2, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) bị bệnh máu trắng, là một trong 12 học sinh được Đồn BPCK Hoành Mô, BĐBP Quảng Ninh nhận đỡ đầu với số tiền hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng. Khi 7 tháng tuổi, Quyền phát bệnh.

7 năm qua, đều đặn hàng tháng, em phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh truyền máu. Mỗi lần như vậy là bố mẹ em phải “giật gấu, vá vai”, chạy vạy khắp nơi lo tiền chữa trị. Cuộc sống của gia đình em chồng chất khó khăn. Tuy bệnh tật, hoàn cảnh như vậy nhưng Quyền học rất giỏi, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

Em Điểu Nghĩa (SN 2004, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) là người S’tiêng. Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, 3 anh em Nghĩa được cô ruột nuôi dưỡng, tuy nhiên, gia cảnh người cô cũng chẳng khấm khá gì.

Năm 2014, khi biết Nghĩa sắp bỏ học, cán bộ Đồn BP Đắc Ơ, BĐBP Bình Phước đã đến động viên, giúp đỡ em về sách vở và hỗ trợ mỗi tháng 50kg gạo.

Năm 2016, Đồn bắt đầu hỗ trợ em mỗi tháng 500 nghìn đồng cho đến khi em học hết lớp 12. Sự động viên, giúp đỡ kịp thời của những người lính mang quân hàm xanh đã tạo động lực cho Nghĩa vươn lên trong học tập. Em luôn được xếp vào tốp khá của lớp.

Còn Hoàng Văn Truyền (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Nam Tuấn, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) là một trong số 16 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Đồn BPCK Trà Lĩnh, BĐBP Cao Bằng đỡ đầu. Sau khi người vợ đầu bị bệnh qua đời, bố Truyền - anh Hoàng Văn Liêm lấy vợ lần hai và sinh ra Truyền.

2 năm trước, mẹ Truyền lại qua đời vì bạo bệnh, bố em sống cảnh “gà trống nuôi con”, nghề bốc vác bữa đực, bữa cái của người cha không nuôi nổi 3 miệng ăn, gia cảnh túng quẫn. Không để Truyền lỡ dở chuyện học, những người lính Đồn BPCK Trà Lĩnh đã trích lương mua sách vở, quần áo, đồ dùng học tập cho em.

Hàng tháng, các anh đều trao đổi với nhà trường về tình hình học tập của Truyền. Biết ơn những người lính biên phòng, Truyền luôn chăm chỉ học hành.

Được đến trường là mơ ước của nhiều em nhỏ vùng biên, trong đó có em Thị Nheng (SN 2005, ở ấp 8C, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, Bình Phước). Mẹ Nheng mất từ khi em còn nhỏ. Gia đình em sống trong một túp lều, xung quanh che chắn bởi những tấm bạt rách. Nhà nghèo, cha bị bệnh nặng, bác sĩ bó tay, bệnh viện trả về, đang học lớp 5 Nheng bỏ học, hàng ngày, ngồi đút từng muỗng cháo loãng cho cha. Em chỉ mong có cơm ăn no bụng.

Cha Nheng buồn tủi vì nhà không có tấc đất cắm dùi, bà nội đã già yếu, rồi lo nghĩ thắt ruột khi cả hai người nằm xuống, Nheng sẽ ra sao? “Chết đuối vớ được cọc”, cha Nheng vui mừng vô hạn khi biết Đồn BPCK quốc tế Hoa Lư, BĐBP Bình Phước nhận đỡ đầu, lo cho em được đi học. Hiện Nheng đang học lớp 6. Bây giờ em không mong đủ cơm ăn nữa mà mong muốn học thật giỏi để sau này làm cô giáo, giúp đỡ các bạn nhỏ không có điều kiện đến trường.

Sau khi được Đại tá Nguyễn Xuân Bắc - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống Ma túy và Tội phạm BĐBP nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng, em Vàng Thị Pó (ở thôn Sán Trồ, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) - học sinh lớp 7, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Bát Đại Sơn đã cảm kích gửi thư cho vị Đại tá cảm ơn.

Trong thư có đoạn: “Cháu thật sự may mắn và hạnh phúc khi được Quỹ “Nâng bước em đến trường” của BĐBP giúp đỡ. Với cháu, đây không chỉ là động lực về vật chất mà còn là niềm an ủi lớn lao về tinh thần để cháu vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Bố cháu mất từ khi cháu học lớp 2. Mất bố là nỗi mất mát lớn nhất trong cuộc đời cháu nhưng không dừng lại ở đó, nỗi đau nối tiếp nỗi đau.

Sau khi bố mất, chị cả yêu quý của cháu thấy mẹ cháu một mình không thể lo cho 5 chị em cháu được nên đã bỏ học để giúp mẹ làm việc nhà, lo cho các em ăn học. Hiểu được nỗi cơ cực của mẹ và số phận của mình nên cháu luôn cố gắng vươn lên trong học tập, giành được nhiều thành tích.

Bên cạnh những số phận không may mắn như cháu luôn có những tấm lòng nhân ái, đó chính là bác và các thầy cô. Tuy công việc bận rộn nhưng bác vẫn quan tâm sâu sắc đến cháu, đã dành tặng cháu món quà vô cùng ý nghĩa này. Cháu cảm động và biết ơn bác rất nhiều!

Quỹ “Nâng bước em đến trường” sẽ giúp cháu trang trải việc học tập, giúp cháu tin vào bản thân mình, vào tương lai phía trước. Cháu hứa sẽ luôn học hết sức mình, biến nỗi đau thành hành động để không phụ tấm lòng của bác”.

Từ một phong trào do thanh niên BĐBP triển khai năm 2014, ngày 18/1/2016, Bộ Tư lệnh BĐBP đã phát động toàn thể cán bộ, chiến sĩ tham gia Chương trình “Nâng bước em tới trường”, nâng tầm chương trình thành hoạt động trọng tâm của cả lực lượng BĐBP. Hết năm 2016, chương trình đã đỡ đầu 2.843 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài nước, trong đó có 19 em được nuôi dưỡng tại đồn biên phòng, 73 học sinh Lào và 88 học sinh Campuchia. Mỗi em được hỗ trợ mỗi tháng 500 nghìn đồng cho tới khi học hết lớp 12. Ngoài ra, các đơn vị BĐBP còn vận động các tổ chức xã hội xây dựng, sửa sang trường, lớp học, tặng dụng cụ học tập, xe đạp, quần áo cho học sinh nghèo trên địa bàn.

bài liên quan
Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới phát triển kinh tế

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới phát triển kinh tế

Không chỉ tập trung xây dựng đơn vị và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia, những năm qua, Bộ đội Biên phòng các tỉnh bắc Tây Nguyên còn tích cực, chủ động giúp đỡ người dân các dân tộc vùng biên giới phát triển kinh tế. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, tình đoàn kết quân dân củng cố, bền chặt.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hà Tĩnh: Xử lý 9 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập

Hà Tĩnh: Xử lý 9 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập

Sở Y tế Hà Tĩnh phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 9 cơ sở, trong đó phạt tiền: 7 cơ sở; Đình chỉ hoạt động 2 cơ sở do chưa đảm bảo điều kiện để thực hiện khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế theo quy định.
Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Vietnam Dairy là triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa duy nhất do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Việt Nam.
Trao xe cứu thương của Đại tướng Tô Lâm tặng Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn

Trao xe cứu thương của Đại tướng Tô Lâm tặng Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn

Đây là món quà đặc biệt ý nghĩa, góp phần giúp Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh và vận chuyển cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân.
Tin bài khác
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.